“Tu râu gr’hoót moon âng đay lâng Đảng...”"VÌ LỜI HỨA CỦA MÌNH VỚI ĐẢNG..."
Thứ sáu, 00:00, 06/04/2018
Cơnh cr’liêng xa’nay ơy xay moon, t’coóh Cơ Lâu Nâm-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-manứih ơy p’ma moon bhriêl grơơ bhlâng cóh k’coong Trường Sơn-nắc ơy lấh cắh dzợ bêl 0 giờ 6 phút ra’diu 5/4, đhiệp 88 c’moo. T’coóh bil nắc đớc lơi râu hay chơợ đoọng ha bấc ơl cán bộ, đhanuôr Cơ Tu.>>
Tất lang tr’mung xoọc dzợ đha’đhâm lướt zêl penh, bhrợ đoọng ha cách mạng, mơ c’moo k’noọ 90, t’coóh cung dzợ p’zay chấc k’rong, zư đợc lâng pa choom đoọng ha văn hoá Cơ Tu lâng rơơm kiêng cắh dzợ cơnh: “Đhanuôr Cơ Tu padưr pa’xớc ha dợ dzợ nhâm tơơm ríah”

 

 


Cơnh cr’liêng xa’nay ơy xay moon, t’coóh Cơ Lâu Nâm-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-manứih ơy p’ma moon bhriêl grơơ bhlâng cóh k’coong Trường Sơn-nắc ơy lấh cắh dzợ bêl 0 giờ 6 phút ra’diu 5/4, đhiệp 88 c’moo. T’coóh bil nắc đớc lơi râu hay chơợ đoọng ha bấc ơl cán bộ, đhanuôr Cơ Tu.

Tất lang tr’mung xoọc dzợ đha’đhâm lướt zêl penh, bhrợ đoọng ha cách mạng, mơ c’moo k’noọ 90, t’coóh cung dzợ p’zay chấc k’rong, zư đợc lâng pa choom đoọng ha văn hoá Cơ Tu lâng rơơm kiêng cắh dzợ cơnh: “Đhanuôr Cơ Tu padưr pa’xớc ha dợ dzợ nhâm tơơm ríah”. Ahêê đh’rứah xơợng PV Đài p’rá Việt Nam xay moon ooy t’coóh đhị phóng sự “Tu râu gr’hoót moon âng đay lâng Đảng”.

(Nhạc)

  Vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang. T’coóh Cơ Lâu Nâm xọc xăl ma pluục k’đhơợng tr’coọ chiing nắc ting t’coọ liêm pr’hay. Apêê p’niên cóh đâu nắc lêy ma pấh ta’moóh pa choom bhiệc lêy n’toong chi’ớh. Vêy bêl, xa’nưl chiing pa’đhêy p’jấh, nắc t’coóh pa choom đoọng tr’xin j’ooi ha pêê. Đhr’nông đông gươl mưy xị cậ nắc xơợng dưr xưl p’rá cr’chăng.

  Cung lâng a’doóh Cơ Tu liêm bấc pr’hoọm pa bhrông lêy poọr chọ đhị đhi’đhưa, lêy móh mặt oom oóch, đh’riêng p’rá tưn taách liêm, cắh ngai vêy k’noọ t’coóh Cơ Lâu Nâm nắc k’noọ 90 c’moo ơy. Mưy bêl t’ngay bhiệc bhan, tết tọc lâng bêl lướt pa choom apêê p’niên nắc t’coóh vêy xập a’doóh ty chr’nắp nâu:

  Acu pa choom cóh đông gươl vel, tr’nơợp acu pa choom k’coon cu, pa choom đoọng k’coon năl gít nắc vêy pa choom đoọng ha pêê lơơng. Xang nặc acu tơợp pa choom đoọng ha cha’châu cóh vel.

Chiing, cha’gâr cóh vel xoọc đâu nắc dzợ vêy 2, 3 bộ. Lâng nâu đoo nắc bộ chiing âng t’coóh Nâm chấc k’rong zên lương đhêy hưu lêy câl đoọng ha pêê p’niên lêy pa choom. Mưy vêy apêê p’niên chắp kiêng, hân đhơ ga’lêếh ha mơ nắc cung cắh ha mơ lơi đhêy. Lớp học nâu nắc đhị bhrợ padưr bấc c’bhúh apêê múa, c’bhúh chi’ớh chiing cha’gâr Cơ Tu, lướt chi’ớh zâp ooy. A Lăng Xinh, cóh vel A Tiêng-chr’val k’noong k’tiếc Tây Giang, tu chắp kiêng xa’nưl chiing âng t’coóh nắc ha dợ chấc lêy ta moóh pa choom:

Acu kiêng n’toong nắc lêy lướt tước đông ava. Acu pa bhlâng chắp kiêng. Ava pa choom, acu t’bhlâng zư đợc pr’hoọm văn hoá âng manứih Cơ Tu zi.

(Nhạc)

Cắh vêy chấc năl mưy cr’liêng chữ, hân đhư cơnh đêếc, k’ha riêng xa’nay t’ruíh bh’lêê bh’la âng Cơ Tu, t’coóh Cơ Lâu Nâm nắc zêng năl liêm gít. T’coóh moon: “Pachoom lâng boọp p’rá a’năm”. Acu chắp kiêng, xơợng ta đui truíh xang nặc bơơn năl liêm gít”. Apêê p’niên, apêê n’đoo cung chắp kiêng đh’riêng p’rá âng t’coóh. Đợ râu liêm chr’nắp văn hoá ty chr’nắp lalay âng manứih Cơ Tu bơơn t’coóh đui truíh liêm gít. Cắh năl ha bêl apêê nắc ting chắp kiêng, tự hào lấh mơ ooy tơơm ríah. A Lăng Thị Bình Minh tu chắp kiêng pr’múa da dặ âng t’coóh pa choom, nắc t’bhlâng lêy pa choom đợ mơ choom:

Pấh pa choom cóh lớp học âng ava, acu nắc năl gít lấh mơ ooy pr’múa da dặ âng zi. Acu lêy chắp kiêng lấh mơ văn hoá âng zi, acu kiêng chrooi pa’xoọng đoọng zư lêy padưr văn hoá âng zi đhị râu pa choom âng ava.

(Nhạc)

“Bh’nọ văn hoá Cơ Tu bh’nhăn chấc lêy năl nắc bh’nhăn chắp lêy lấh mơ”-nắc t’coóh Cơ Lâu Nâm moon cơnh đêếc. T’coóh Nâm dzợ vêy choom penh p’nenh. Bhrợ têng p’nenh choom bhlâng cóh vel. Cắh mưy moon pa choom đắh bhiệc penh bhrợ, t’coóh nắc dzợ pa choom bh’rợ lêy bhrợ têng p’nenh cha’rắh đoọng ha bấc lang apêê Cơ Tu. C’bhúh apêê lướt penh p’nenh âng chr’val Lăng lâng âng chr’hoong Tây Giang âng t’coóh k’đhơợng pa choom, bấc c’moo bơơn ch’ner dal bhlâng ooy zâp hội thi.

Moon pa choom apêê pân’jứih cóh vel boọc bhrợ tượng, tr’pang têy âng t’coóh ting griing liêm boọc bhrợ. Tr’zêl tr’penh ahay bhrợ pa’hư, bh’rợ boọc coọch n’loong Cơ Tu nắc r’dợ bil pất. ặt k’noọ bhiệc p’too pa choom đoọng ha pêê lang t’tưn, t’coóh Cơ Lâu Nâm nắc lêy bhrợ mưy c’bhúh nghệ nhân boọc coọch Cơ Tu.

C’moo 2008, t’coóh Cơ Lâu Nâm đh’rứah lâng zâp nghệ nhân bhrợ têng pa dưr cớ đhr’nông xal lâng đông gươl đhị zr’lụ vel Văn hoá zâp acoon cóh Cơ Tu, chr’hoong Tây Giang, bhrợ padưr râu chr’nắp pazưm pa’xoọng lâng vel bhươl. C’moo 2016, vel bhươl ty chr’nắp nâu nắc ơy bơơn Liên hiệp zâp UNESCO Việt Nam pazao đoọng bằng chứng nhận bảo trợ c’cir, dưr váih nắc đhị lướt lêy chi’ớh pr’hay chr’nắp cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng cóh k’tiếc k’ruung lơơng.

T’coóh Cơ Lâu Nâm bhui har bhlâng, tu k’ha riêng hình boọc coọch dưr n’léh cóh t’noọl đông gươl, ping xal, đợ râu bơơn ta lêy nắc đoo ma bhưy chr’nắp âng manứih Cơ Tu xoọc đâu nắc ơy váih mưy c’bhúh apêê zư lêy.

(Nhạc)

Cr’liêng mắt t’coóh dưr tr’ang liêm bêl xay moon lâng zi râu âng t’coóh chắp kiêng bhlâng, nắc đoo chr’hoong ơy âng đơơng văn hoá Cơ Tu moót ooy trường học. Cơnh đêếc, nắc văn hoá Cơ Tu vêy pa’xoọng lêy bhrợ p’cắh padưr đoọng ha lang t’tưn. Lớp pa choom n’toong chiing, cha’gâr, hát pr’hát acoon cóh, múa, lớp pa choom penh p’nenh, boọc coọch... zêng nặc mưy têy t’coóh pa choom đoọng. t’coóh A Lăng Aráy, Giám đốc Trung tâm văn hoá Thể thao Tây Giang, mưy loom hay k’noọ c’rơ bh’rợ âng t’coóh.

Trung tâm nắc ơy p’têết pazưm lâng bơr pêê trường nội trú, trường THPT, THCS đoỌng pa choom zâp pr’hat acoon cóh, zâp bài múa chiing cha’gâr. Azi k’đươi moon ava lướt pa choom đoọng. nắc đoo râu chrooi đoọng pậ chr’nắp bhlâng.

T’coóh B’riu Liếc, Bí thư Huyện uỷ chr’hoong Tây Giang xay moon dal râu chrooi đoọng âng t’coóh Cơ Lâu Nâm bêl moon “Pr’đươi cr’van pậ chr’nắp bhlâng âng t’coóh Cơ Lâu Nâm đợc đoọng ha coon a’châu nắc văn hoá Cơ Tu. Đợ râu âng t’coóh bhrợ đoọng ha manưih Cơ Tu cắh ha mơ choom lêy dáp cha’mêết gít”:

Ava Cơ Lâu Nâm đảng viên liêm chr’nắp cóh Tây Giang. Azi taluôn ting ava, lêy pa choom cơnh ava ắt đăn đhanuôr, prá lâng bhrợ gít đợ bhiệc âng đay moon. Lâng lấh mơ nắc lêy zư đợc văn hoá cóh vel đông. Văn hoá Cơ Tu nắc đoo pr’đươi cr’van pậ chr’nắp bhlâng đoọng ha zâp apêê acoon a’châu ha y chroo.

Lêy k’rong zư đợc văn hoá ty chr’nắp, xang nặc liêm gít moon pa choom đoọng ha lang p’niên, t’coóh Cơ Lâu Nâm cơnh acoon a’mát chấc lêy k’rong đợc tr’dzật đác ngam đoọng ha tr’mung: “Dzợ mamung nắc dzợ bhrợ têng. Dzợ ma mung nắc lêy dzợ zư đợc râu gr’hoót moon âng đay lâng Đảng. lâng ơy gr’hoót moon nắc lêy bhrợ đợ choom”:

Tu râu gr’hoót moon âng cu nắc ơy moót ooy Đảng nắc lêy bhrợ tước pr’hơơm pr’lứch hơơn. Tu cơnh đâu, nắc lêy xay moon đhanuôr. Acu pa choom đoọng ha k’coon, cha’châu cóh vel. Lơi jợ nắc ha dợ bil pất a’năm.

Liêm ta’níh, zay ta’bách lâng mưy loom nhâm mâng lâng Đảng, manứih lính ava Hồ c’moo ahay nắc dzợ zư đợc râu gr’hoót moon, dzợ nhâm mâng bhrợ têng. Cắh mưy năl bấc pr’hát acoon cóh, tr’coọ xa’nưl Cơ Tu nắc đợ pr’hát ooy Đảng, ooy ava Hồ t’coóh Cơ Lâu Nâm cung năl bấc. T’coóh xay moon, tước đâu nắc dzợ kiêng bhlâng bài thơ “30 c’moo lang cu váih Đảng”.

Tơợ đợ râu chrooi đoọng, bhrợ padưr đợ chr’nắp tinh thần âng đhanuôr Cơ Tu, t’nơơm văn hoá Cơ Tu âng t’coóh Cơ Lâu Nâm t’bhlâng lêy zư padưr nắc xoọc ting lêy chặt váih bấc đoong lâng dưr pô...

Anh hùng LLVT CƠ LÂU  NÂM

‘VÌ LỜI HỨA CỦA MÌNH VỚI ĐẢNG…”

---

 

Như tin đã đưa, Ông Cơ lâu Nâm - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam - người từng được mệnh danh là huyền thoại Trường Sơn - đã từ trần vào lúc 0 giờ 6 phút rạng sáng 5.4, hưởng thọ 88 tuổi. Ông ra đi đã để lại sự tiếc thương cho đông đảo cán bộ, nhân dân cộng đồng Cơ Tu.

Cả tuổi thanh xuân xông pha trận mạc, cống hiến cho cách mạng, ở tuổi gần 90, ông vẫn miệt mài gom, giữ và truyền dạy văn hóa Cơ Tu với mong ước cháy lòng: “cộng đồng Cơ Tu phát triển mà vẫn bền gốc rễ”. Chúng ta cùng nghe PV Đài TNVN kể về ông qua Phóng sự: “Vì lời hứa của mình với Đảng”!

Nổi-nền tiếng già C’lâu Nâm dạy đánh chiêng

Thôn Pơ Ning xã Lăng huyện Tây giang. Già C’lâu Nâm tóc bạc phơ cầm dùi gõ vào lòng chiêng từng nhịp dứt khoát. Bọn trẻ vây quanh nhao nhao hỏi cách cách lấy nhịp rồi mắt nhìn, tay gõ. Thỉnh thoảng, tiếng chiêng ngưng đột ngột. Già chậm rãi giảng giải. Ngôi nhà gươl chốc chốc lại rộ lên tiếng cười giòn tan.

Vận chiếc khố Cơ Tu, hai vạt thổ cẩm nhiều sắc đỏ quấn chéo trước ngực, gương mặt quắc thước, giọng nói thì sang sảng, chẳng ai nghĩ già C’lâu Nâm tuổi ngót nghét 90. Chỉ có ngày lễ, Tết và đi dạy già mới mặc bộ thổ cẩm truyền thống này.

(Ông Nâm): Tôi dạy ở nhà gươl thôn, đầu tiên tôi dạy con tôi, dạy con tôi thuộc rồi mới tuyên truyền họ được. Rồi bắt đầu mình dạy con cháu trong làng.

Chiêng nổi – nền

Chiêng, trống trong thôn giờ chỉ còn vài bộ. Và đây là bộ chiêng già Nâm dành dụm tiền lương hưu mua để cho lũ trẻ mặc sức rèn nghề. Chỉ cần lũ trẻ yêu thích, mệt mấy già cũng không từ. Lớp học này là khởi nguồn của nhiều đội múa, đội trống, chiêng Cơ Tu, đi biểu diễn khắp nơi. A Lăng Xinh ở Atiêng - xã biên giới Tây Giang, vì mê tiếng chiêng của già mà tìm đến.

Băng (Xinh): Mình thích đánh thì mình tới nhà bác. Em rất yêu thích và đam mê. Bác dạy, mình tiếp tục giữ được bản sắc văn hóa của người Cơ tu mình.

Không biết một con chữ, vậy mà hàng trăm truyện cổ Cơ Tu, già C’lâu Nâm thuộc làu làu. Ông bộc bạch: “học bằng truyền miệng thôi. Mình yêu, mình nghe rồi ngấm tự lúc nào không biết”. Bọn trẻ, đứa nào cũng mê đắm cái giọng kể hào sảng của già. Những nét đẹp văn hóa truyền thống riêng có của người Cơ tu được già giải thích ngọn ngành. Tự lúc nào, chúng càng thêm yêu, thêm tự hào về nguồn cội. A Lăng Thị Bình Minh vì thích múa điệu Za Zá già dạy nên quyết học cho bằng được.

Băng (Minh): Tham gia lớp học của bác em hiểu hơn về điệu múa za zá của bọn em. Em cảm thấy trân quý hơn văn hóa của mình, mình muốn góp một phần nhỏ nào đó để bảo tồn và gìn giữ văn hóa của mình qua những sự chỉ dạy của bác.

“Kho tàng văn hóa Cơ Tu càng tìm hiểu càng thấy quý giá” - Già C’lâu Nâm bảo thế! Già Nâm còn có biệt tài bắn nỏ. Chế tác nỏ, cũng giỏi nhất làng. Không chỉ hướng dẫn, chỉ dạy kỹ năng bắn chuẩn xác, già còn truyền nghề chế tác nỏ cho nhiều thế hệ Cơ tu. Đội xạ thủ của xã Lăng và của huyện Tây Giang do ông cầm quân, nhiều năm giành ngôi vị quán quân trong các hội thi.

 Tiếng động làm điêu khắc

Hướng dẫn lũ trai làng điêu khắc tượng, đôi tay chai sần của già nắn nót từng nét khắc sắc, gọn. Chiến tranh tàn phá, nghề điêu khắc gỗ Cơ tu bị mai một. Đau đáu nỗi lo thất truyền, già C’lâu Nâm bèn lập ra đội nghệ nhân điêu khắc Cơ Tu.

   Năm 2008, già C’lâu Nâm cùng các nghệ nhân thiết kế, dựng lại ngôi nhà mồ và nhà gươl tại khu Làng văn hóa các dân tộc Cơ tu, huyện Tây Giang, làm nên giá trị cộng thêm cho ngôi làng. Năm 2016, ngôi làng truyền thống này đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao bằng chứng nhận bảo trợ di sản, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 Già C’lâu Nâm vui lắm! Vì hàng trăm hình điêu khắc nổi trên trên cột nhà gươl, nhà mồ - những thứ được coi là “hồn cốt” của người Cơ tu giờ đây có hẳn một đội ngũ kế cận bảo tồn, gìn giữ.

Ánh mắt già sáng lên khi khoe với tôi điều mà già tâm đắc, đó là huyện nhà đã đưa văn hóa Cơ Tu vào trường học. Vậy là văn hóa Cơ Tu có thêm cơ hội lan tỏa đến nhiều thế hệ tiếp nối. Lớp dạy trống, chiêng, hát dân ca, múa, lớp học bắn nỏ, điêu khắc... đều một tay già chỉ dẫn. Ông A Lăng Aráy, Giám đốc Trung tâm văn hóa Thể thao Tây Giang, một lòng tri ân công sức của già.

Băng (Ông Ráy): Trung tâm đã liên kết một số trường như trường nội trú, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở để giảng dạy các làn điệu dân ca, các bài múa trống, chiêng. Chúng tôi mời bác đến cố vấn. Đó là đóng góp rất là lớn.

Ông B’ríu Liếc, Bí thư Huyện ủy huyện Tây Giang đánh giá cao đóng góp của già C’lâu Nâm khi nói rằng, “tài sản lớn nhất già C’lâu Nâm để lại cho con cháu chính là văn hóa Cơ Tu. Những gì già làm cho người Cơ Tu không gì đo đếm được”.

Ông (Bríu Liếc): Bác C’lâu Nâm đảng viên kỳ cựu ở trên Tây Giang. Chúng tôi luôn luôn theo bác, học bác ở gần dân, nói và làm sát những việc mình nói. Và đặc biệt phải giữ văn hóa bản địa. Văn hóa Cơ tu chính là tài sản lớn nhất bác để lại cho con cháu.

Gom giữ văn hóa truyền thống, rồi bền bỉ truyền dạy cho lớp trẻ, già C’lâu Nâm như con ong chắt chiu từng giọt mật cho đời, cho sự phát triển mà bền gốc rễ của cộng đồng Cơ Tu.

Tuổi đã cao, sức cạn dần, nhưng già C’lâu Nâm vẫn dốc lòng, dốc sức để gìn giữ, bảo tồn văn hóa Cơ Tu. Ông tâm niệm: “Còn sống là còn cống hiến. Còn sống là còn phải giữ lời hứa của mình với Đảng. Và đã hứa rồi là phải làm cho bằng được”.

Băng (Ông Nâm): Vì lời hứa của mình đã vào Đảng là mình làm đến hơi thở cuối cùng. Cho nên mình tuyên truyền nhân dân. Tôi dạy cho con, dạy cho trẻ ở trong làng. Mình bỏ là nó mòn dần.

Giản dị và nhiệt huyết và một lòng trung kiên với Đảng, người lính cụ Hồ năm xưa nay vẫn giữ trọn lời thề, vẫn bền bỉ cống hiến. Không chỉ thuộc nhiều dân ca, dân nhạc Cơ Tu mà những bài hát về Đảng, về Bác Hồ già C’lâu Nâm cũng thuộc khá nhiều. Ông bộc bạch, cho đến giờ vẫn thích nhất bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”.

Từ những gom góp, vun trồng, những giá trị tinh thần của cộng đồng Cơ Tu, cây văn hóa Cơ tu mà ông C’lâu Nâm dày công chăm chút giờ đang thêm cành, nở hoa.....

 

 

 

 

 

 


Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC