Zư lêy crâng hân noo pay p’lêê zuông
Thứ sáu, 16:08, 09/07/2021
Nắc mọot ooy crâng pếêh căh cợ chơih p’lêê zuông ha tộ cung vêy đơơng chô k’zệt ức đồng đoọng ha zập hân noo zuông đanh tước bơr pêê c’xêê. Tu rau liêm choom xoọc tr’nơợp, vêy muy cr’chăl tơơm a’zuông đhị tỉnh Quảng Nam crêê ta col pa hư lưch. Đươi vêy bh’rợ zư lêy crâng đhị cr’chăl a hay, tơơm a’zuông nắc vêy bọong cơ p’lêê.

Pazêng t’ngay đâu, đhị bấc đhăm crâng coh da ding ca coong Quảng Nam ta luôn vêy vêy boóp p’rá, k’chăng g’hớ âng đhanuôr ta pr’zước chơih a’zuông. A noo Ploong Môn ặt đhị vel Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang xay moon, k’nặ k’zệt c’moo đâu coh vel đong căh vêy a’zuông tu đhr’năng col pa hư tợơ lalăm đếêc. C’moo đâu, tơơm a’zuông nắc boong p’lêê, đhanuôr ch vel p’loon moọt ooy crâng chơih đoọng t’bơơn zên. A noo lướt mơ m’pâng c’xêê nâu ơy, ơy bơơn k’nặ 20 ức đồng. Ting cơnh a noo Môn, tơơm zuông bọong bấc p’lêê  nắc đươi vêy đhanuôr năl k’rang zư lêy crâng liêm: “Zập đoo c’moo tơơm a’zuông boọng p’lêê nắc a cu zêng lướt chơih đoọng pa câl bơơn tr’bứi zên. G’luh nâu, đhanuôr lướt ca coong ch’ngai nắc vêy a’zuông. Ngai chơih đâh nắc bơơn bấc cung vêy bơr pêê ha riêng coh muy t’ngay. Xọoc đâu a’zuông ha tộ tợơ tơơm vêy chr’năp 200 r’bhầu đồng/kg, a’zuông k’tứi, cr’liêng đoo căh lâh liêm nắc 190 r’bhầu đồng/kg. Lalăm moọt ooy crâng, đhanuôr ơy bơơn ngành chức năng lâng Kiểm lâm pa too moon, gr’hoọt nắc dóo pa hư crâng.”

A moó A lăng Lý ặt đhị vel Vinh, chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang cung lướt chơih azuông ca c’xêê nâu. A moó Lý moon, vêy đợ zên pa câl zuông, pr’ặt tr’mông cung doó lâh k’đhap zr’năh, ha dợ cung pa ghit rau tệêm ngăn ha chắc đay lalăm. T’mêê đâu, coh mạng xã hội xay vêy muy cha nắc lâh xrang coh crâng xoọc lướt chơih a’zuông; căh cợ ơy muy cha nắc ha tộ tu dzoóc pếêh pay p’lêê zuông t’mêê đhị chr’hoong Phước Sơn, đhr’năng nâu ơy moon pa rớơt đhanuôr. A moó Lý đoọng năl, đhanuôr coh vel ơy gr’hoọt moon lâng ngành chức năng lâng chính quyền vel đong nắc muy chơih p’lêê ha tộ doó col bha lầng a’zuông căh cợ dzoóc đh’leh đoọng đoọng pếêh pay p’lêê; apêê lướt ting k’bhuh 5-10 cha nắc đoọng đh’rưah tr’zooi. Lâh mơ, đhanuôr cung nắc ma nuyh pa ghit lêy xay moon lâng cơ quan chức năng đâh loon ha dang bơơn lêy ma nuyh cha chrih đơơng pr’đươi col n’loong moọt ooy crâng: “Tơợ tơợp hân noo pay p’lêê a’zuông, cán bộ Kiểm lâm, chính quyền zập cấp ơy pa họp vel đoọng xay moon đhanuôr oó col bha lầng a’zuông. Đhanuôr cung ơy năl rau liêm choom âng tơơm a’zuông đơơng chô coh zâp hân noo cơnh đếêc, đươi cơnh đếêc đhanuôr zập ngai zêng ting xợơng. Pa bhlầng, căh muy lướt chơih zuông, ha dang lêy ma nuyh chrih lạ, apêê đơơng k’nưa, a chuung nắc xay moon lâng cán bộ.”

Ting cơnh apêê đơn vị k’đhơợng, zư lêy crâng đhị chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, c’moo đâu, tơơm a’zuông bọong p’lêê tráu pa bhlầng. Zập t’ngay vêy k’ha riêng cha nắc đhanuôr coh vel đong lâng ma nuyh tơợ lơơng moọt ooy crâng chơih a’zuông. Đoọng zư lêy crâng liêm choom, nắc tợơ tợơp hân noo zuông, ngành chức năng cơnh Hạt Kiểm lâm, Ban k’đhơợng lêy crâng a bhuy chr’hoong Nam Giang, zr’lụ zư lêy crâng a bhuy Sông Thanh đh’rưah pa zưm lêy cha mệêt; t’bhlầng xay moon, t’pâh đhanuôr pa dưr dal c’năl zư lêy crâng. Pa bhlầng, bêl lêy ma nuyh chrih lạ nắc xay moon đâh lâng ngành chức năng đoọng đâh lêy cha mệêt, tọom bhrợ. T’cooh Nguyễn Văn Hùng, cán bộ Trạm k’đhơợng lêy crâng số 3, Ban k’đhợơng lêy crâng a bhuy Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, nắc tợơ bêl a’zuông tơợp vaih pô, boọng p’lêê, đơn vị ơy ra văng c’lâng bh’rợ lêy cha mệêt đhị apêê zr’lụ vêy  bấc tơơm zuông đoọng zư lêy: “Trạm k’đhơợng zư lêy crâng số 3 ơy t’aih 4 chốt dã chiến lâng 3 tổ lưu động ta luôn lêy cha mệêt, goon bhrợ toong t’ngay ha dưm coh pazêng đhăm crâng coh hân noo a’zuông. Pa bhlầng, đơn vị nắc dzợ đớp rau zooi âng đhanuôr coh bh’rợ bơơn lêy, tọom bhrợ apêê đươi dua pr’đươi lết xa nay moọt ooy crâng.”

Ha dợ đhị chr’hoong da ding ca coong Bắc Trà My- muy coh pazêng vel đong vêy crâng a’zuông ga mắc bhlầng âng tỉnh Quảng Nam, apêê đơn vị chức năng ơy xay bhrợ bấc bh’rợ zư lêy crâng. UBND chr’hoong  vêy bấc bhar xrặ k’đươi moon, pazưm lâng apêê đơn vị bhrợ t’vaih 6 chốt lêy cha mệêt zư lêy crâng a’zuông đhị apêê p’leh moọt ooy crâng. T’cooh Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban k’đhợợng lêy crâng a bhuy Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, lâh 80 cán bộ âng Ban k’đhợơng lêy crâng lâng 20 cha nắc hợp ồng đhị apêê chr’val ơy ra pặ bh’rợ goon zư đhị 19 zr’lụ coh vel đong. Cơnh lâng zr’lụ a bóc thuỷ điện Sông Tranh 2 vêy 3 chốt lêy cha mệêt bơơn ta  bhrợ t’vaih. T’cooh Châu Minh Ninh đoọng năl: “Ban k’đhợợng lêy crâng a bhuy chr’hoong Bắc Trà My ơy pa zưm lâng UBND chr’hoong, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xớc vel đong đoọng pa zưm zư lêy crâng coh hân noo a’zuông. Pa bhlầng nắc đhị apêê chr’val Trà Bui, Trà Giác, Trà Sơn lâng Trà Nú, đhị crâng a’zuông k’rong bấc bhlầng bơơn ta lêy cha mệêt ghit lâh mơ. Đhanuôr vel đong mọot ooy crâng đoọng chơih pay p’lêê nắc bơơn chính quyền vel đong, c’la crâng đoọng moọt ting cơnh quy định âng chr’hoong.”/.

Giữ rừng mùa ươi bay

                                                                PV Kim Cương

Chỉ cần vào rừng hái hoặc nhặt quả ươi cũng đã mang lại hàng chục triệu đồng cho mỗi vụ kéo dài vài tháng. Vì lợi ích trước mắt, có thời gian cây ươi ở tỉnh Quảng Nam bị đốn hạ tận diệt không thương tiếc. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng thời gian qua, năm nay, cây ươi lại cho quả. Bà con ở các huyện vùng cao Quảng Nam phấn khởi vào rừng nhặt ươi với quan điểm “chỉ nhặt trái, không cưa cây” để rừng mãi cho lộc.

Những ngày này, tại nhiều cánh rừng ở miền núi tỉnh Quảng Nam thi thoảng lại vang lên tiếng cười nói rôm rả, vui vẻ của người dân đi nhặt trái ươi. Anh Ploong Môn ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện miền núi Nam Giang chia sẻ, gần chục năm nay trên địa bàn không có ươi vì nạn chặt hạ cây trước đó. Năm nay, cây ươi lại cho quả, bà con trong làng tranh thủ vào rừng tìm nhặt trái để kiếm thêm thu nhập. Anh đi khoảng nửa tháng nay đã kiếm được gần 20 triệu đồng. Theo anh Môn, cây ươi cho nhiều quả là nhờ người dân đã có ý thức bảo vệ rừng tốt: “Năm nào cây ươi cho trái tôi cũng tranh thủ đi nhặt để bán kiếm thêm tiền cho gia đình. Đợt này, bà con phải đi vào rừng sâu mới có ươi. Ai nhanh nhặt được nhiều kiếm được mấy trăm ngàn mỗi ngày. Hiện ươi bay có giá 200 ngàn/kg, ươi nhỏ, hạt không được đẹp có giá 190 ngàn đồng/kg. Trước khi vào rừng, bà con đã được ngành chức năng và Kiêm lâm nhắc nhở, cam kết tuyệt đối không phá rừng.”  

Chị Alăng Lý ở thôn Vinh, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang cũng đi tìm nhặt trái ươi cả tháng nay để kiếm thêm thu nhập. Chị Lý cho biết, có tiền cuộc sống đỡ vất vả hơn, nhưng an toàn vẫn là trên hết. Mới đây, trên mạng xã hội đưa tin có người bị lạc trong rừng khi đi nhặt ươi; hay vụ trèo cây để hái trái ươi non bị ngã tử vong ở huyện Phước Sơn đã cảnh tỉnh người dân. Chị Lý cho biết thêm, bà con trong làng đã cam kết với ngành chức năng và chính quyền địa phương chỉ nhặt trái, không cưa cây hay trèo cây; tổ chức đi theo nhóm từ 5-10 người cùng hỗ trợ nhau. Ngoài ra, bà con cũng là “tai mắt” kết nối với cơ quan chức năng kịp thời báo cáo, xử lý nếu phát hiện người lạ mang theo dụng cụ hạ cây vào rừng: “Ngay từ đầu mùa ươi, cán bộ Kiểm lâm, chính quyền các cấp đã tổ chức họp thôn để quán triệt không được chặt hạ cây ươi. Bà con cũng thấy được lợi ích mà rừng ươi mang lại mỗi mùa như vậy nên ai cũng chấp hành tốt. Đặc biệt, không chỉ đi nhặt ươi, nếu nhìn thấy có người lạ, người mà theo cưa, rìu vào rừng là báo cán bộ ngay.”  

Theo các đơn vị quản lý bảo vệ rừng ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, năm nay, cây ươi cho trái với sản lượng lớn. Mỗi ngày có hàng trăm người dân địa phương và các nơi khác đến đổ xô vào rừng để nhặt trái ươi. Để bảo vệ hiệu quả những cánh rừng, ngay từ đầu mùa khi cây ươi ra hoa kết trái, ngành chức năng như Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Giang, Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh cùng phối hợp tuần tra, giám sát; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Đặc biệt, khi phát hiện người lạ vào rừng phải báo ngay cho ngành chức năng để kịp thời giám sát, xử lý. Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ Trạm quản lý rừng số 3, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, ngay khi mùa ươi bắt đầu trổ hoa, kết trái đơn vị đã đã lên phương án giám sát các khu vực có nhiều cây ươi để bảo vệ: “Trạm quản lý rừng số 3 đã thành lập 4 chốt dã chiến và 3 tổ lưu động thường xuyên tuần tra, túc trục ngày đêm bảo vệ những cánh rừng trong mùa ươi. Đặc biệt, đơn vị còn nhận được sự hỗ trợ của người dân trong công tác phát hiện, xử lý các đối tượng mang dụng cụ trái phép vào rừng”

Còn tại huyện vùng cao Bắc Trà My – một trong những địa phương có rừng ươi lớn nhất của tỉnh Quảng Nam, các đơn vị chức năng đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng. UBND huyện có nhiều công văn chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị thành lập thêm 6 chốt kiểm soát bảo vệ cây ươi tại các cửa ngõ vào rừng. Ông Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, hơn 80 cán bộ của Ban quản lý và 20 nhân viên hợp đồng tại các xã đã được phân công chốt chặn tại 19 điểm chốt trên địa bàn. Riêng khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có 3 chốt kiểm soát được thành lập. Ông Châu Minh Ninh cho biết thêm: “Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My đã phối hợp với UBND huyện, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp tổ chức bảo vệ rừng trong mùa ươi. Đặc biệt tại các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Sơn và Trà Nú, nơi có nhiều rừng ươi tập trung nhất được giám sát kỹ. Người dân địa phương vào rừng để khai thác quả ươi phải được chính quyền địa phương, chủ rừng cấp phép theo quy định của huyện.”/.

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC