Bêl đha nuôr acoon coh năl pa dưr pr’đơợ đoọng z’lâh đha rưt
Thứ ba, 08:13, 15/11/2022 Lê Xuân Lãm Lê Xuân Lãm
Bâc đha nuôr Giẻ Triêng coh chr’hoong Đăk Glei lâng ma nưih Xơ Đăng coh chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum âi năl đươi dua đợ zên vă tơợ apêê ngân hàng đoọng k’rong bh’rợ băn rơơi, choh n’loong công nghiệp lâng kinh doanh dịch vụ tu cơnh đêêc râu pa chô dưr dal.

Bâc đha nuôr Giẻ Triêng coh chr’hoong Đăk Glei lâng ma nưih Xơ Đăng coh chr’hoong Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum âi năl đươi dua đợ zên vă tơợ apêê ngân hàng đoọng k’rong bh’rợ băn rơơi, choh n’loong công nghiệp lâng kinh doanh dịch vụ tu cơnh đêêc râu pa chô dưr dal. Pr’ăt tr’mông z’zăng ta clơ, apêê đoo dưr vaih đợ apêê tr’haanh liêm choom đoọng đha nuôr coh vel ting lêy lâng bhrợ têng.

T’cooh A An Toàn, ma nưih Giẻ Triêng ăt coh vel Đăk Wâk, chr’val Đăk Kroong, chr’hoong Đăk Glei, tỉnh Kon Tum năc ma nưih âi dưr z’lâh dha rưt tơợ bơr tr’pang têy k’gooh. 15 c’moo l’lăm, pr’loọng đong t’cooh Toàn ăt đhị pr’loọng đha rưt. K’tiêc k’buynh bhưah, năc đhêêng choh muy arong lâng ha roo anăm tu cơnh đêêc zâp c’moo hân noo choot chooi năc zêng đơp ch’nêêh zooi đoọng âng nhà nước. c’moo 2013, diic điêl vă 120 ưc đồng đoọng k’rong choh cà phê lâng câl c’rooc căn chô băn. Đươi vêy năl k’rong c’bơơc coh đươi dua tu cơnh đêêc pr’ăt tr’mông âng pr’loọng đong r’dợ yêm têêm, 5 p’nong ca coon zêng bơơn lươt học.

Xooc pr’loọng đong t’cooh  A An Toàn âi dưr vaih ma nưih ca van âng vel Đăk Wâk. Đhị đau đanh 2 c’moo, diic điêl âi bơơn choh đong ga măc liêm chr’năp 1 tỷ 400 ưc đồng. A An Toàn vêy bhươn a tông lâh 3 ha choh cà phê, 2 aboc băn a xiu. Pr’loọng đong dzợ băn 8 p’nong aoc căn, muy c’moo rưah k’noọ 200 p’nong acoon. Zâp râu t’cooh băn pa dưr aoc lêệ xang n’năc vêy pa câl, cơnh lâng zâp c’moo 15 tấn lêệ. Tơơp c’moo 2022 n’nâu, t’cooh năc vă cớ 800 ưc đồng k’rong câl muy cân điện tử đoọng k’rong pay câl bh’nơơn đha nuôr lâng bhrợ t’vaih đhị pa câl ch’na bh’năn. Năl cơnh bhrợ cha, năc cớ lưch loom pa choom đoọng ha đha nuôr coh vel đh’rưah z’lâh đha rưt tu cơnh đêêc bơơn đha nuôr chăp đươi t’moot bhrợ đại biểu HĐND chr’val Đăk Kroong. T’cooh A An Toàn moon: “Đợ zên âng Agribank âi bhrợ pr’đơợ tươc tr’mông tr’meh pr’loọng đong âng zi bâc bhlâng. Acu rơơm pa dưr tr’mông tr’meh đoọng vêy p’zoọng râu pa chô. Xang n’năc, kiêng bhrợ đoọng đha nuôr apêê đoo ting lêy lâng t’hêêt bhrợ têng cơnh acu, đoọng đh’rưah pa dưr tr’mông tr’meh. Coh bêl a cu vêy cr’noọ cơnh đâu năc acu bơơn vă zên Agribank. Đợ zên n’năc âi zooi acu bhrợ têng xang cr’noọ cr’niêng lâng bh’rợ câl bhlêy âng cu vêy cơnh liêm buôn lâh, vêy râu pa chô ha pr’loọng đong dhd’rưah công zooi bâc đha nuôr coh vel.”

T’cooh A Lê Chúc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp lâng Pa dưr vel bhươl chi nhánh chr’hoong Đăk Glei đoọng năl, xooc đâu đha nuôr coh pa zêng 12 chr’val coh chr’hoong âi bơơn vă zên lâng đươi dua crêê cr’noọ xa nay tu cơnh đêêc pa dưr liêm choom. 5 c’moo đăn đâu, mơ zên ta vă âng đha nuôr acoon coh năc âi dưr bâc bơr chu. Đươi vêy zên n’nâu năc bâc pr’loọng z’lâh đha rưt ha ul. “Xơợng bhrợ bh’rợ âng Agribank năc đoo bh’rợ xa nay: Ha rêê đhuôch, đha nuôr bhrợ ha rêê đhuôch lâng vel bhươl. Dap tươc nâu câi, đợ zên âng zi dưr bâc lâng k’rong đoọng ha đha nuôr coh vel đong, pa bhlâng năc đha nuôr acoon coh. Xooc đâu, âi dưr bâc 856 tỷ đồng, 90% đợ zên n’nâu azi k’rong đoọng ha đha nuôr bhrợ ha rêê đhuôch, ha rêê đhuôch lâng vel bhươl. Đha nuôr âi năl vă zên ngân hàng, k’rong ooy choh cà phê, cao su. Băn rơơi bâc coh đâu năc băn c’rooc. Đha nuôr công z’zăng yêm têêm pr’ăt tr’mông.”

Ha dợ t’cooh A Klok, ma nưih Xê Đăng ăt coh vel Đăk Tang, chr’val Đăk Sú, chr’hoong Ngọc Hồi năc bhui har moon, hân noo n’nâu k’dâng bơơn 120 tấn cà phê t’mêê. Xooc đâu zâp t’ngay pr’loọng đong vă 20 cha năc đoọng pêêh cà phê. T’cooh A Klok năc muy cha năc tr’haanh choom bhrợ cha âng chr’hoong Ngọc Hồi. Đhị đâu 15 c’moo, cơnh lâng zên vă 500 ưc đồng, t’cooh Aklok âi k’rong pa dưr 3 ha cà phê. Bhrợ cha  ting t’ngay ting pa dưr, t’cooh vă p’xoọng zên đoọng bhrợ t’bhưah nang cà phê dzooc 8 ha. Nâu câi năc tr’mông tr’meh pr’loọng đong âi nhâm mâng, đong xang liêm ga măc, âi bơơn câl xe ô tô t’mêê. C’moo a hay A Klok vă zên đoọng k’rong bhrợ tang puôh cà phê chr’ăp 2 tỷ đồng. A Klok moon, kiêng pa câl cà phê zên dal năc choom k’rong bhrợ pa liêm crêê quy trình tơợ bh’rợ choh, zư x’mir lêy, pêêh pay lâng bhrợ têng. Bhrợ cha ca van ha pr’loọng đong, đh’rưah lâng A Klok âi bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng ta luôn ha lâh 20 cha năc pa bhrợ vêy pa chô yêm têêm: “Đươi vêy chính sách âng Đảng, Nhà nước ooy pa dưr tr’mông tr’meh zr’lụ đha nuôr acoon coh Tây Nguyên moon pa zum, moon la lay năc đha nuôr Xê Đăng coh chr’val Đăk Sú n’nâu. L’lăm a hay, acu đươi đợ zên âng ngân hàng nông nghiệp, bơơn vă 500 ưc đồng. Đợ zên n’nâu aci choh cao su, bhrợ c’lâng, choh cà phê. 3 c’moo t’tun acu vêy âu pa chô, tơợ đêêc pr’loọng đong âi yêm têêm.”

P’căn Hà Thị Thanh Hòa, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp lâng Pa dưr vel bhươl tỉnh Kon Tum đoọng năl: Xooc đâu lâh 80% zên ta vă cơnh lâng apêê  bhrợ bh’rợ ha rêê đhuôch vel bhươl. Bh’rợ dưr bâc k’rơ coh 5 c’moo đăn đâu bơơn lâh 15% lâng ta luôn bơơn lâh 40% thị phần dư nợ ngành ngân hàng prang tỉnh. Bêl đha nuôr acoon coh năl đươi dua, pa dưr pr’đơợ zên, apêê đoo vêy mă z’lâh đha rưt nhâm mâng. “Coh apêê c’moo ha nua Agribank Kon Tum k’đhơợng xay bhrơợng apêê chi nhánh apêê chr’hoong xay bhrợ liêm choom apêê chính sách âng Nhà nước ooy tam nông coh vel đong. Pa bhlâng năc apêê chr’hoong zr’lụ ch’ngai bha dăh, azi xay bhrợ bhrơợng bh’rợ thanh toán căh đươi zên măt coh zr’lụ đha nuôr vel bhươl. Bhrợ k’rơ bh’rợ dịch vụ ngân hàng hiện đại apêê zr’lụ vel bhươl;  Xay bhrợ apêê bh’nơơn thẻ năc liêm glăp lâng zr’lụ vel bhươl đọong đha nuôr buôn bơơn đươi dua apêê  pr’đươi thanh toán hiện đại. Đhị đêêc, chroi đoọng pa xiêr zên vă căh liêm ta nih coh vel đong./.”

Khi người dân tộc thiểu số biết phát huy nguồn vốn để thoát nghèo

Nhiều bà con người Giẻ Triêng ở huyện Đắk Glei và người Xơ Đăng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã biết sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng để đầu tư chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và kinh doanh dịch vụ nên thu nhập kinh tế tăng lên. Đời sống khá giả, họ trở thành những tấm gương tiêu biểu để người dân trong làng học tập làm theo.

Ông A An Toàn, dân tộc Dẻ Triêng ở thôn Đắk Wâk, xã Đắk Kroong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum là người đã vươn lên thoát nghèo từ hai bàn tay trắng. 15 năm trước, gia đình ông Toàn thuộc diện hộ nghèo. Đất đai rộng, nhưng chỉ trồng mì và tỉa lúa rẫy nên năm nào mùa giáp hạt cũng phải nhận gạo cứu trợ của nhà nước. Năm 2013, vợ chồng vay 120 triệu đồng để đầu tư trồng cà phê và mua bò giống về nuôi. Nhờ biết dành dụm trong chi tiêu nên cuộc sống của gia đình dần dần ổn định, 5 đứa con đều được đi học.

Hiện gia đình ông A An Toàn đã trở thành người giàu có của thôn Đắk Wâk. Cách đây 2 năm, vợ chồng đã xây được ngôi nhà khang trang trị giá 1 tỷ 400 triệu đồng. A An Toàn có trang trại hơn 3 ha trồng cà phê, 2 ao nuôi cá. Trang trại còn nuôi 8 con heo nái, một năm đẻ gần 200 con heo con. Tất cả ông nuôi thành heo thịt mới xuất chuồng, với bình quân mỗi năm 15 tấn thịt. Đầu năm 2022 này, ông mạnh dạn vay tiếp 800 triệu đồng đầu tư một cân điện tử để thu mua nông sản và mở cửa hàng bán thức ăn gia súc. Biết cách làm ăn, lai tận tình hướng dẫn bà con trong làng cùng thoát nghèo nên ông được bà con tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND xã Đắk Kroong. Ông A An Toàn nói: “Nguồn vốn Agribank đã tác động đến kinh tế của gia đình tôi rất là lớn. Tôi muốn phát triển kinh tế để có thêm thu nhập. Sau đó, muốn làm một cái gương để bà con họ nhìn theo cái mô hình của tôi mà làm, để cùng nhau phát triển kinh tế. Trong khi tôi có ý tưởng như thế thì tôi được vay vốn agribank. Số vốn đó đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng và sự kinh doanh của tôi có lợi nhuận, hiệu quả, có thêm thu nhập cho gia đình đồng thời cũng giúp đỡ nhiều bà con trong làng”. 

Ông A Lê Chúc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đắk Glei cho biết: Hiện nay nông dân ở tất cả 12 xã trong huyện đã tiếp cận nguồn vốn và sử dụng đúng mục đích nên phát huy rất hiệu quả. 5 năm lại đây, dư nợ của khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng gấp đôi. Nhờ nguồn vốn này mà nhiều gia đình thoát được đói nghèo. “Thực hiện sứ mệnh của Agribank đó là chương trình tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn của chúng tôi tăng trưởng và đầu tư cho bà con trên đia bàn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Hiện tại, chúng tôi đã tăng trưởng 856 tỷ đồng, 90% nguồn vốn này chúng tôi đầu tư cho người nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Người dân đã chủ động và tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tập trung vào trồng, chăm sóc cà phê, cao su. Chăn nuôi chủ yếu ở đây là nuôi bò. Thì người dân cũng đã ổn định về kinh tế”. 

Còn ông A Klok, dân tộc Xê Đăng ở làng Đắk Tang, xã Đắk Sú, huyện Ngọc Hồi thì phấn khởi khoe, vụ này dự kiến thu được 120 tấn cà phê cà phê tươi. Hiện tại mỗi ngày gia đình thuê 20 lao động để thu hái cà phê. Ông A Klok là một điển hình về sản xuất giỏi của huyện Ngọc Hồi. Cách đây 15 năm, với nguồn vốn vay 500 triệu đồng, ông A Klok đã đầu tư phát triển 3 ha cà phê. Làm ăn ngày một phát triển, ông vay thêm vốn để mở rộng vườn cà phê lên 8 ha. Nay thì kinh tế gia đình đã vững vàng, nhà cửa khang trang, đã mua được xe ô tô đời mới. Năm ngoái A Klok mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng một sân phơi cà phê trị giá 2 tỷ đồng. A Klok cho rằng: muốn bán cà phê với giá cao thì phải đầu tư bài bản, đúng quy trình từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Làm giàu cho gia đình, đồng thời A Klok đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập ổn định. “Nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung, nói riêng là đồng bào dân tộc Xê Đăng ở xã Đắk Sú đây. Trước đây, tôi nhờ nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp, vay được 500 triệu. Số tiền này tôi trồng cao su, làm đường, trồng cà phê. 3 năm sau tôi có thu hoạch, từ đó gia đình đã ổn định”

Bà Hà Thị Thanh Hoà, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện tại trên 80% dư nợ có đối tượng vay vốn thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần đây đạt trên 15% và luôn chiếm trên 40% thị phần dư nợ ngành ngân hàng toàn tỉnh. Khi người dân tộc thiểu số biết tận dụng, phát huy nguồn vốn, họ sẽ thoát nghèo bền vững. “Trong những năm qua Agribank Kon Tum chỉ đạo quyết liệt các chi nhánh các huyện triển khai hiệu quả các chính sách của Nhà nước về tam nông trên địa bàn. Đặc biệt các huyện vùng sâu vùng xa, chúng tôi triển khai quyết liệt việc thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng hiện đại những khu vực nông thôn; triển khai các sản phẩm thẻ mà nó phù hợp với khu vực nông thôn để người dân dễ dàng tiếp cận được các phương tiện thanh toán hiện đại. Qua đó góp phần giảm thiểu tín dụng đen trên địa bàn”./.

Lê Xuân Lãm

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC