Kon Tum: Pa xiêr bil bal bấc coh bhrợ têng ha rêê đhuôch cr’chăl x’rịa hân noo cha noọng
Thứ năm, 09:00, 16/03/2023 PV Khoa Điềm-TTTN PV Khoa Điềm-TTTN
Tơợ bấc c’moo zâng lâng bil bal tu đhr’năng cha noọng xơớt đhị x’rịa hân noo, pazêng c’moo đăn đâu tỉnh Kon Tum pa zay bhrợ têng bấc c’lâng bh’rợ đoọng cha groong lâng đhr’năng cha noọng xơớt lâng pa xiêr đợ bil bal coh bhrợ têng ha rêê đhuôch.

 

Coh đhr’năng cha noong xơớt âng hân noo xơơt gooh Tây Nguyên, clung bhưah lâh 11ha âng đhanuôr vel Gia Xiêng, chr’val Rờ Kơi, chr’hoong Sa Thầy, tỉnh Kon Tum dzợ t’viêng liêm pr’họom âng ha roo hân noo ha ọt-ha pruốt. Anoo A Thun, trưởng vel Gia Xiêng đoọng năl, prang clung năc lêy đươi đác tưới tơợ bh’nậ Đắk Hlang. Đoọng cha groong cha noọng năc muy năl k’bơch đác ha dợ vêy liêm choom:“Cr’chăl nâu clung âng vel Gia Xiêng đác cung zập. C’la cu zập pr’họp cung vêy xay  moon đoọng ha đhanuôr đoọng pa hooi k’bơch đác. Pa hooi đác mơ đhêệng, k’bơch pa bhlầng. Acu cung ta luôn tước cha mêệt lêy bh’nậ đác, k’dua đhanuôr pa liêm pa sạch đoọng zập đác coh hân noo ha ọt-ha pruốt nâu”.

Jưah lâng đươi dua đác k’bơch lâng bh’nơơn dal, đoọng pa xiêr bil bal cơnh lâng đhăm ha roo đác hân noo ha ọt-ha pruốt tu cha noọng xơớt cr’chăl x’rịa hân noo cha noọng bhrợ vaih, đhị apêê chr’val cơnh: Sa Nghĩa, Sa Bình, Ya Ly…, chr’hoong Sa Thầy, k’ha riêng pr’loọng đhanuôr ơy xăl choh a bhoo, a ‘rong, bhơi rơ veh lơơng… xăl tu choh ha roo căh têệm ngăn. Đong vêy 5 sào ruộng, t’cooh Phan Lương, vel Hòa Bình, chr’val Sa Nghĩa đoọng năl, pa liêm đhr’năng căh zập đác tưới hân noo ha ọt-ha pruốt, c’moo đăn đâu t’cooh xăl 3 sào đoọng choh a bhoo, bh’nơơn kinh tế đơơng chô dal lâh ha roo:“Choh a bhoo buôn lâh lâng doó ga lêêh choh ha roo năc tu ha roo ruọng zập t’ngay anoo tước lưm lêy, pa bhlầng nắc hân noo ha ọt-ha pruốt đoọng zập đác. Ha dợ a bhoo năc 10 t’ngay năc vêy tước lêy muy chu. Rau bơr năc k’rang liêm buôn lâh, cung doó lâh bha ruy pa hư. Ba bi cơnh rầy, bha ruy zập pr’luh năc m’bứi lâh ha roo. Rau pêê năc pa câl bha lầng, 1.000m2 pa câl bha lầng lalay vêy k’nặ 1 ức. Choh a bhoo đơơng chô bh’nơơn lâh mơ choh ha roo”.

Chr’hoong Sa Thầy năc muy zr’lụ cha noọng xơơt bhlầng âng tỉnh Kon Tum. Zập c’moo, tước cr’chăl x’rịa c’moo dưr vaih cớ đhr’năng căh zập đác tưới đoọng ha tơơm chr’noh, pa bhlầng năc đhăm choh ha roo ruộng hân noo ha ọt-ha pruốt. Vêy đoo c’moo cha noọng đanh, đhanuôr vel đong bil bal k’zệt hecta ha roo. T’cooh Giả Tấn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel đong chr’hoong Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đoọng năl, đươi vêy bhrợ têng bấc c’lâng bh’rợ cha groong lâng cha noọng xơơt năc chr’hoong ơy pa xiêr bil bal coh bhrợ têng ha rêê đhuôch:“Cơnh lâng đhăm căh vêy a bóc đấc năc ra pặ cr’chăl đâh lâh, pa bhlầng nắc pazêng chr’noh ếp t’ngay. Bơr pêê zr’lụ căh vêy đác k’rong tưới năc xăl choh chr’noh lơơng cơnh bhơi rơ veh, a bhoo lâng tơơm rau lơơng. Jưah lâng đêêc nắc xay moon, k’dua apêê chr’val, thị trấn pa zay đươi apêê zên sự nghiệp đoọng pa sạch, k’tuốih c’lâng zr’rooh đác, cha groong đhr’năng chrệêp đác a bóc, bh’nậ. Pa zưm lâng Trạm thủy nông đoọng pahooi k’bơch đác liêm choom lâng xay moon đươi dua đươi dua k’bơch k’miah”./.

Kon Tum:

Giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn cuối mùa khô

Sau nhiều năm phải gánh chịu thiệt hại do tình trạng hạn hán vào cuối mùa khô, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm ứng phó với khô hạn và đã giảm thiểu được thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.

Giữa cao điểm khô hạn của mùa khô Tây Nguyên, cánh đồng diện tích hơn 11héc ta của người dân thôn Gia Xiêng, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn xanh ngắt màu xanh của lúa nước vụ Đông- Xuân. Anh A Thun, thôn trưởng Gia Xiêng cho biết, cả cánh đồng phụ thuộc vào một nguồn nước tưới từ đập thủy lợi Đăk Hlang. Để chống hạn cách duy nhất là phải sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả:“Thời gian này cánh đồng của thôn Gia Xiêng nước cũng vẫn là đầy đủ. Bản thân tôi mỗi cuộc họp thôn cũng tuyên truyền bà con để điều tiết nước cho hợp lý. Phải đưa nước từng nấc, nấc cao, nấc thấp cho hợp lý. Bản thân thường xuyên đi kiểm tra mương nước tới đập, huy động bà con nạo vét để đủ nước trong vụ Đông- Xuân này”.

Cùng với sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả, để giảm thiểu thiệt hại đối với diện tích lúa nước vụ Đông- Xuân do ảnh hưởng của hạn hán giai đoạn cuối mùa khô tại các xã, như: Sa Nghĩa, Sa Bình, Ya ly…, huyện Sa Thầy, hàng trăm hộ dân đã chuyển sang trồng cây ngô, sắn, rau màu… thay vì vụ lúa bấp bênh. Nhà có 5 sào ruộng, ông Phan Lương, thôn Hòa Bình, xã Sa Nghĩa cho biết, ứng phó với tình trạng thiếu nước tưới vụ Đông- Xuân, mấy năm nay ông chuyển 3 sào sang trồng cây ngô, hiệu quả kinh tế mang lại còn cao hơn cấy lúa:“Trồng ngô so với lúa nước thì nhàn hơn vì lý do lúa nước cứ hàng ngày anh phải đến thăm nhất là vụ Đông- Xuân để cho nước. Còn cây ngô 10 ngày anh mới tới anh cho một lần. Việc thứ hai chăm sóc rất nhẹ nhàng hơn, cũng không bị sâu bệnh bao nhiêu. Ví dụ như rầy, sâu các loại bệnh thì ít hơn lúa. Sản phẩm bán cái trái, thứ hai xước để người ta làm chả ram. Vấn đề thứ ba bán cái cây, 1.000m2 thì bán riêng câi cây dược gần 1 triệu. Trồng ngô so với lúa nước thì lợi nhuận đem lại gấp đôi”.   

Huyện Sa Thầy là một trong những địa bàn trọng điểm khô hạn của tỉnh Kon Tum. Hàng năm, cứ đến giai đoạn cuối mùa khô lại xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là diện tích lúa nước vụ Đông- Xuân. Có năm hạn hán kéo dài, người dân địa phương mất trắng hàng chục héc ta lúa. Ông Giả Tấn Đạt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết, nhờ thực hiện đồng thời nhiều giải pháp ứng phó với khô hạn nên huyện đã giảm thiểu được thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp:“Đối với những diện tích không có hồ đập bố trí lịch thời vụ sớm hơn, đặc biệt là cơ cấu những giống ngắn ngày. Một số vùng không có khả năng về nước tập trung chuyển đổi qua cây trồng cạn như rau màu, ngô và một số loại cây khác. Bên cạnh đó thì tuyên truyền, chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực dùng các nguồn vốn sự nghiệp để mà nạo vét, khơi thông kênh mương, chống tình trạng rò rỉ các hồ, đập. Phối hợp với Trạm thủy nông để mà điều tiết nước cho hợp lý và tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm./.”

PV Khoa Điềm-TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC