Ma nuyh Cơ Tu  z’lâh k’đhap đha rựt
Thứ năm, 10:57, 10/08/2023        Vơnich Oang        Vơnich Oang
Đhị chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ting t’ngay leh vaih bấc apêê đhanuôr Cơ Tu bhrợ cha choom tơợ xăl cơnh choh bêệt, băn rơơi đơơng chô bh’nơơn kinh tế dal.

 

 

Tước ha bu, quầy tạp hóa âng amoó Lê Thị Đông ặt đhị vel du lịch cộng đồng vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bấc ngai gluh moọt câl bhlêy. Zr’lụ pa câl hàng âng a moó Đông đhơ k’tứi ha dợ ra pặ liêm mắt lâng zập rau hàng hóa, đươi cơnh đêêc năc zập bêl cung vêy ma nuyh tước câl, cha ơh.

Amoó Lê Thị Đông đoọng năl, quầy hàng ta bhrợ coh đong năc buôn đoọng jưah tr’câl tr’bhlêy, jưah k’rang bhươn chr’noh. Moon ooy đong ặt t’mêê xây liêm mâng, a moó Đông truih, năc tơợ t’ngay tơợp chô ooy đong k’diic moọt c’moo 2005, tr’mông tr’meh k’đhap đha rựt. Amoo truih, chô bhrợ ma mai coh đong  vêy tước 9 cha năc ađhi noo, bhiệc bhrợ cha căh vêy, tu cơnh đêêc tr’mông tr’meh đha bhuch zập rau. Tu cơnh đêêc, muy c’moo t’tun, amoó Đông xay lâng k’diic năc ặt đong lalay đoọng pa dưr tr’mông tr’meh tơợ tr’prang têy ga gooh. Tơợ đêêc, zập t’ngay 2 diic điêl lướt bhrợ thuê, k’rong k’miah ting đồng đoọng câl bơr pêê p’nong a’ọc bhrợ m’ma. Đươi vêy pa zay bhrợ cha, pa choom ta mooh zập đăh đươi cơnh đêêc bh’rợ b’băn âng diic điêl amoó zăng liêm buôn. Vêy zên, amoó k’rong băn pa xoọng t’ri k’roọc lâng zêệ a lăc; choh prí, chứa, rơ veh… đoọng pa xoọng thu nhập đoọng ha pr’loọng đong. Amoó Lê Thị Đông moon, xoọc đâu pa chô lưch zập tơợ bh’nơơn, zập c’moo diic điêl amoó vêy pa chô tơợ 150 – 200 ức đồng. “Tr’mông tr’meh pr’loọng đong zêng g’nưm tơợ tr’pang têy ga gooh ga ghiêng. Mị diic điêl zi pa zay bhrợ têng zập rau lâng k’rong k’miah ting c’moo. Nâu kêi vêy rau cha, ra xập năc cung dooh lâh cơnh lalăm. Ađay pa zay bhrợ cha lâh mơ dzợ, đoọng vêy tr’mông tr’meh liêm choom lâh mơ.”

Cung tơợp bhrợ lâng tr’pang têy ga gooh, a noo Hồ Xuân Minh ặt đhị vel Pa noong, chr’val Hương Sơn, chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năc tơợp bhrợ cha tơợ bh’rợ prưah bhrợ k’tiếc bhươn đong. Lâng đợ zên 40 ức đồng vặ tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội, anoo Minh k’rong choh bhrợ 4 hec ta keo lâng bơr pêê sào ổi ha dợ xoọc tơợp căh lâh pa chô bh’nơơn.  Đhơ cơnh đêêc, a noo ting pa zay lâh mơ, c’moo 2006, a noo Minh ting zươc ting pâh lớp pa choom kỹ thuật cha choh, b’băn âng Phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xơc vel đong chr’hoong Nam Đông bhrợ. Lâng pazêng c’năl ơy bơơn ting pa choom, a noo Minh k’rong bhrợ bhươn, đơc 1 sào choh ổi, 3 sào choh chứa, k’nặ 2 sào choh prí, jưah xăl 3 hecta choh choh keo đoọng xăl choh cao su, pih lâng thanh trà. Lâh mơ, anoo Minh dzợ đươi k’tiếc truih k’ruung đoọng choh abăng điền trúc lâng pêch aboc, băn a xiu… lâng c’lâng bh’rợ pay êp băn đanh. Anoo Hồ Xuân Minh đoọng năl, tơợ lâh 10 c’moo pa zay bhrợ cha, xoọc đâu diic điêl anoo ơy vêy 1 trang trại bhưah k’nặ 20 hec ta keo, cao su, bhươn cha p’lêê lâng cr’năn k’roọc 5 p’nong… Tơợ cr’noọ bh’rợ bhươn đong, zập c’moo pr’loọng đong anoo Minh vêy pa chô tơợ 200-280 ức đồng. “Bhrợ cha doọ k’đhap cơnh lâng ngai lalua zay bhrợ têng. Rau k’đhap coh cha choh năc đhanuôr căh ơy năl đươi dua khoa học kỹ thuật. Ha dang choom choh bhrợ năc vêy pa chô bh’nơơn. Ha dợ bhrợ têng cơnh a hay, đương g’nưm tơợ pleng k’tiếc năc k’đhap bhlầng. Bhrợ têng liêm crêê, pa chăp ghit đăh chr’năp đoọng khoa học. Choh n’loong đanh c’moo luuc lâng choh tơơm ếp t’ngay  đoọng pay êp băn đanh. Năc cơnh  bhrợ âng c’la cu”.

Pazêng c’moo đăn đâu, đhị chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế leh ting bấc cr’noọ bh’rợ cha choom đơơng chô bh’nơơn dal cơnh: cr’noọ bh’rợ choh zứa Kaien đhị apêê chr’val Hương Sơn, Hương Xuân, Hương Hữu; choh pih đhị chr’hoong Hương Lộc, Hương Xuân, Thương Quảng… T’cooh Hồ Sỹ Tân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, lâh mơ k’đhơợng tín chấp đoọng, zooi đhanuôr vặ zên bhrợ cha, Hội năc dzợ pa zưm lâng Phòng Nông nghiệp bhrợ apêê khóa tập huấn đăh kỹ thuật ch’choh lâng b’băn. Pazêng, hội viên ơy đươi dua zên vặ liêm choom, ha dưr z’lâh k’đhap đha rựt. Lâh mơ, dzợ bấc pr’loọng pa dưr ca van đơơng chô bh’nơơn k’ha riêng ức đồng zập c’moo cơnh pr’loọng đong amoó Đông, anoo Minh: “Năl đươi dua khoa học kỹ thuật đhị bhrợ têng, apêê pr’loọng đha nuôr ơy vêy bơơn bh’nơơn liêm dal lâng bấc c’moo bơơn ta haanh deh năc pr’loọng bhrợ cha choom. Tơợ pazêng g’luh hơnh deh năc đoo, apêê pr’loọng pa choom cớ đoọng ha pêê lơơng ting lêy bhrợ, pa dưr ca van.”./.

Người Cơ Tu vượt khó thoát nghèo

Tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xuất hiện nhiều hộ đồng bào Cơ Tu có cuộc sống khấm khá nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Mặt trời đã khuất sau rặng núi phía xa nhưng quầy hàng tạp hóa của chị Lê Thị Đông ở làng du lịch cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tấp nập người vào, ra mua bán khiến chị Đông không kịp ngơi tay. Quầy hàng tạp hóa của chị Đông tuy nhỏ nhưng bài trí đẹp mắt với đủ loại hàng hóa nên lúc nào cũng đông khách.

Chị Lê Thị Đông cho biết, quầy hàng nằm ngay trong nhà nên vừa tiện việc mua bán, vừa tranh thủ trông coi vườn tược. Chỉ vào ngôi nhà mới xây to, đẹp nhất xóm, chị Đông bùi ngùi nhớ lại ngày đầu mới lấy chồng (năm 2005) với bao nghèo khó, cơ cực. Chị kể, về làm dâu trong gia đình có 9 anh em, công ăn việc làm không có nên cuộc sống quanh năm túng thiếu. Vì thế, một năm sau, chị Đông bàn với chồng xin ra ở riêng và bắt đầu cuộc sống mới với đôi bàn tay trắng. Từ đó, ngày ngày 2 vợ chồng đi làm thuê, chắt chiu từng đồng đồng tiền lẻ để mua vài ba con heo làm giống. Nhờ chịu thương, chịu khó lại ham tìm tòi, học hỏi nên việc chăn nuôi của vợ chồng chị khá thuận lợi. Có vốn, chị đầu tư nuôi thêm trâu, bò và nấu rượu; trồng chuối, thơm, hoa màu… để tăng thu nhập cho gia đình. Chị Lê Thị Đông khoe, hiện tại thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi và buôn bán, mỗi năm vợ chồng chị thu về từ 150 - 200 triệu đồng: “Cuộc sống gia đình đi lên từ hai bàn tay trắng. Hai vợ chồng cố gắng bươn chải, tiết kiệm và xây dựng qua từng năm. Nay có cái ăn, cái mặc tôi cũng cảm thấy hài lòng rồi. Mình cố gắng xây dựng hơn nữa, để có cuộc sống sung túc hơn.”

Cũng với hai bàn tay trắng, anh Hồ Xuân Minh ở thôn Pa noong, xã Hương Sơn, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình kinh tế vườn đồi. Với nguồn vốn 40 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, anh Minh đầu tư trồng 4 héc ta keo và vài sào ổi nhưng thời gian đầu không mấy hiệu quả. Không nản chí, năm 2006, anh Minh đăng ký tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông tổ chức. Với những kiến thức đã học, anh Minh đầu tư cải tạo vườn đồi, dành 1 sào trồng ổi, 3 sào trồng dứa, gần 2 sào trồng chuối, đồng thời chuyển đổi 3 héc ta cây keo trồng kém hiệu quả sang trồng cao su, cam và thanh trà. Ngoài ra, anh Minh còn tận dụng đất dọc bờ suối để trồng măng điền trúc và đào ao nuôi cá... với phương chấm lấy ngắn nuôi dài. Anh Hồ Xuân Minh cho biết, sau 10 năm miệt mài làm lụng, hiện tại vợ chồng anh đã sở hữu 1 trang trại rộng gần 20 héc ta keo lá tràm, cao su, vườn cây ăn quả và đàn bò 5 con... Từ mô hình kinh tế vườn đồi, mỗi năm gia đình anh Minh thu nhập từ 200-280 triệu đồng. “Làm giàu không khó đối với những ai thật sự siêng năng, cần cù, chịu khó tìm tòi học hỏi.  Cái khó trong trồng trọt là khi chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Cây trồng nếu chúng ta chăm bón tốt và đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ thành công. Chứ cứ trồng như trước đây, nhờ trời thương thì khó lắm. Áp dụng khoa học kỹ thuật ở đây không chỉ ở chỗ kỹ thuật chăm sóc mà còn chỗ tính toán có khoa học. Trồng cây lâu năm cần xen với cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài. Đó là cách của tôi làm.”

Những năm gần đây, tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm ăn cho hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng dứa Kaien ở một số xã Hương Sơn, Hương Xuân, Hương Hữu; mô hình trồng cam ở Hương Lộc, Hương Xuân, Thượng Quảng… Ông Hồ Sỹ Tân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết, ngoài việc đứng ra tín chấp, hỗ trợ bà con vay vốn phát triển sản xuất, Hội còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Hầu hết, hội viên đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, vươn lên thoát đói nghèo. Thậm chí, nhiều hộ còn vươn lên làm giàu cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ gia đình chị Đông, Anh Minh: “Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, các hộ gia đình đã có những thành tích đáng khen và nhiều năm liền được biểu dương là hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Qua những lần biểu dương tôn vinh đó, các hộ điển hình tiếp tục hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, truyền lửa ý chí vươn lên làm giàu cho các hộ khác trên địa bàn./.”

       Vơnich Oang

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC