Bâc t’ngay n’nâu, đha nuôr Cơ Tu coh zr’lụ da ding cacoong Quảng Nam xooc moot ooy hân noo pêêh pay a tuông a băr x’ría hânnoo. C’moo đâu, đha nuôr zâp ngai zêng bhui har tu tuông bơơn bâc bh’nơơn, chr’năp pa câl dal.
Đhr’nong đong n’loong bhưah dâng 40 mét vuông âng amoó Zơrâm Thị Hương ăt coh vel Agrih, chr’val Axan, chr’hoong da ding ca coong, tỉnh Quảng Nam năc đhị pa câl zâp râu, ma nưih luh moot xu blu, đh’riêng p’rá cr’chăng ra hô. C’la đong công tr’vâng n’jưah đơp pay câl atuông âng đha nuôr n’jưah pa câl pr’đươi ha t’mooi. Amoó Zơrâm Thị Hương bơơn năl tươc năc muy cha năc pân đil choom bhrợ cha.
Amoó Hương xay truih, l’lăm a hay, amoó công cơnh adhi amoó Cơ Tu coh chr’val Axan muy năl tal ha rêê pooc ruộn, mơ cha mơ đêêc bhrợ. Amoó bhrợ têng ga lêêh ga lêêng căh bơơn đhêy ăt prang c’moo toot c’xêê năc công vêy bêl cha bêl jâng. Ađhi amoó Cơ Tu coh da ding ca coong n’nâu tỵ tơợ a hay zay bhrợ têng đha nui tr’ut n’đhang câ ca chit ca mal. N’đhơ cơnh đêêc, amoó Hương năc muy coh hăt ngai vêy cơnh pa chăp la lay. Amoó căh tộ pr’ngâu đhị ha ul đha rưt ăt ta pun. Amoó kiêng dưr z’lâh lâng bh’rợ tr’xăl cơnh pa chăp, cơnh bhrợ. C’moo 2010, amoó vă Ngân hành Chính sách 5 ưc đồng k’rong câp puôn p’nong aoc ađhuôc chô băn. Căh âi năl cơnh băn a oc ađhuôc, pr’luh cay tươc, aoc amoó zêng c’măp. Bơơn lêy râu căh choom âng đay, a moó n’jưah chơơc lêy pa choom bâc đhị lâng n’jưah ting pâh apêê lớp pa choom ng’cơnh choh bêêt, băn rơơi âng Hội pân đil, Hội nông dân vel đong bhrợ têng. Chroi k’rong đợ c’năl tợơ apêê lơp pa choom đoọng, amoó Hương vă cớ 10 ưc đồng n’đăh Hội Pân đil đoọng k’rong băn cớ aoc lâng uh buôh. K’rong k’bơơch tr’xin, c’moo 2013, amoó bhrợ p’xoọng quán tạp hóa. Amoó bơơn lêy, pa câl tạp hóa năc đhêêng bơơn lời 5 r’bhâu tươc 10 r’bhâu đồng a năm, ha dợ đha nuôr tươc câl zêng pay nợ, bâc c’moo căh mă chroot. Coh bêl đêêc, pr’đơợ bh’nơơn ha rêê đhuôch âng đha nuôr bhrợ t’vaih năc z’zăng bâc, amoó quyết định dzang bhrợ đại lý k’rong pay câl bh’nơơn âng đha nuôr apêê chr’val da ding ca coong Ch’ơm, Gari, Axan, Tr’hy. Đươi vêy bhriêl t’bach, amoó Hương âi đơơng âng bh’nơơn ha rêê đhuôch âng đha nuôr Cơ Tu tươc apêê tỉnh thành phố coh prang k’tiêc. Amoó Zơrâm Thị Hương xay moon, pa chô zâp c’moo âng đay dâng 200 ưc đồng. “Nâu câi c’lâng p’rang liêm, công nghệ thông tin dưr k’rơ năc pr’đơợ đoọng ahêê dưr bhrợ cha. Acu lươt zâp ooy p’têêt pa zum pa câl, lêy hâu apêê kiêng, hâu apêê pay xang năc chô moon ooy đha nuôr choh bơơn. Acu công moon đha nuôr choh muy râu, ngai choh ahự choh, ngai choh nghệ choh, ngai choh sâm… đoọng vêy bh’nơơn dal. Ahêê căh choom choh bâc râu muy đhị k’tiêc cơnh a hay. Xang năc acu tươc pay câl bh’nơơn âng đha nuôr xang năc đơơng pa câl ooy đồng bằng.”
Ha dang cơnh bêl a hay, adhi a moó năc muy năl tươc bh’rợ ha rêê đhuôch, choh ha roo, a rong, đâc ooy crâng a ruih căt bhơi, đêêh a băng đoọng ha đong đay cha, năc nâu câi công apêê bh’nơơn n’năc, đợ bh’nơơn tơợ crâng ca coong, ha rêê đhuôch… âi bơơn ađhi a moó pân đil Cơ Tu pa câl pa căh đhị bâc ooy tơợ chợ pa tươc mạng xã hội, câl bh’nơơn âng da ding ca coong tươc ma nưih đươi dua ch’ngai đăn. Pr’dưr pr’dzoọng apêê pân đil Cơ Tu coh xa nâp acoon coh đay dzoọng xay truih pa căh lâng pa câl apêê bh’nơơn ha rêê đhuôch đhị apêê phiên chợ căh câ apêê hội chợ triển lãm âi dưr vaih looih lâng bâc ngai tơợ da ding ca coong tươc thành thị. Amoó Zơrâm Thị Chiênh, Chủ tịch Hội pân đil chr’val Gari, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, đhị bâc g’luh ting pâh hội chợ, amoó âi bơơn năl z’hai pa câl pr’đươi. Đoọng bhrợ t’vaih chr’năp ha ma nưih đươi dua, lâh mơ p’ghit ooy chất lượng, nhãn mac zâp prang năc bh’nơơn âng đay công choom bhrợ pa căh la lay đoọng t’đang t’pâh: “Zâp bêl pâh hội chợ, azi buôn đươi dua a xợ đoọng puôl, k’độ bh’nơơn xăl đoọng đươi dua ch’đhung ao boo. Năc cơnh bhrợ đoọng t’đang t’pâh t’mooi tươc. Acu công kiêng zâp ngai Cơ Tu hêê vêy bơơn pâh bâc phiên chợ, hội chợ n’jưah pa choom kinh nghiệm n’jưah xay truih pa căh bh’nơơn yêm âng đha nuôr, n’jưah t’vaih râu pa chô ha đha nuôr.”
Ting p’căn Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Pân đil chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cr’chăl ha nua, Hội Liên hiệp Pân đil chr’hoong t’bhlâng bhrợ k’rơ apêê bh’rợ p’too moon tr’xăl cơnh pa chăp, cơnh bhrợ âi zooi ađhi amoó bơơn năl bâc c’năl liêm crêê, pa bhlâng năc zooi ađhi amoó tr’xăl pr’chăp, pân bhrợ pa dưr tr’mông tr’meh, yêm têêm pr’ăt tr’nơt, chroi đoọng t’bil ha ul pa xiêr đha rưt. Amoó Bhríu Thị Nem moon ghit, coh cr’chăl tươc, Hội năc t’bhlâng bhrợ pa dưr bâc bh’rợ pr’hay, ha dưr dal z’hai bhrợ cha ha pân đil, chroi đoọng bhrợ têng apêê xa nay pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’mông âng vel đong: “Coh cr’chăl tươc, Liên hiệp pân đil chr’hoong vêy t’bhlâng p’too moon ađhi a moó p’zay ting pâh sinh hoạt, pâh bhrợ apêê bh’rợ âng hội. Tơợ đêêc, ng’cơnh choom ha dưr dal c’năl, ha dưr chr’năp, ha dưr dal bh’rợ âng pân đil coh pr’loọng đong lâng vel đong, đh’rưah lâng t’bhlâng ting pâh pa dưr tr’mông tr’meh, bhrợ pa dưr pr’loọng đong ca bhố ngăn./.”
Phụ nữ Cơ Tu đổi cách nghĩ, thay cách làm để phát triển kinh tế
Nhiều năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các cấp Hội Phụ nữ tại địa phương, chị em Cơ Tu ở miền núi tỉnh Quảng Nam đã từng bước thay đổi tư duy, lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện thực tế đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.
Những ngày này, bà con Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam đang vào mùa vụ thu hái các loại đậu cuối vụ. Năm nay, bà con ai cũng phấn khởi vì đậu được mùa, được giá.
Ngôi nhà gỗ rộng khoảng 40 mét vuông của chị Zơrâm Thị Hương ở thôn Agrih, xã Axan, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là đại lý kinh doanh tổng hợp, người ra vào tấp nập, tiếng cười nói rôm rả. Chủ nhà cũng tất bật vừa thu mua đậu của bà con vừa bán hàng cho khách. Chị Zơrâm Thị Hương được biết đến là hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Chị Hương chia sẻ, trước đây, chị cũng như chị em Cơ Tu ở xã Axan chỉ biết phát nương, cuốc ruộng, tự cấp tự túc. Chị làm lụng cật lực quanh năm suốt tháng vẫn bữa đói, bữa no. Chị em Cơ Tu ở vùng cao này vốn chịu thương, chịu khó nhưng lại nhút nhát, rụt rè. Nhưng chị Hương là một trong ít người có suy nghĩ khác. Chị không cam chịu đói nghèo cứ đeo bám mãi. Chị muốn vươn lên bằng việc thay đổi cách nghĩ cách làm. Năm 2010, chị vay Ngân hàng Chính sách 5 triệu đồng đầu tư mua 2 cặp heo nái về nuôi. Không có kiến thức nuôi heo nái, khi dịch ập đến, bầy heo nhà chị mắc bệnh và chết hết. Nhận thấy điểm yếu của mình, chị vừa tìm tòi học hỏi ở nhiểu nơi và tham gia tất cả các buổi sinh hoạt hội phụ nữ thôn, xã; tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi của Hội phụ nữ, hội nông dân địa phương tổ chức. Góp nhặt những kiến thức từ những lớp tập huấn, chị Hương vay 10 triệu đồng bên Hội Phụ nữ đứng tín chấp tiếp tục đầu tư nuôi heo và nấu rượu. Tích góp từng ít, năm 2013 chị mở thêm quán tạp hóa. Chị nhận thấy, bán tạp hóa chỉ lời được 5 nghìn đến 10 nghìn đồng, bà con đến mua hàng chủ yếu ghi nợ, vài năm chưa trả nổi. Trong khi đó, tiềm năng nông sản sạch của bà con làm ra tương đối dồi dào, chị quyết định chuyển sang làm đại lý đầu mối, thu mua hàng nông sản của bà con các xã vùng cao Ch’ơm, Gari, Axan, Tr’hy. Nhờ nhạy bén, chị Hương đã đưa hàng nông sản của đồng bào Cơ Tu đến các tỉnh thành phố trong cả nước. Chị Zơrâm Thị Hương bộc bạch, thu nhập bình quân một năm của mình trên dưới 200 triệu đồng. “Hiện nay, đường sá đã thuận tiện, công nghệ thông tin, phát triển là điều kiện để chúng ta không thể cứ ngồi nhìn mà không biết bứt phá tận dụng để phát triển kinh tế. Tôi liên kết với các đại lý, đầu mối dưới xuôi xem họ cần gì, thích gì rồi về vận động bà con làm chuyên canh vùng nguyên liệu như sả, gừng, nghệ, sâm dây, sâm ba kích, dứa núi và các loại dược liệu… để có năng suất cao, không nên trồng lộn xộn như trước đây. Tôi đến từng nhà thu mua hàng nông sản từ bà con rồi chuyển về xuống các đại lý, đầu mối dưới xuôi.”
Nếu như trước đây, chị em chỉ biết đến việc lên nương trồng lúa, trồng sắn, lên rừng hái rau, bẻ măng để phục vụ cho bữa ăn gia đình thì nay vẫn những cây trồng quen thuộc, những sản phẩm từ núi rừng, nương rẫy,… đã được chị em phụ nữ Cơ Tu mạnh dạn rao bán trên các phương tiện từ chợ truyền thống đến trang mạng xã hội, mang hàng nông sản của miền núi đến người tiêu dùng gần xa. Hình ảnh những người phụ nữ Cơ Tu trong trang phục dân tộc mình đứng giới thiệu và bán các mặt hàng nông sản tại các phiên chợ hay các hội chợ triển lãm đã trở thành quen thuộc với khách hàng từ miền núi đến thành thị. Chị Zơrâm Thị Chiênh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Gari, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay, qua nhiều đợt tham gia hội chợ, chị đã học hỏi được kinh nghiệm bán hàng. Để tạo uy tín cho người tiêu dùng, ngoài chú trọng chất lượng, nhãn mác đầy đủ thì sản phẩm của mình cũng cần mang bản sắc riêng: “Mỗi lần tham gia hội chợ, chúng tôi vẫn tạo được ấn tượng với khách hàng bằng bản sắc núi rừng. Đó chính là thay vì dùng túi ni long, chúng tôi sử dụng lá chuối để gói đồ như đồng bào mình hay dùng xưa nay. Tôi cũng mong muốn phụ nữ Cơ Tu nói riêng và đồng bào miền núi nói chung có cơ hội tham gia nhiều phiên chợ, hội chợ vừa học hỏi kinh nghiệm vừa quảng bá được nông sản sạch, bản sắc văn hóa vừa có thêm thu nhập.”
Theo bà Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm đã giúp chị em lĩnh hội nhiều kiến thức có ích, đặc biệt giúp chị em thay đổi tư duy, mạnh dạn phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chị Bhríu Thị Nem nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hội tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ , góp hần thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương: “Trong thời gian đến, Liên hiệp phụ nữ huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia buổi sinh hoạt, các phong trào hoạt động của hội. Từ đó làm sao nâng cao hiểu biết, nâng cao vị thế, nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, đồng thời tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc./.”
Viết bình luận