N’niên lâng dưr pâ coh đhăm k’noong k’tiêc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tơợ tứi pr’ăt tr’mông âng pr’loọng đong amoó Avô Thị Bé, ma nưih Cơ Tu coh chr’val Bha Lêê âi bâc râu zr’năh k’đhap. Dưr pâ, pay k’diic luh ăt la lay, amoó năc bhrợ zâp râu bh’rợ cơnh pa câl, bhrợ ha rêê n’đhang pr’ăt tr’mông ăt ta bhuch xr’dô. Bâc c’moo ahay, amoó Avô Thị Bé âi vă 40 ưc đồng tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội, k’rong bhrợ pa dưr đong c’rooc, a oc, a tưch, ađha. Xooc đâu, bhươn a tông âng a moó vêy k’noọ 40 p’nong aoc, cr’năn 8 p’nong c’rooc. Amoó dzợ k’rong choh lâh 5 héc ta tơơm keo. Amoó Avô Thị Bé xay truih, zâp c’moo pr’đhang bhrợ cha âng pr’loọng đong amoó đoọng pa chô lâh 150 ưc đồng. Tơợ pr’loọng đha rưt, xooc đâu pr’ăt tr’mông pr’loọng đong dưr z’zăng ta clơ, vêy râu đơc râu cha:“L’lăm ahay acu đha rưt bhlâng, căh vêy râu rí, năc acu lươt vă zên Chính sách Nhà nước k’rong câl m’ma bhrợ g’roong lâng bhrợ đong c’rọol, xang n’năc vă cớ đoọng bhrợ t’bhưah. C’moo đâu băn 8 p’nong c’rooc. P’răt tr’mông nâu câi doó zưa mơ a hay, zăng yêm têêm âi. Acu p’too moon ađhi amoó coh vel ma p’zay bhrợ têng, z’lâh k’đhap ha ul. N’hâu ađay choom bhrợ năc p’zay p’too moon đoọng ha pêê ma ting bhrợ. K’noọ tươc công bhrợ t’bhưah p’xoọng lâh. Pr’loọng ngai zr’năh k’đhap năc ađay k’rong bhrợ zooi đoọng m’ma bh’năn.”
Công cơnh amoó Avô Thị Bé, tơợ muy pr’loọng zr’năh đha rưt, xooc đâu amoó Alăng Thị Clơơnh, ăt coh vel Atêêp, chr’val Bhalêê, chr’hoong Tây Giang âi vêy coh têy pr’đhang bhrợ cha choh bêêt, băn rơơi cơnh lâng râu pa chô z’zăng choom hơnh deh…. Amoó Alăng Thị Clơơnh dzợ năc Chi hội trưởng pân đil vel Atêêp, lưch loom pa choom đoọng ha đhi amoó ooy z’hai bhrợ cha băn rơơi, choh bêêt. Đươi cơnh đêêc, bâc ađhi amoó coh vel âi mă z’lâh đha rưt nhâm mâng. T’mêê đâu, amoó Alăng Thị Clơơnh dzợ t’đang moon bh’rợ “Băn aoc k’tiêc” đoọng vêy zên zooi apêê pân đil zr’năh k’đhap pa dưr bh’rợ tr’nêng. Amoó Đinh Thị Lum, Chủ tịch UBND chr’val Bhalêê, chr’hoong Tây Giang, rơơm kiêng:“Rơơm kiêng bhlâng năc kiêng apêê ban, ngành, bh’cộ tơợ chr’val tươc chr’hoong, tỉnh, Trung ương k’rong đoọng đợ zên ha pêê pr’loọng đong vêy cr’noọ kiêng bhrợ cha, đợ zên lãi suất đệ ha đhi amoó vă bhrợ t’bhưah pr’đhang bhrợ cha.”
Đhị chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xooc vêy lâh 100 cha năc pân đil Cơ Tu bhrợ cha choom. Amoó Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang, đoọng năl: Đh’rưah lâng bh’rợ bhriêl g’lăng coh pa dưr tr’mông tr’meh, apêê amoó dzợ năc đợ apêê pân đil liêm ta nih, zay ting pâh apêê bh’rợ âng Hội, năc lưch loom zooi apêê pân đil lum zr’năh k’đhap n’lơơng dưr z’lâh đha rưt:“Coh vel đong chr’hoong, zâp chr’val năc vêy tơợ 1 tươc 2 cha năc pân đil choom bhrợ cha. Vêy muy cha năc coh vel Đang năc amoó Avô Thị Bé, n’jưah năc ma nưih choom bhrợ cha n’jưah năc Chi hội trưởng coh prang 10 c’moo ha nua. Cr’chăl ha nua, azi rơơm zâp câp, zâp ngành vêy bâc cơ chế, chính sách zooi đoọng ha pân đil, pa bhlâng năc apêê amoó coh bh’rợ tơơp bhrợ cha, zooi đoọng m’bứi đoọng ha pêê ađhi amoó vêy zên pa dưr p’xoọng. Rơơm kiêng vêy đợ zên vă doó vêy lãi tơợ 1 tươc 3 c’moo đoọng apêê a đhi amoó t’bhlâng bhrợ t’bhưah, bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng ha pêê ađhi amoó n’lơơng ting bhrợ têng.”
Tơợ zên Quỹ zooi đoọng ha pân đil dh’rưah lâng đợ zên vă âng Ngân hàng Chính sách xã hội, tươc đâu, Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Nam âi pay đoọng lâh 2 r’bhâu tỷ đồng, zooi k’noọ 54 r’bhâu pr’loọng vă đoọng k’rong bhrợ pa dưr bh’rợ tr’nêng. K’zêt r’bhâu pân đil đha rưt coh zr’lụ da ding ca coong âi bơơn zooi đoọng m’ma, phân bón, pa choom đoọng cơnh choh băn, xay moon đoọng bh’rợ tr’nêng. P’căn Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Pân đil tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Bh’rợ zooi đoọng pân đil đhị apêê chr’hoong da diing ca coong, zr’lụ zr’năh k’đhap âng tỉnh pa dưr tr’mông tr’meh, pa dưr đha rưt bơơn zâp câp Hội xay bhrợ mr’cơnh, bhrơợng lâng liêm choom đhị apêê bh’rợ, đề án, g’luh p’too moon…. Ting p’căn Nguyễn Thị Liên, ting t’ngay ting dưr vaih bâc apêê pân đil da ding ca coong, đha nuôr acoon coh pân pa chăp pân bhrợ, zay t’bach, bhriêl g’lăng, z’lâh k’đhap dưr ca van coh đhăm k’tiêc vel đong:“Cơnh lâng pân đil da ding ca coong cơnh lâng tinh thần trách nhiệm lưch loom, ađhi amoó âi z’lâh loom cr’chit, bhrợ t’vêy apêê bh’rợ xa nay. Bh’rợ zooi đoọng pân đil pa dưr tr’mông, pa xiêr đha rưt nhâm mâng tơơp bhrợ cha công bơơn ađhi amoó p’ghit xay bhrợ. Apêê amoó âi ma bhrợ têng lâh 2 r’bhâu tỷ đồng zên ngân hàng chính sách xã hội lâng đợ zên n’lơơng. Đhị đêêc, zooi bâc pân đil tơơp bhrợ cha lâng z’lâh đha rưt nhâm mâng, chroi đoọng pa xiêr đợ pr’loọng đha rưt âng tỉnh, chroi đoọng dh’rưah lâng apêê chr’val k’noong k’tiêc pa xiêr đha rưt ting c’moo./.”
Phụ nữ Cơ Tu vượt khó làm giàu trên vùng biên giới
Những năm gần đây, nhiều hội viên phụ nữ ở các huyện miền núi, vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, tạo sự lan toả trong phong trào khởi nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Sinh ra và lớn lên trên vùng biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, từ nhỏ cuộc sống của gia đình chị A Vô Thị Bé, dân tộc Cơ Tu ở xã Baha Lêê đã gặp nhiều khó khăn. Lớn lên, lập gia đình riêng, chị phải bươn chải đủ nghề như buôn bán, làm thêm lúa rẫy nhưng cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Mấy năm trước, chị A Vô Thị Bé đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, heo đen, gà vịt. Hiện nay, trang trại của chị có gần 40 heo nái và heo đen, đàn bò 8 con. Chị còn đầu tư trồng hơn 5 héc ta cây keo ven đồi. Chị A Vô Thị Bé chia sẻ, bình quân, mỗi năm mô hình kinh tế của gia đình chị cho thu nhập hơn 150 triệu đồng. Từ hộ nghèo, hiện nay cuộc sống gia đình trở nên khá giả, có của ăn của để:“Trước đây tôi rất nghèo khổ không có kinh tế, mình phải đi vay vốn chính sách nhà nước đầu tư mua giống làm hàng rào và xây chuồng heo, sau đó vay tiếp để mở rộng thêm. Năm nay nuôi 8 con bò. Cuộc sống nay không còn khó khăn như xưa, ổn rồi. Mình nhắc nhở hội viên trong thôn cũng học hỏi thêm cùng vươn lên xoá đói giảm nghèo. Cái gì mình làm được mình phải tuyên truyền lại cho họ. Sắp tới cũng mở rộng thêm nữa. Hộ nào khó khăn mình đầu tư hỗ trợ con giống.”
Cũng như chị A Vô Thị Bé, từ một hộ khó khăn, hiện nay chị Alăng Thị Clơơnh, ở thôn Atếêp, xã Bhalêê, huyện Tây Giang đã có trong tay mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi với nguồn thu nhập đáng kể... Chị Alăng Thị Clơơnh còn là Chi hội trưởng phụ nữ thôn Atêếp, luôn tận tình hướng dẫn hội viên về kinh nghiệm phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, chiều chị em trong thôn đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Mới đây, chị Alăng Thị Clơơnh còn phát động phong trào “Nuôi heo đất” để có vốn giúp hội viên phụ nữ khó khăn phát triển sản xuất. Chị Đinh Thị Lum, Chủ tịch UBND xã Baha Lêê, huyện Tây Giang, mong muốn:“Mong muốn lớn nhất sắp tới là các ban, ngành lãnh đạo từ xã đến huyện, tỉnh, Trung ương đầu tư nguồn vốn cho các hộ gia đình có cầu tiến để phát triển kinh tế, về nguồn vốn lãi suất thấp cho chị em vay mở rộng diện tích trang trại chăn nuôi để phát triển kinh tế nhiều hơn”
Tại huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện có trên 100 điển hình phụ nữ dân tộc Cơ Tu làm kinh tế giỏi. Chị Bríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ huyện Tây Giang, cho biết: cùng với việc năng động trong phát triển kinh tế, các chị còn là những hội viên phụ nữ gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Hội, sẵn sàng giúp đỡ các hội viên khó khăn vươn lên thoát nghèo:“Trên địa bàn huyện, mỗi xã trung bình có từ 1 đến 2 gương điển hình phụ nữ làm kinh tế rất tốt. Có một chị ở thôn Đang là chị A Vô Thị Bé, vừa là tấm gương phát triển kinh tế giỏi vừa là Chi hội trưởng trong suốt 10 năm qua. Thời gian đến, chúng tôi mong các cấp, các ngành có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ, nhất là các chị trong khởi nghiệp, hỗ trợ một phần nào đó để các chị có nguồn vốn phát triển thêm. Mong muốn có nguồn vốn vay không lãi từ 1 đến 3 năm để các chị tiếp tục nhân rộng, tạo công ăn việc làm cho các chị hội viên khác học hỏi theo.”
Từ nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ cùng nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 2 ngàn tỷ đồng, giúp gần 54 ngàn hộ vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hàng chục ngàn phụ nữ nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được hỗ trợ con giống, phân bón, tập huấn, giới thiệu việc làm. Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam cho biết: công tác hỗ trợ phụ nữ tại các huyện miền núi, vùng khó khăn của tỉnh phát triển kinh tế, giảm nghèo được các cấp Hội triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả thông qua các phong trào, đề án, cuộc vận động… Theo bà Nguyễn Thị Liên, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương:“Đối với phụ nữ miền núi với tinh thần trách nhiệm tận tuỵ, chị em đã thoát hẳn tình trạng thụ động, cầm chừng, hình thức thông qua việc đề xuất các chương trình, dự án. Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững khởi nghiệp thì cũng luôn được chị em chú trọng triển khai. Các chị đã chủ động khai thác trên 2 ngàn tỷ đồng vốn ngân hàng chính sách xã hội và nguồn vốn khác. Thông qua đó, giúp nhiều phụ nữ khởi sự kinh doanh và thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, góp phần cùng với các xã biên giới giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm./.”
Viết bình luận