Jưah poóc k’tiếc, a moó Đinh Thị Hiền ặt đhị vel Loỏng Toỏng, chr’val Thanh Sơn, chr’hoong Ba Chẽ jưah xay pa căh zr’lụ bhươn đông âng a moó ơy lơi bấc c’rơ g’lêêh k’rang bhrợ lâng choh tước k’ha riêng tơơm trà pô rơơc xoọc pa chô bh’nơơn. Apêê c’moo lalăm hay, pr’loọng đong vêy 4 cha năc âng a moó ặt coh đhr’năng đha rựt, đong plăng za đêr k’tiếc năc đoo cr’van chr’năp bhlầng.K’tiếc crâng vêy ta đoọng bhrợ ha dợ căh choom bhrợ đoọng vêy pa chô bh’nơơn dal, choh keo năc buôn xơơng c’moo năc vêy pay bh’nơơn, tr’mông tr’meh pr’loọng đong xoọc đêêc muy năl g’nưm tơợ zên bhrợ thuê âng k’dic a năm.
C’moo 2017, Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Ninh lâng Qũy t’pâh pân đil thành phố ha dưr âng thành phố Uông Bí ơy pa zưm, zooi tơơm m’ma trà pô rơơc đoọng ha hội viên pân đil lưm tr’mun k’đhap. Căh mặ zâng hớ lâng đhr’năng đha rựt đha răh, pân đil Dao ơy ting pâh bhrợ. Đớp 100 tơơm m’ma trà pô rơơc, 1 tạ phân g’bur, za nươu k’chêệt bha ruy lâng 1 ức đồng zên mặt, a moó Đinh Thị Hiền pa zay prươh tal, pa liêm k’tiếc, ting pâh apêê lớp tập huấn đoọng ting pa choom cơnh bhrợ, k’rang tơơm chr’noh, cơnh đh’leh đoong, lâh 1 c’moo năc tơơm chr’noh âng a moó ơy chăt vaih t’viêng liêm: “Ơy pêêh pay pô, a xậ trà, acu cung ơy pa câl bấc g’luh. Zập g’luh cơnh đêêc năc bơơn 5-6kg, vêy bêl tước 11kg a xậ, chr’năp pa câl ting t’ngay ting dzoóc.”
N’đhơ ơy bhrợ têng ha rêê đhuôch ha dợ căh zập cha, nâu kêi amoó Hiền ơy năl cơnh choh trà âng đay bêl năl cơnh pa trơơi m’ma, choh t’bhưah k’ha riêng t’nơơm. Pazêng c’moo đăn đâu, trà pô rơơc Ba Chẽ năc ơy vaih bh’nơơn OCOP bha lầng âng Quảng Ninh, năc rau za nươu chr’năp choom zêl oxi hóa, zêl ung thư, pa xiêr n’xiêng coh a ham, pa liêm huyết áp… Xoọc đâu, chr’năp pa câl zập kilôgam pô trà rơơc gooh tơợ 15 ức đồng, a xậ trà chr’năp 80 r’bhầu đồng/kg. Căh muy choom z’lâh đha rựt, trà pô rơơc cung zooi pr’loọng đong amoó Đinh Thị Hiền vêy bh’nơơn pa chô tệêm ngăn, choh đong ặt t’mêê, k’rang tr’mông acoon a nạ học hành ta nih.
Cung bhrợ coh đhăm k’tiếc bôl chăng lang pazêng đhăm crâng, c’moo 2011, pân đil Tày Lã Thị Thu đhị chr’val Dân Chủ, chr’hoong Hoành Bồ n’ty, nâu kêi nắc chô ooy thành phố Hạ Long chô bhrợ ma mai đong t’cooh Đinh Mạnh Đới- ma nuyh tr’nơợp đơơng m’ma ổi lê Đài Loan chô choh đhị đâu. Cr’chăl tr’nơợp, căh vêy zên lâng thị trường k’tứi, a moó Thu năc đơơng pa câl ting ký ổi tước apêê chợ trung tâm ch’ngau 40-50km đoọng pa căh bấc ngai năl. Bêl ơy pa câl zăng tệêm ngăn, a moó xay lâng k’diic năc lơi muy đăh đhăm choh vải, vặ zên tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội, apêê kênh âng Hội pân đil đoọng k’rong choh ổi.
Pazêng t’ngay k’đhap k’ra r’dợ z’lâh, tơơm ổi chăt vaih liêm đhị đhăm k’tiếc lâng ha dưr liêm, pa chô bh’nơơn dal. Đhơ cơnh đêêc, đhr’năng k’rang zư m’ma ổi nâu cung lưm bấc k’đhap, tu ta luôn đh’leh đoong, bha ruy cha a xậ lâng pêêh lơi p’lêê căh liêm xang năc plum lâng xốp đoọng vêy p’lêê pậ ma mơ, k’dzăm, đha hum lâng ngam… Jưah bhrợ, jưah pa choom bhrợ tơợ lơơng, bêl ơy choom bhrợ năc pr’loọng đong amoó Thu xay cớ đoọng ha pêê lơơng ting bhrợ, năc dâng bơr pêê c’moo t’tun, apêê chr’val Sơn Dương, Tân Dân, Bằng Cả, Thống Nhất… zêng vêy choh ổi, đơơng ổi Hoành Bồ vaih năc bh’nơơn OCOP 3 sao bơơn bấc ngai năl tước: Xọoc tơợp muy k’rong choh ổi a năm, ha dợ nâu kêi ơy k’rang lâh bhiệc pa dưr OCOP đoọng tơơm ổi nâu, ting pâh pa căh đhị Hội chợ OCOP âng tỉnh đoọng bấc ngai năl tước chr’năp tr’haanh “ổi t’cooh Đới”. Bơơn bấc ngai năl tước năc a đaycung pa zay zư liêm chr’năp, pa dưr dal bh’nơơn lâh mơ dzợ.
Trơ vâng lâng bh’rợ k’rang lâh 3000 tơơm ổi coh đhăm bhưah 2hecta đơơng chô bh’nơơn 300-400 ức đồng/c’moo, ha dợ amoó Lã Thị Thu dzợ “pr’chăp cơnh t’mêê”. C’moo 2022, amoó bhrợ pa dưr cr’noọ bh’rợ đoọng apêê tước lêy, t’pâh t’mooi du lịch tơợ trung tâm thành phố Hạ Long. T’mooi năc vêy muy t’ngay chêêc năl bhrợ đhanuôr, jưah ting pâh đh’leh đoong, pêêh p’lêê, jưah bơơn ặt đhêy, beh a xiu lâng âm cha ch’na đh’năh a yêm. Cr’nọo bh’rợ nâu căh muy năl đươi dua pr’đơợ liêm tơợ bhươn ổi, năc dzợ zooi vel da ding ca coong Hạ Long bơơn bấc ngai năl tước lâh mơ, t’vaih bhiệc bhrợ cha đoọng ha đhanuôr vel đong. Pa căn Dương Thị Thảo, ma nuyh pa bhrợ đhị bhươn xay moon: “Ađhi amóo zi bơơn t’vaih pr’đơợ pa bhrợ đhị đâu, vêy bêl cung z’năh k’đhap ha dợ đoàn kết, tr’zooi. Tơợ choh ổi, nâu kêi a zi năc choh pa xoọng trà pô rơơc, choh tơơm sâm, bele bấc t’mooi tước năc a zi tr’zooi zệê ch’na, bh’nơơn pa chô cung zăng tệêm ngăn lâh 6 ức đồng/c’xêê.”
Zập bh’rợ năc chô lâng bhươn tông, a moó Thu moon năc k’nặ bhrợ t’bhưah zr’lụ bhrợ, pa dưr dal lâh mơ dzợ chr’năp âng tơơm ổi đơơng chr’năp tr’haanh âng pr’loọng đong… Năc vêy pa xoọng bấc bhiệc bhrợ đoọng ha đhanuôr coh vel bhươl, pa xoọng bấc dịch vụ lơơng đoọng t’mooi zập tơợ chô chêêc lêy lâng chêêc năl văn hóa vel bhươl. Năc đoo cung cơnh đoọng pazêng pân đil zr’lụ da ding ca coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh chroi k’rong c’rơ pa dưr ca van, bhrợ liêm vel đong đay./.
Quảng Ninh: Phụ nữ vùng cao “nghĩ mới, làm mới”
(Trường Giang- VOVĐB)
Thưa bà con và các bạn ! Vượt lên khó khăn, nhiều phụ nữ nơi thôn bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh đã “nghĩ mới, làm mới”, tận dụng lợi thế địa phương để thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Trường Giang – PV Đài TNVN khu vực Đông Bắc có bài viết sau:
Vừa cuốc xới đất, chị Đinh Thị Hiền ở thôn Loỏng Toỏng, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, vừa hào hứng khoe khu vườn đồi mà chị đã dày công chăm bón với cả trăm gốc trà hoa vàng đang cho thu hoạch. Chỉ ít năm trước, gia đình có 4 nhân khẩu của chị thuộc diện hộ nghèo, tài sản duy nhất là căn nhà tranh vách đất lụp xụp. Đất rừng được giao nhưng không biết cách làm, trồng keo thì vài năm mới được thu hoạch, kinh tế gia đình lúc ấy chỉ trông vào tiền công ít ỏi đi làm thuê của chồng.
Năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh và Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển của thành phố Uông Bí đã phối hợp, hỗ trợ nguồn cây giống trà hoa vàng cho hội viên hội phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Không cam chịu mãi đói nghèo, người phụ nữ Dao mạnh dạn đăng ký tham gia. Nhận 100 cây trà hoa vàng giống, lại được hỗ trợ thêm 1 tạ phân bón, thuốc trừ sâu và 1 triệu đồng, chị Đinh Thị Hiền quyết tâm vỡ đất, theo các lớp tập huấn để học cách chăm từng gốc cây, tỉa từng cành lá, phủ xanh đất đồi chỉ sau hơn 1 năm: “Thu hoạch hoa, rồi thu hoạch được cả lá, tôi cũng đã bán được nhiều đợt rồi. Mỗi đợt được 5-6 kg, có khi được 11kg lá, giá bán ngày một tăng.”
Từng “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn, giờ đây chị Hiền tự tin với kỹ thuật trồng trà của mình khi “mát tay” chiết cành, nhân giống, mở rộng mô hình thêm hàng trăm gốc. Những năm gần đây, trà hoa vàng Ba Chẽ đã trở thành sản phẩm OCOP chủ lực của Quảng Ninh, là loại dược liệu quý có công dụng chống oxi hóa, kháng ung thư, giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp,... Hiện giá bán mỗi kilôgrm hoa khô từ 15 triệu đồng, lá trà cũng có giá từ 80 nghìn đồng/kg. Không chỉ thoát nghèo, trà hoa vàng cũng giúp gia đình chị Đinh Thị Hiền có thu nhập ổn định, xây nhà mới, chăm lo cho con cái học hành.
Cũng gắn bó với đất đồi và những cánh rừng, năm 2011, cô gái Tày Lã Thị Thu ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ cũ, nay thuộc thành phố Hạ Long về làm dâu gia đình lão nông Đinh Mạnh Đới - người tiên phong mang giống ổi lê Đài Loan về trồng tại đây. Thời gian đầu, ít vốn và thị trường hạn hẹp, chị Thu phải mang từng cân ổi tới các chợ trung tâm xa 40-50km giới thiệu. Khi sản phẩm dần tiêu thụ ổn định, chị bàn với chồng mạnh dạn bỏ bớt diện tích trồng vải, vay vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các kênh của Hội phụ nữ để tập trung chuyên canh cây ổi.
Những ngày khó khăn dần qua, cây ổi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển tốt, cho năng suất cao. Dù vậy, quá trình chăm sóc giống ổi này cũng tốn không ít công phu do phải thường xuyên tỉa cành, lá sâu và loại bỏ quả xấu rồi tiến hành bao từng trái bằng lớp xốp để quả to đều, giòn, thơm và ngọt sắc... Vừa làm, vừa học, khi thành công gia đình chị Thu lại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ khác nên chỉ vài năm sau, các xã Sơn Dương, Tân Dân, Bằng Cả, Thống Nhất... đều trồng ổi, đưa ổi Hoành Bồ trở thành sản phẩm OCOP 3 sao được biết đến rộng rãi: “Ban đầu chỉ tập trung trồng ổi thôi, nhưng nay tôi đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nhãn hiệu OCOP cho cây ổi nhà mình, tham gia quảng bá tại các Hội chợ OCOP của tỉnh để nhiều người biết đến thương hiệu “ổi ông Đới”. Được nhiều người biết đến rồi thì mình càng phải giữ chất lượng, nâng cao chất lượng hơn nữa.”
Bận rộn với hơn 3000 gốc ổi trên diện tích 2 héc ta cho doanh thu 300-400 triệu/năm, nhưng chị Lã Thị Thu vẫn “nghĩ mới”. Năm 2022, chị xây dựng mô hình tham quan, đón khách du lịch từ trung tâm thành phố Hạ Long. Du khách sẽ có một ngày trải nghiệm làm nông dân, vừa tham gia tỉa cành hái quả, vừa tận hưởng thiên nhiên, câu cá thư giãn và thưởng thức ẩm thực đặc sắc. Mô hình không chỉ tận dụng lợi thế từ vườn ổi, mà còn giúp thôn bản vùng cao Hạ Long được biết đến nhiều hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Bà Dương Thị Thảo, người làm công tại vườn chia sẻ: “Chị em chúng tôi được tạo điều kiện làm việc ở đây, có lúc cũng vất vả nhưng rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Từ trồng ổi, nay chúng tôi trồng thêm trà hoa vàng, trồng cây sâm, hôm nào đông khách tới thì chúng tôi hỗ trợ thêm bếp núc phục vụ khách, thu nhập hàng tháng ổn định hơn 6 triệu/tháng.”
Tất tả trở lại với vườn cây ao cá, chị Thu chia sẻ dự định mở rộng quy mô, nâng cao hơn nữa giá trị của cây ổi mang thương hiệu gia đình... Sẽ có thêm nhiều việc làm cho bà con thôn bản, thêm nhiều dịch vụ để khách phương xa thực sự trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hoá bản địa. Đó cũng là cách để những người phụ nữ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp sức làm giàu, làm đẹp hơn cho quê hương mình./.
Viết bình luận