Pa đơơh têy đêêh pay đợ p’lêê chứa ga măc, liêm, clơợng đoọng chơơng đơơng ooy apêê pay câl, amoó Trần Thị Lan, coh vel 2, chr’val Cư Drăm, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đoọng năl, k’noọ 4 c’moo ha nua, tơơm chứa dưr vaih tơơm choh bha lâng đơơng chô râu pa chô yêm têêm ha pr’loọng đong amoó. Tơơ 12 héc ta k’tiêc pa bhrợ l’lăm a hay năc muy choh cà phê a năm, đhị đâu 5 c’moo, amoó Lan âi p’lur vă 50 ưc đồng tơợ ngân hàng chính sách xã hội chr’hoong Krông Bông đoọng dzang choh 7 héc ta chứa m’ma Cayenne. Xang c’moo tr’nơơp amoó âi bơơn pa chô k’noọ 300 ưc đồng. Lêy choh chứa liêm choom, amoó k’grị chroot lưch nợ lâng năc cớ vă p’xoọng đoọng tr’xăl 5 héc ta k’tiêc mơ dzợ đoọng choh chứa:“L’lăm a hay acu choh cà phê, xang n’năc cà phê zư x’mir lêy ga lêêh bhlâng tu cơnh đêêc acu dzang choh chứa. T’piing lâng tơơm chr’noh n’lơơng năc acu lêy choh chứa doó lâh ga lêêh, zên k’rong bhrợ hăt lâh, bh’nơơn đơơng chô năc dal lâh cà phê. Acu vă Ngân hàng chính sách năc acu lêy lãi suất êp, bêl acu vă acu k’rong choh chứa năc chroot zên lãi doó lâh bâc tt’piing lâng cu vă coh lơơng.”
Coh chr’val Cư Drăm, bâc a ral da ding ha măng đhêl ra đăng bơơn ga lpp t’viêng tu apêê nang chứa âng đha nuôr. Ting amoó Nguyễn Thị Kim Yến, ăt coh vel 2, chr’val Cư Drăm, đhăm choh chứa coh vel đong chr’val xooc bơơn bhrợ t’bhưah coh bơr pêê c’moo đăn đâu. K’rang c’lâng luh ha bh’nơơn bêl đhăm choh dưr bhưah đơơh, đha nuôr vel đong âi pa chăp tươc bh’rợ zư x’mir lêy đoọng chứa pa chô prang hân noo đoọng k’đhơợng nhâm bh’nơơn lâng chr’năp pa câl yêm têêm lâh:“Coh đâu bâc năc choh chứa tu lêy liêm glăp lâh t’piing lâng apêê t’nơơm chr’noh n’lơơng. Choh chứa n’nâu u buôn, buôn choh, tơơm chứa công buôn pa dưr. Coh Cư Drăm pa bhlâng bâc chứa, tu cơnh đêêc năc choom vaih đoọng ha hân noo la lay. Acu t’bhlâng bhrợ, zâp chu bhrợ tr’bứi tr’bứi năc acu bơơn pa câl bâc lâh, chr’năp pa câl công z’zăng lâh, doó buôn apêê k’đị chr’năp.”
Đh’rưah lâng tơơm chứah, đha nuôr coh chr’val Cư Drăm, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk pa dưr p’xoọng bâc râu tơơm chr’noh n’lơơng liêm glăp cơnh keo lai, điều, tơơm cha p’lêê; pa dưr bh’rợ b’băn coh gâm ngut âng crâng. Ting cơnh dap lêy, chr’val Cư Drăm xooc vêy lâh 700 héc ta keo lai, 800 héc ta chứa bha đưn, 120 héc ta tơơm cha p’lêê cơnh sầu riêng, vải thiều, nhãn lồng, pih ngam, tăc,… Năc vel đong zr’lụ ch’ngai bha dăh cơnh lâng lâh 2.000 pr’loọng, lâh 10.000 cha năc, coh đêêc acoon coh vêy lâh 80%, chr’val Cư Drăm bơơn k’rang tươc, k’rong bâc pr’đơợ đoọng zooi pa dưr bh’rợ tr’nêng. Och đêêc, đợ zên vă chính sách năc đhị pr’đơợ zên bơơn bâc đha nuôr chơơih pay đươi dua tu lãi suất êp, bhrợ bha ar u buôn, đơơh bơơn vă. T’cooh Trần Đức Ánh, Tổ trưởng tổ vă zên vel 2, chr’val Cư Drăm đoọng năl:“Tổ vel 2 năc vêy 52 pr’loọng đong vă lâng xooc đâu dư nợ năc 2 tỷ. cơnh lâng vel đong n’nâu năc apêê đoo buôn vă đoọng băn rơơi lâng choh bêêt. Apêê thành viên coh tổ năc âi xơợng bhrợ liêm zên âng đay crêê cr’noọ cơnh xa nay moon vă.”
P’căn Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk đoọng năl, tươc đâu, dư nợ vă đhị chr’val Cư Drăm năc lâh 30 tỷ đồng, bâc năc k’rong băn c’rooc căn lâng choh bêêt. Đha nuôr p’zay bhrợ cha, đươi dua zên vă crêê cr’noọ xa nay tu cơnh đêêc apêê zên vă đơơng chô liêm choom, bhrợ crêê cr’noọ vă âng đha nuôr. Ting p’căn Nguyễn Thị Thanh Huyền, đợ zên vă chính sách tơợ apêê bh’rợ xa nay công bơơn pac đoọng đhị bâc kênh đoọng vă coh chr’hoong Krông Bông đoọng đha nuôr buôn bơơn vă lâng đươi dua. Tơợ đêêc ha dưr dal bh’nơơn coh cr’chăl k’rong bhrợ têng, kinh doanh:“Azi xooc đoọng vă tươc 12 bh’rợ xa nay zên, k’rong bâc năc 3 bh’rợ xa nay: pr’loọng đha rưt, pr’loọng đăn đha rưt lâng pr’loọng t’mêê z’lâh đha rưt lâng pr’loọng bhrợ têng kinh doanh zr’lụ zr’năh k’đhap. T’đui đoọng tr’nơơp ooy 3 bh’rợ xa nay dha rưt. Bh’rợ k’rong zên đhị tổ trưởng tổ vă zên lâng apêê hội, đoàn thể. Apêê đoo vêy k’đhơợng bhrợ apêê g’luh họp tổ, ch’mêêt lêy cr’noọ pa bhlâng liêm ghit. Đha nuôr năc p’zay bhrợ têng tu cơnh đêêc apêê đoo đươi dua zên crêê xa nay moon vă, đơơng chô bh’nơơn liêm choom ha đha nuôr, doó lâh zr’năh k’đhap âng pr’loọng đong apêê đoo. Râu bơr cớ năc pa dưr tr’mông tr’meh đhị vel đong.”
Cơnh lâng râu zay bhrợ têng, bâc đha nuôr coh chr’val ch’ngai bha dăh Cư Drăm âi t’bhlâng tr’xăl tơơm chr’noh, acoon bh’năn đoọng bhrợ bhr’lâ râu pa chô, pa dưr tr’mông tr’meh ha pr’loọng đong. Đợ zên tơợ apêê bh’rợ xa nay đoọng vă t’đui đoọng âi zooi apêê đoo p’xoọng pr’đơợ đoọng bhrợ t’bhưah bhrợ têng, vêy p’xoọng c’lâng lươt t’mêê chroi đoọng bhrợ pa dưr tr’mông tr’meh coh vel đong dưr k’rơ./.
Nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk
Với sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, người dân ở xã vùng sâu Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Nhanh tay thu hoạch những quả dứa to, tròn, chắc nịch để chở ra cho thương lái, chị Trần Thị Lan, ở thôn 2, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, gần 4 năm qua, cây dứa trở thành cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị. Từ 12 héc ta đất sản xuất trước đây chỉ độc canh cây cà phê, cách đây 5 năm, chị Lan đã mạnh dạn vay 50 triệu từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Bông để chuyển sang trồng 7 héc ta dứa mật giống Cayenne. Sau năm đầu tiên chị đã thu về gần 300 triệu đồng. Thấy trồng dứa có hiệu quả, chị dần trả hết nợ và tiếp tục vay thêm để chuyển đổi 5 héc ta đất còn lại sang trồng dứa:“Trước đây tôi trồng cây cà phê, sau đó thì cây cà phê chăm sóc nhiều công quá nên tôi chuyển sang cây dứa. So với cây khác thì tôi thấy cây dứa ít công, ít vốn hơn, phân tro ít hơn, hiệu quả mang lại thì cao hơn cây cà phê. Tôi vay Ngân hàng chính sách thì tôi thấy là lãi suất thấp, khi mà tôi vay về tôi đầu tư cây dứa thì trả tiền lãi thì nó ít hơn là so với tôi vay ở ngoài.”
Ở xã Cư Drăm, nhiều triền đồi dốc đầy đá sỏi đang được phủ xanh bởi các vườn dứa ở nhiều độ tuổi khác nhau của người dân. Theo chị Nguyễn Thị Kim Yến, ở thôn 2, xã Cư Drăm, diện tích dứa trên địa bàn xã đang được mở rộng trong vài năm trở lại đây. Lo ngại về đầu ra sản phẩm khi diện tích tăng nhanh, người dân địa phương đã nghĩ đến hướng chăm sóc để dứa cho thu hoạch rải vụ nhằm đảm bảo năng suất và giá cả ổn định hơn:“Ở đây chủ yếu là trồng dứa vì thấy phù hợp hơn tất cả các cây khác. Trồng dứa này đơn giản, dễ trồng, cây dứa cũng dễ phát triển. Ở Cư Drăm rất nhiều dứa, cho nên bắt buộc phải cho ra trái vụ. Mình phải chia ra, mỗi lần mình làm ít ít một thì mình bán được năng suất hơn, giá cả cũng đỡ hơn, khỏi bị người thương buôn ép giá.”
Cùng với cây dứa, người dân ở xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác phù hợp như keo lai, điều, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi dưới tán rừng. Theo thống kê, xã Cư Drăm hiện có hơn 700 héc ta cây keo lai, 800 ha dứa đồi, 120 héc ta cây ăn quả như sầu riêng, vải thiều, nhãn lồng, cam, quýt,… Là địa bàn vùng sâu với hơn 2.000 hộ, trên 10.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, xã Cư Drăm được quan tâm, huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn vốn tín dụng chính sách là kênh vốn được nhiều người dân lựa chọn sử dụng vì lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận. Ông Trần Đức Ánh, Tổ trưởng tổ vay vốn thôn 2, xã Cư Drăm cho biết:“Tổ thôn 2 thì có 52 hộ vay và hiện tại dư nợ là 2 tỷ. Đối với địa bàn này thì thường là họ vay về để chăn nuôi và trồng trọt. Các thành viên trong tổ thì đã thực hiện xử lý vốn của mình vào mục đích đúng như đã vay vốn.”
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đến nay, dư nợ vay tại xã Cư Drăm là trên 30 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư chăn nuôi bò sinh sản và trồng trọt. Người dân chịu khó làm ăn, sử dụng vốn vay đúng mục đích nên các nguồn vốn vay đem lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay của bà con. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, nguồn vốn vay chính sách từ các chương trình cũng được phân bổ thông qua nhiều kênh cho vay tại huyện Krông Bông để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Từ đó, nâng cao hiệu quả trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh:“Chúng tôi đang cho vay đến 12 chương trình vốn, tập trung chủ yếu là 3 chương trình: hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Ưu tiên hàng đầu về 3 chương trình nghèo. Việc đầu tư vốn thông qua tổ trưởng tổ vay vốn và các hội, đoàn thể. Họ sẽ chủ trì các buổi họp tổ, rà soát nhu cầu rất là chặt chẽ. Người dân rất là chăm chỉ và rất là siêng năng nên họ sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ dân, đỡ khó khăn của gia đình họ. Và thứ hai nữa là phát triển kinh tế tại địa phương.”
Với sự chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, nhiều người dân ở xã vùng sâu Cư Drăm đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế cho gia đình. Nguồn vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi giúp họ thêm nguồn lực để mở rộng sản xuất, có thêm hướng đi mới góp phần thúc đẩy kinh tế ở địa phương phát triển đi lên./.
Viết bình luận