Bhrợ Rving- bh’rợ liêm pr’hay choom p’têệt pa zum đha nuôr ặt ma mông liêm âng ma nứih Cơtu
Thứ năm, 08:22, 28/10/2021
Moon tươc đhr’niêng văn hóa âng Cơ-Tu coh da ding ca coong Quảng Nam, bâc ngai buôn k’noọ tươc apêê đhr’niêng bh’rợ cơnh xay xơ, đhr’niêng pâh a bhuym, bhuôih cáih…. N’đhơ cơnh đêêc cohh pr’ặt tr’mông âng ma nứih Cơ-Tu, vêy muy đhr’niêng pa bhlâng liêm pr’hay choom p’têệt pa zum ma nứih ặt ma mông liêm crêê. Muy coh bâc đhr’niêng bh’rợ n’năc nắc đoo bhrợ Rving (dzợ bơơn moon bhrợ đhiêr, tr’xăl t’ngay pa bhrợ) coh pr’ăt tr’mông công cơnh pa bhrợ ta têng. Bhrợ r’ving buôn ta bhrợ prang c’moo, cắh xay moon t’ngay c’xêê n’đoo, bh’rợ n’hâu.

Đhêêng tư mrư tơợp brương, đhị tang đong díc điêl a moó A rất Be, vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam âi r’rộ r’răm lấh mơ t’ngay c’xu. Hâu căh buôn năl, tu cóh prang vel bhươl âng đha nuôr Cơ-tu, đha nuôr xoọc moọt  hân noo tal bhrợ ha rêê đhuốch. Pân jứih,  pân đil, đha đhâm c’mâr xoọc k’rong dzoọng ặt đhị tang đong a moó A rất Be đoọng ra văng lướt r’ving. Bơơn năl, nâu đoo nắc t’ngay thứ 3 âng g’lúh r’ving ha đong a moó Be. N’đắh hoọng đong, a noó Bhling Em- k’díc a moó Be đh’rứah lâng c’bhúh pân jứih, pr’conh xoọc tợt k’rooi a chị chuung. Cóh cr’loọng đong nắc a pêê a đhi a moó nặc ra văng tôm a vị, chrong đác, ra văng đh’râu đh’rí t’moọt cóh zong đoọng ha bh’rợ lướt r’ving. A noo Bhling Em, ặt cóh vel Công Dồn moon:“R’ving năc muy c’leh văn hóa pa bhlâng liêm âng đha nuôr Cơ-tu. Đh’riêng r’ving zooi bơơn bâc pr’loọng vêy hăt ma nưih năc bơơn bhrợ bâc bh’rợ, bhrợ đơơh xang lâh. Đhị bh’rợ r’ving cơnh đâu, năc vêy bhrợ pa liêm bh’rợ ăt ma mông bhlưa mơ pang đha nuôr.”

R’ving buôn bhrợ têng ting c’bhúh ma nứih. C’bhúh âng pân đil công choom, c’bhúh âng đha đhâm c’mâr công choom, cắh cậ âng apêê pr’loọng đong tr’đăn, mr’đoo tô gộ c’bhúh xoọng…. công choom lứch, cắh xay moon đợ mơ bấc cóh muy c’bhúh. N’đhơ cơnh đêếc, r’ving nắc vêy cơnh ta xay moon đhị cr’chăl pa bhrợ pa bhlâng ghít. Muy c’bhúh r’ving buôn k’đươi moon muy cha nắc bhrợ trưởng c’bhúh đoọng k’đhơợng xay lâng ra pặ moon bh’rợ tr’nêng liêm ta níh ting cr’chăl, ting bh’rợ. bêl xang bh’rợ cóh đong n’nâu, cắh cậ u lứch t’ngay pa bhrợ cóh đong n’nâu, nắc tơợp moọt bhrợ cóh đong a đoo n’tốh ặt cóh c’bhúh r’ving n’nắc cậ. Ava A râl Ngưnh, trưởng c’bhúh âng muy c’bhúh r’ving cóh vel Công Dồn đoọng năl:“Buôn năc muy c’bhuh r’ving hăt bhlâng 2 pr’loọng đong. Bêl a hay, bh’rợ r’ving công âi vêy đợ quy định đơơng cơnh lang a hay, năc choom vêy râu prá xay ghit t’lăng

A dích Tơngôl Aưi, c’moo đâu lấh 90 c’moo ặ, đoọng năl: bhrợ r’ving vêy tơợ m’bêl nắc công cắh dzợ ngai mặ hay. Nắc muy năl ghít muy râu, r’ving nắc đoo bh’rợ liêm pr’hay, pa cắh loom luônh tr’zooi cr’er ma mơ. Cắh muy chroi đoọng đhị pa bhrợ ta têng, tr’xay tr’moon ng’cơnh bhrợ têng; R’ving dzợ nắc bêl đoọng apêê pân jứih pân đil đha đhâm c’mâr tr’lum tr’lêy, ma boóch ma tr’glêêng… A dích Tơngôl Aưi trúih: díc điêl a dích bơơn tr’năl công tơợ bêl bhrợ r’ving cơnh đâu ậh: “Năc đoo pr’hat âng dic điêl zi bêl a hay buôn booch đoọng pa căh loom coh bâc g’luh r’ving âng c’bhuh đha đhâm c’mâr vel a ahay. Bele a hay bh’rợ lươt r’ving pr’hay bhlâng. Xooc đâu, đha nuôr công bhrợ r’ving n’đhang căh dzợ lâh pr’hay mơ a hay, năc muy vêy pân đil ma pr’zươc bhrợ têng.”

R’ving nắc muy cóh bh’rợ liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ-tu! Xoọc đâu, pr’ăt tr’mông tr’xăl, râu tr’luc âng apêê văn hóa k’rơ, n’đhang bâc ngai đha nuôr Cơ-tu coh da ding ca coong Quảng Nam công dzợ zư đơc apêê đhr’niêng bh’rợ liêm pr’hay âng acoon coh đay, coh đêêc vêy bh’rợ r’ving./.  

Tục R’ving- Nét đẹp mang tính gắn kết cộng đồng

                                         (Alăng Lợi)

Nhắc đến tập tục văn hoá của dân tộc Cơ-Tu ở miền núi Quảng Nam, nhiều người thường nghĩ đến các tập tục như cưới xin, ma chay, cúng bái... Thế nhưng, trong đời sống thường nhật, người Cơ-Tu cũng có rất nhiều tập tục hay, có tính gắn kết cộng đồng rất lớn. Một trong những tập tục đó là tục r’ving (còn gọi là tục quay vòng, tục đổi công) trong đời sống cũng như lao động, sản xuất. Tục r’ving của người Cơ-Tu diễn ra quanh năm, bất kể công việc gì.

Mới tờ mờ sáng, trước sân nhà vợ chồng chị A Rất Be ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Cũng dễ hiểu, trên khắp thôn bản của đồng bào Cơ Tu, bà con đang vào mùa phát rẫy làm nương. Đàn ông, phụ nữ, kể cả thanh niên đang đứng tập trung trước sân nhà chị A Rất Be để chuẩn bị đi r’ving. Được biết, đây là ngày thứ 3 của vòng đi r’ving cho gia đình chị Be. Phía sau nhà, anh Bhling Em, chồng chị Be cùng đàn ông trong làng đang tất bật mài dao, mài rựa. Trong nhà, phụ nữ cũng hối hả chuẩn bị những vật dụng, thực phẩm để chuẩn bị cho sẵn sàng cho 1 ngày r’ving hăng say. Anh Bhling Em, thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: R’ving là một nét văn hóa rất đẹp của đồng bào Cơ-Tu. Tục đi r’ving giúp được rất nhiều hộ có ít nhân lực làm được nhiều việc, hoàn thành sớm hơn. Thông qua đi r’ving như thế này sẽ vun đắp thêm tình cảm, gắn kết tình nghĩa xóm làng, bà con với nhau.”

R’ving thường tổ chức theo từng nhóm người. Có thể là nhóm của hội phụ nữ, nhóm của đoàn thanh niên, hoặc nhóm của những hộ gia đình cùng xóm, cùng dòng họ…. không quy định số lượng người trong nhóm là bao nhiêu. Thế nhưng, r’ving lại có những quy định về nguyên tắc trong quá trình làm việc rất rõ ràng. Mỗi nhóm r’ving thường bầu một người làm trưởng nhóm để sắp xếp, phân công công việc cụ thể theo từng thời điểm, thời gian nhất định. Khi xong công việc ở nhà này, hoặc đã đến thời gian quy định (có thể 1 đến 5 ngày), nhóm lại bắt đầu chuyển r’ving nhà khác trong nhóm đó. Bà Arâl Ngưnh, nhóm trưởng của một nhóm r’ving ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Thường thì một nhóm r’ving ít nhất là 2 hộ gia đình. Ngày xưa, tục r’ving  cũng đã có những quy định mang tính truyền thống, phải có sự trao đổi rõ ràng, họ quy định ngày công lao động. Những ngày công lao động sẽ được đổi bằng những ngày công lao động tiếp theo. Người CơTu đổi công cho nhau để mà tồn tại, để cùng nhau phát triển và đó cũng là phương pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành một công việc và tiết kiệm thời gian.

Theo già Tơngôl Aưi, 90 tuổi, ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, không ai biết tục r’ving có từ bao giờ. Ông chỉ nhớ từ ngày bé đã thấy ông bà cha mẹ tổ chức tục r’ving hàng năm. Không chỉ giúp nhau trong lao động sản xuất, tục r’ving còn là dịp để những chàng trai, cô gái gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu nên duyên vợ chồng. Già Tơngôl Aưi chia sẻ, vợ chồng ông cũng nên duyên khi tham gia tục r’ving với bà con trong làng: “Hát một đoạn giao duyên)…. Đó là câu hát mà hồi xưa vợ chồng già hát để tỏ tình với bà trong đợt r’ving của nhóm thanh niên làng năm xưa. Hồi xưa việc đi r’ving sôi nổi hơn thời bây giờ nhiều. Hiện nay, bà con vẫn tổ chức tục r’ving nhưng không còn sôi nổi như trước đây, chỉ có phụ nữ tổ chức nhóm nhỏ với nhau thôi.”

Tục r’ving thể hiện sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng của người Cơ-Tu. Ngày nay, cuộc sống phát triển, sự giao thoa các nền văn hóa mạnh mẽ, nhưng một bộ phận đồng bào Cơ-Tu ở miền núi Quảng Nam vẫn luôn gìn giữ các tập tục văn hóa đẹp của dân tộc mình, trong đó có tục  r’ving ./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC