Boọl p’răng năc đhr’năng coh a chăc a rang la lâh puih, lâh 40 độ C, buôn dưr vaih cơnh lâng ma nưih t’cooh, p’niên k’tứi, bâc ngai pa bhrợ la lâh root c’rơ căh cậ crêê tă p’răng la lâh đanh.
Ma nưih boọl p’răng buôn vêy apêê c’leh cơnh k’hir, n’căr puih lâng gooh, ga lêêh k’bao, ca ay a cọ, c’tă… Muy bơr c’leh n’lơơng buôn vêy cơnh căh dzợ nân năl, đh’đhônh, l’ngăt, jưch têy dzung.
Ha dang căh bơơn pa dưah loon đơơh, ma nưih boọl p’răng buôn crêê ngân cr’đơơng tươc eh xooh, eh p’lêê hoọng, c’lâng a ham xiêr, buôn ha vil… Bh’rợ la lâh bâc luh cr’hố buôn bhrợ bil apeê chất cơnh natri, kali lâng lâh năc dzợ ngân lâh. Tu cơnh đêêc, bh’rợ zư đơc a chăc a rang zâp đac pa bhlâng chr’năp bêl hân noo ch’noọng.
Bh’rợ đoọng cha groong boọl p’răng
Cr’chăl p’răng puih bhlâng coh t’ngay c’xu buôn vêy tơợ 11giờ đhâng pa tươc 1 giờ ha bu, cr’chăl n’nâu oó lâh lươt ooy c’lâng. Ha dang bh’rợ âng pr’zơc năc choom lươt luh ooy c’lâng, năc pr’zơc choom pa đhêy 5-10 phút đoọng pay c’rơ lâng t’mơ puih chrộ a chăc a rang.
Bêl plêêng p’răng, năc choom ra văng pr’nơng, xa nâp cơợng choom clâp cr’hố, kem zêl p’răng đoọng g’đách p’răng.
Pa bhlâng năc, choom p’xoọng bâc đac, khoáng, đac p’lêê p’coo đoọng zâp vitamin lâng chất điện giải.
Choom cha zâp đợ ch’na cơnh bhơi r’veh, p’lêê p’coo cơnh bí đao, mướp, bha cai, táo,… g’đach cha bâc c’bhuh vaih bâc n’xiêng đoọng oó buôn ca ay luônh.
Trông dâc, zư pa dưah loon đơơh
Đơơh bhrợ pa xiêr râu puih coh a chăc ha mưih ca ay: Đơơh đơơng âng ma nưih ca ay tươc đhị gâm ngut, đh’hí đhí, luôh lơi xa nâp, đoọng ộm đac chriêt vêy luc lâng bhooh, zul chriêt lâng khăn chriêt căh cậ đac âi đơc pa chrô bhlâng coh apêê đhị vêy c’lâng a ham ga măc cơnh coh c’đoo, tuôr.
Ha dang ma nưih ca ay l’ngăt căh choom ộm đac căh câ k’tă ta luôn, k’hir ngân, năc cớ vêy ca ay luônh, ca ay đha đhưa, k’đhap p’hơơm năc choom đơơh đơơng âng tươc cơ sở y tế đăn bhlâng. Coh cr’chăl đơơng âng năc ta luôn zul pa chriêt a chăc.
Đhị đhr’năng ma nưih k’hir ngân năc choom đoọng đươi paracetamol đoọng zooi pa xiêr k’hir. Ha dang vêy u jứch têy dzung năc choom đươi dua z’nươu jưch ha ma nưih ca ay. Đhr’năng ma nưih ca ay l’ngăt năc choom đơc trêêng đoọng pa hơơm lâng máy./.
Say nắng và cách phòng tránh trong đợt nắng nóng đỉnh điểm
Theo Báo Lao động
Say nắng là triệu chứng thường gặp vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm như mấy ngày qua.
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị “phơi nắng” quá lâu.
Người bị say nắng thường có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa... Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ… Việc đổ quá nhiều mồ hôi sẽ làm mất đi các chất điện giải như natri, kali, và còn làm trầm trọng thêm, thậm chí tăng nguy cơ bị say nắng. Do đó, việc giữ cơ thể đủ nước rất quan trọng trong mùa hè.
Mẹo phòng tránh say nắng
Thời điểm nắng nóng nhất trong ngày thường sẽ từ 11 giờ trưa cho đến trước 13 giờ, cần hạn chế hoạt động ngoài trời. Nếu công việc của bạn phải tiếp ở ngoài trời, bạn cần phải nghỉ ngơi 5 - 10 phút để lấy lại sức và cân bằng thân nhiệt.
Khi ra ngoài trời nắng, cần trang bị mũ - nón, quần áo chống nắng (vải lanh, cotton nhẹ để thấm mồ hôi tốt), kem chống nắng để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, tia cực tím.
Đặc biệt, cần bổ sung nhiều nước, muối khoáng, nước hoa quả tươi để cung cấp đủ vitamin và chất điện giải.
Cần ăn những thực phẩm như rau xanh, hoa quả lợi tiểu như bí đao, mướp, dưa chuột, táo... tránh đồ dầu mỡ để giảm khó tiêu, đầy bụng.
Sơ cứu say nắng kịp thời
Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho bệnh nhân: Chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, cổ.
Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát.
Trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Viết bình luận