Chiêm cha’niêm văn hoá đoàn kết âng cộng đồng vel bhươl Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 15/12/2016
Hân đhơ ắt mamung cóh zâp zr’lụ miền lalay cơnh, dưr váih tr’lục pazưm bấc j’niêng cr’bưn, p’rá xa’nay, nắc đợ j’niêng cr’bưn liêm chr’nắp âng acoon cóh Cơtu cung dzợ bơơn đhanuôr zư đợc lâng pachoom đoọng ha lang t’tưn, ooy đâu, j’niêng cr’bưn chiêm cha’niêm đoọng p’têết pazưm cộng đồng vel bhươl xoọc đâu cắh vêy bấc ngai năl tước.

                 Acoon cóh Cơtu bấc lêy nắc ắt mamung truíh c’lâng Trường Sơn, ooy zâp chr’hoong Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang âng tỉnh Quảng Nam lâng chr’hoong Nam Đông, A Lưới âng tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hân đhơ ắt mamung cóh zâp zr’lụ miền lalay cơnh, dưr váih tr’lục pazưm bấc j’niêng cr’bưn, p’rá xa’nay, nắc đợ j’niêng cr’bưn liêm chr’nắp âng acoon cóh Cơtu cung dzợ bơơn đhanuôr zư đợc lâng pachoom đoọng ha lang t’tưn, ooy đâu, j’niêng cr’bưn chiêm cha’niêm đoọng p’têết pazưm cộng đồng vel bhươl xoọc đâu cắh vêy bấc ngai năl tước. Bríu Quân, CTV Đài P’rá Việt Nam vêy bha ar xrặ xay moon ooy đhanuôr lâng pr’zợc đợ râu văn hoá liêm chr’nắp nâu.

              Ting cơnh đợ apêê ga’rựa t’ha Cơtu xay moon, bêl ahay, acoon cóh Cơtu ắt mamung zr’nưm mưy đhị, lêy pay mưy đhị k’tiếc cóh dal đoọng bhrợ padưr vel bhươl, đăn acoon tâm, lêy ch’ngai, bhứah páih, bhrợ zr’nưm đông, cha đh’rứah đhị ta’pêếh, ha’rêê cung mưy đhị, b’băn lâng đhị ắt cung mưy đhị. Manứih Cơtu lấh mơ nắc ắt mamung ting tô bhúh cóh đhr’nông đông zr’nưm, ắt pazưm đh’rứah lâng zâp acoon cóh lơơng, hân đhơ cơnh đêếc nắc ắt zr’nưm liêm choom, tu cơnh đâu, acoon cóh nâu lâng acoon cóh n’tốh buôn tr’đoọng k’coon ma tr’bơơn tr’pay, bhrợ têng choọng lay, k’coon dưr pậ nắc váih k’coon nga’ngắh pay k’coon da’dêy cóh vel, cắh pậ chấc đoọng bơơn pay cóh lơơng, bhiệc tr’bơơn tr’pay crêê đhi noo bhúh xoọng cung ặt dưr váih bấc ooy bấc lang hanua.

             Tơợ đợ j’niêng cr’bưn dưr váih, bhrợ padưr ooy pr’ắt tr’mung đhanuôr, k’đươi moon nắc tinh thần đoàn kết ting t’ngay ting liêm dal cóh đhanuôr acoon cóh Cơtu, nắc bhiệc cha zr’nưm, ắt zr’nưm, xập zr’nưm bơơn đhanuôr lêy chắp, lêy nâu đoo nắc pr’đươi cr’van chr’nắp âng đhanuôr cóh vel bhươl. Chiêm cha’niêm nắc j’niêng cr’bưn âng vel bhươl, ting tô bhúh lâng pr’loọng đông, buôn dưr váih đợ bêl vel bhươl vêy bhiệc bhan zr’nưm, tô bhúh vêy bhiệc xay xơ cắh cậ pr’loọng đông vêy ngai tước lưm lêy đoọng ta’rí, k’roóc, a’ọc…

             Buôn lêy ắt mamung ting zr’nưm đh’rứah, ting ặt zâng râu k’đhơợng zư âng zâp j’niêng cr’bưn, luật tục âng vel bhươl, nắc zâp râu bhiệc âng zâp pr’loọng đông cắh cậ âng tô bhúh cóh vel bhươl zêng lêy cơnh bhiệc zr’nưm âng vel bhươl, bơơn đợ apêê vêy uy tín âng vel bhươl lâng tô bhúh trực tiếp prá xay, pazưm đươi đh’rứah. Ooy zâp đắh bhiệc lalay âng pr’loọng đông cơnh cha ha’roo t’mêê, hơnh déh xa’xao chô pấh lêy cóh đông, bhrợ têng đông t’mêê… zêng lêy nắc apêê k’conh quyết định k’đhơợng zư, hadang ngai lấh k’conh bil nắc k’coon n’jứih t’ha nắc lêy k’đhơợng bhrợ bhiệc đông. Ooy zâp j’niêng cr’bưn âng manứih Cơtu cắh choom cắh váih acoon a’tứch, a’ọc, đông z’zăng k’van nắc váih ta’rí, k’roóc đoọng bhuốih cáih. Bêl zâp râu pr’đươi đoọng bhuốih, lêệng p’zi xang, nắc lêy đợ apêê lơơng nắc bhrợ têng lêệ, zêệ ch’na hơnh déh. Bấc bêl cơnh đêếc, manứih Cơtu taluôn p’gít lêy tước bhiệc chiêm cha’niêm đoọng ha zâp apêê cóh pr’loọng đông. Bêl chiêm bhrợ nắc apêê buôn chiêm tơợ apêê t’ha l’lăm, tơợ apêê na noo ma moó ơy bơơn k’diịic k’điêl tước apêê p’niên k’tứi xoọc dzợ m’mă, oó đoọng ta’bhứch ha mưy ngai. Chiêm bhrợ nắc lêy cung ting cha’nặc liêm gít, hadang hơnh déh ha’roo t’mêê nắc chiêm đoọng pazêng lêệ lâng ch’na, zâp ngai nắc bơơn ta chiêm đoọng 2 cha’niêm lalay cóh hi’la prí, xang nặc t’đang moon lướt pay. Lâng bhiệc bhrợ padưr đông t’mêê, zâp đoo chiêm bhrợ nắc lêy cung cơnh đêếc, hân đhơ cơnh đêếc, lâng bhiệc xa’xao lướt lưm lêy ooy đông cha’chuíh nắc lêy âng đơơng a’ọc, bhiệc chiêm đoọng cung lalay cơnh. Bêl a’ọc chêện, nắc lêy bhuốih bhrợ liêm ta’níh, xang nặc lêệ a’ọc nắc lêy chiêm đoọng ha zâp ngai cóh pr’loọng đông n’đil, hadợ đắh đông n’đil nắc chiêm đoọng ha zâp ngai cóh pr’loọng đông, tô bhúh, oó lơi mưy ngai. Zâp pr’loọng bơơn ta chiêm đoọng a’ọc ting lêy pr’đơợ âng đay hâu vêy cơnh a’tứch, a’xiu nắc chiêm đoọng ha đông n’đil. Đắh đông n’đil độp pay râu âng pêê đoo đoọng xang nặc đoọng ooy đông n’jứih bhrợ p’cắh loom luônh chắp nhêr, hơnh déh, hân đhơ cơnh đêếc, đắh đông n’jứih cắh choom đơơng chô đắh cha mưy ha đay, nắc cung lêy chiêm đoọng ha pêê đhi noo, bhuúh xoọng đay đoọng bhrợ p’cắh loom luônh năl ơn, chắp kiêng na noo, ma moó âng đay. Xoọc đâu, đắh đông n’jứih cung lêy k’rang t’bơơn râu bh’năn 4 dzung đoọng ha đông n’jứih cơnh ta’rí, k’roóc, a’ọc, hadợ đắh đông n’đil nắc râu 2 dzung cơnh a’tứch, a’đha, a’xiu, a’đúh… a’đúh crâng nắc đoo chr’nắp, vêy bấc dinh dưỡng liêm choom đoọng ha pân’đil xang bêl n’niên k’coon, tu cơnh đâu, đắh đông n’đil nắc taluôn chấc t’bơơn a’đúh t’mêê lâng t’priêng đớc cóh tir đoọng ha ma moó, đha’đhi âng đay.

            Lâng tô bhúh, bêl váih bhiệc bhan ta bhrợ têng crêê tước zâp pr’loọng đông cóh đhi noo bhúh xoọng, nắc tô bhúh bhrợ c’la nắc đoo manứih k’coon n’jứih t’ha dưr dzoọng lêy bhrợ têng, ooy đâu vêy bhiệc nhăn ta’moóh, xay xơ k’coon cha’châu cóh tô bhúh đay. Đợ bhiệc bhrợ cơnh đâu, bhiệc chiêm đoọng cung lêy bơơn đhanuôr Cơtu zư đợc. bêl váih manứih zước nhăn cưới k’coon cha’châu cóh tô bhúh, hadang k’coon n’đil ớ nắc đông n’jứih lêy lêệng mưy p’nong a’ọc đoọng ha pêê đắh đông n’đil đơơng chô đoọng ha zâp pr’loọng đông cóh tô bhúh. Tước bêl bhrợ têng xay xơ tu bhiệc, zâp ngai đắh đông n’jứih lâng đông n’đil nắc zêng vêy ta chiêm đoọng lêệ, ch’na đh’nắh zâp râu. Đông n’đil độp pay lêệ, râu cha’niêm đắh đông n’đil đoọng ha đông n’jứih nắc đông n’jứih đơơng chô chiêm đoọng ha tô bhúh lâng đợ apêê vêy ting chrooi đoọng jập đô zúp pr’loọng đông n’đil âng đơơng ooy đông n’jứih. đông n’jứih bêl bơơn độp râu cha’niêm đắh đông n’đil nắc đơơng chô chiêm đoọng ha zâp ngai cóh tô bhúh lâng na noo, ma moó âng đay. Bhiệc chiêm đoọng bêl xay xơ buôn ting mưy cơnh lalay tu j’niêng cr’bưn truyền thống đợc đoọng, bơơn acoon cóh Cơtu zư đợc tước t’ngay đâu.

            Cóh vel bhươl Cơtu buôn dưr váih bấc bhiệc bhan ting zâp j’niêng cr’bưn bhrợ têng lalay cơnh, hân đhơ cơnh đêếc, nắc zêng đươi bhrợ cơnh j’niêng cr’bưn. Manứih Cơtu vêy j’niêng penh bơơn a’chim a’đhắh zr’nưm. Năl đhị zr’lụ crâng váih a’chim a’đhắh, lấh mơ nắc a’đhắh dzăm, đợ apêê váih kinh nghiệm nắc xay moon, prá xay, pazưm đh’rứah liêm gít xay moon k’đươi bh’rợ, bhrợ têng bhiệc cha’groong liêm gít lâng đoọng manứih trực tiếp moót penh a’đhắh. hadang vêy bơơn bhrợ bấc, mơ 5-10 p’nong cắh cậ lấh mơ n’nắc, nắc đoo bh’nơơn zr’nưm âng vel bhươl. Cắh bhrợ têng âm cha cóh moong âng tô bhúh đay lâng pr’loọng đông, Gươl nắc đhị đhanuôr âng đơơng a’đhắh dzăm đắh crâng đoọng t’coóh vel bhuốih, bhrợ lêệ lâng chiêm đoọng. pân’jứih cóh vel nắc đợ apêê bơơn ta k’đươi moon bhrợ têng lêệ la, pân’đil nắc lêy zêệ ch’na ra’văng zâp pr’đươi pr’dua đoọng ha bhiệc âm cha đhị gươl. Lêệ a’đhắh zêệ pa’chêện, a’cọ lâng loom luônh nắc t’coóh vel bhuốih bhrợ, đoọng ha bhô dang cóh gươl, bêl xang bhiệc bhuốih bhrợ, lêệ nâu ta chiêm đoọng cóh hi’la prí ơy ta têếc đớc liêm sạch. Ngai chiêm lêệ nắc ta pazao đoọng ooy mưy bơr cha’nặc k’đhơợng chiêm, vêy trưởng vel lêy cha’mêết, đọc mơ đhiệp manứih cóh vel đông chiêm đoọng liêm crêê. Xang bêl lêy cha’mêết cớ mưy chu, trưởng vel t’đang moon zâp pr’loọng đông lêy oay hun âng đau, đơơng chô pazao đoọng ooy zâp ngai cóh đông. Ooy đắh bhiệc chiêm, đhanuôr lêy oó lơi ta’bhứch mưy ngai, tơợ p’niên tước ga’rựa t’ha, lấh mơ nắc lâng apêê bhrợ têng cha ch’ngai cung vêy zâp hun. Hadang ngai ta chiêm đoọng ta’bhứch nắc trưởng vel nhăn boọp p’rá đắh t’coóh vel đoọng pay lêệ zr’nưm cắh cậ hun âng pr’loọng đông đay pay đoọng ha ngai cắh ơy vaíh.

           Ooy zâp g’lúh sinh hoạt cộng đồng, lấh mơ chiêm đoọng cha’noên ting vel bhươl, tô bhúh lâng pr’loọng đông, nắc dzợ chiêm đoọng ting c’bhúh. Ting đêếc, c’bhúh apêê ga’rựa t’ha, buôn lêy apêê trưởng vel nắc buôn tớt ắt cóh gươl bhrợ bh’noóch, prá pr’ma, c’bhúh apê ê pân’đil tớt đhị toor gươl, đăn ta’pêếh đoọng buôn ha bhiệc z’zêệ ch’na, c’bhúh đha’đhâm c’moor cóh vel nắc tớt mưy đhị đoọng lêy zooi zúp apêê t’ha, apêê p’niên nắc đoọng ắt cóh moong cắh cậ cóh đông đăn gươl. Bhiệc bhrợ têng âm cha nắc đh’rứah lâng buôn bhrợ đenh tước hi’dưm k’năm tu bhiệc bhrợ bh’noóch, prá pr’ma âng zâp apêê ga’rựa t’ha, lâng đợ đh’riêng xa’nưl chiing cha’gâr r’rộ r’răm âng zâp apêê đha’đhâm c’moor laliêm k’rơ cóh vel.

           Tơợ đợ bhiệc bhrợ zr’nưm âng vel bhươl, tô bhúh, pr’loọng đông, nắc j’niêng bh’rợ chiêm cha’niêm xoọc đâu cung dzợ bơơn đhanuôr Cơtu chắp kiêng. Ooy cr’noọ âng apêê Cơtu, pr’đươi cr’van ơy váih đhị zr’lụ vel bhươl cơnh a’chim, a’xiu, a’đhắh dzăm zêng âng zr’nưm, ngai bơơn penh nắc zêng âng đơơng a’cọ lâng chiêm đác bhuốih bhrợ cóh gươl. Đợ pr’loọng đhanuôr lâng zâp pr’loọng đông cắh đươi bhrợ cơnh j’niêng cr’bưn zr’nưm âng vel bhươl nắc lêy cơnh ngoọ tự tr’pác lâng glúh ắt lalay lâng vel bhươl. Tu cơnh đâu, zâp ngai nắc bêl bơơn bhrợ a’đhắh dzăm nắc lêy zêng đơơng chô xay moon lâng vel bhươl, âng đơơng chô ooy gươl đoọng bhuốih.

              Đoàn kết cộng đồng vel xoọc nặc c’rơ zr’nưm bhrợ p’cắh zư đợc đợ bhiệc bhrợ lâng đợ bh’rợ k’tứi bhlâng âng zâp apêê cóh pr’loọng đông lâng zâp tô bhúh. Chiêm đoọng cha’niêm nắc cắh vêy chấc xay moon m’bứi hay bấc, nắc lêy râu tin đươi đoọng manứih Cơtu t’bhlâng pa’xoọng c’rơ đoàn kết tơợ mưy cha’nặc p’niên tước manứih ga’rựa t’ha. Tu cơnh đâu, zâo bhiệc bhrợ zr’nưm âng vel đông hân đhơ hi’lêệng zr’nắh ha mơ nắc cung bơơn xay bhrợ nhâm mâng, liêm gít, ma mơ lâng cha choom, doọ vêy chấc đươi xrặ hành chính k’đươi moon liêm gít.

CHIA PHẦN

NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CƠ TU

          Dân tộc Cơ Tu đa phần cư trú trên dãy Trường Sơn, thuộc các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Đông, Alưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Dù sinh sống trong các vùng miền khác nhau, bị xáo trộn bởi những tập tục, ngôn ngữ đa dân cư; nhưng các phong tục tốt đẹp, quý báu của dân tộc Cơ Tu vẫn được đồng bào nâng niu, giữ gìn và lưu truyền, trong đó có tục chia phần để gắn kết cộng đồng làng mà đến nay ít người biết đến… Bríu Quân, CTV Đài TNVN có bài viết giới thiệu đến bà con và các bạn nét văn hóa đặc sắc này.

           Những người lớn tuổi Cơ Tu kể lại, trước đây, dân tộc Cơ Tu sinh sống theo hình thức cộng đồng, chọn đất dựng làng nơi cao, gần nguồn nước, nhìn xa, trông rộng, làm chung mái nhà, ăn cùng bếp, rẫy cùng nơi, chăn nuôi cùng đàn và cùng chỗ. Người Cơ Tu chủ yếu sinh sống theo tộc họ trong mái nhà chung, xen lẫn với các tộc họ khác, nhưng gắn bó chặt chẽ; vì thế, giữa tộc họ này với họ kia thường gả nhau con cái, kết nghĩa xui gia (choong ley), con cháu lớn lên hình thành con cô lấy con cậu ngay trong làng, chưa dám gả ra làng khác, hôn nhân cận huyết thống đeo đẳng, dai dẳng suốt nhiều thập kỹ.

          Từ những tập tục nảy sinh, hình thành trong cuộc sống đồng bào, đòi hỏi tinh thần đoàn kết ngày càng cao trong dân tộc Cơ Tu, nên việc ăn chung, ở chung, mặc chung được đồng bào coi trọng, xem đây là tài sản quý báu của cộng đồng làng. Chia phần là tập tục thường lệ của làng, từng tộc họ và hộ gia đình, thường diễn ra những khi làng có lễ hội cộng đồng, tộc họ có lễ cưới hỏi hay hộ gia đình có người đến thăm cho trâu, bò, lợn…

          Vốn sinh sống theo cộng đồng làng, chịu sự quản lý vô hình bởi các phong tục, tập tục, luật tục của làng, nên mọi sự việc của từng hộ gia đình hay của tộc họ trong làng đều xem như việc chung của làng, được những người có uy tín của làng và dòng tộc trực tiếp bàn thảo, thống nhất. Trong các việc riêng của hộ gia đình như ăn lúa mới, đón rễ thăm nhà, dựng nhà mới,… đều do người bố quyết định điều hành, quản lý, trường hợp người bố mất thì con trai đầu sẽ thay quản lý việc nhà. Trong các lễ nghi của người Cơ Tu không được thiếu con gà, heo; nhà khá giả thì có trâu, bò để hiến tế, cúng bái. Khi các linh vật được cúng, tế, giết xong, thì thành viên còn lại sẽ chế biến thịt, nấu cơm ăn mừng. Những lúc như vậy, người Cơ Tu luôn chú trọng đến việc chia phần cho các thành viên trong gia đình. Khi chia phần, họ thường chia từ người lớn tuổi trước, từ anh chị đã lập gia đình đến đàn em nhỏ chưa rời bú mẹ, không để sót trường hợp nào. Chia phần cũng tùy theo trường hợp cụ thể, nếu ăn mừng lúa mới, thì phần chia gồm thịt và cơm, mỗi người được để hai phần riêng trên lá chuối, gọi đến nhận lần lượt. Đối với việc dựng nhà mới, các phần được chia cũng tương tự như vậy, nhưng với trường hợp con rễ đến thăm nhà gái có mang heo (lợn), thì việc chia phần theo cách khác. Khi con heo đã chín, làm nghi thức cúng bái đã xong thì thịt heo ngoài được chia phần cho các thành viên trong gia đình nhà gái, còn được nhà gái chia cho các hộ trong cùng dòng tộc, không bỏ sót hộ nào. Các hộ nhận được phần chia thịt heo, tùy theo điều kiện tức tốc cho gà, bắt cá biếu lại nhà gái. Nhà gái nhận quà biếu lại cho nhà trai thể hiện lòng cảm ơn, tuy nhiên nhà trai không thể đem về riêng cho phần mình mà lại chia cho chị và em gái trong gia đình đã lấy chồng tỏ lòng thương yêu chị, em gái của mình. Bao giờ, nhà trai cũng phải lo con vật từ bốn chân cho nhà gái như trâu, bò, heo; còn nhà gái thì lo gà, vịt, cá, ếch,… Ếch rừng là con vật quý, có chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con, bởi thế nhà gái luôn tìm ếch tươi và để khô trên giàn bếp để biếu chị, em gái của mình.

          Với dòng tộc, khi có sự kiện diễn ra ảnh hưởng cao đến các hộ trong cùng tộc họ, thì tộc trưởng, thường là người con trai đầu đứng ra điều hành, trong đó có việc xin, gả cưới con cháu trong tộc họ. Những công việc như vậy, chia phần cũng được đồng bào Cơ Tu duy trì. Khi có người đến xin cưới con cháu trong tộc họ, nếu con gái đồng ý thì nhà trai sẽ lập tức giết heo đãi họ nhà gái, thịt heo được chia phần cho những người không đến chứng kiến và cùng ăn chung trong đêm hỏi vợ cho nhà trai. Sáng hôm sau, thịt heo được gia đình nhà gái mang đến cho các hộ gia đình trong cùng tộc họ. Đến khi tổ chức đám cưới, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều có phần chia thịt, ẩm thực khác nhau. Nhà gái nhận thịt, của cải từ nhà trai sẽ đem chia lại một phần cho hộ trong dòng tộc và những người khác đã góp của giúp gia đình nhà gái đem sản vật đến nhà trai. Nhà trai khi nhận sản vật từ nhà gái sẽ biếu lại cho các hộ thuộc dòng họ và các anh, em rễ của mình. Hình thức chia phần trong cưới hỏi thường theo một quy chuẩn riêng do tập tục truyền thống để lại, được dân tộc Cơ Tu duy trì đến ngày nay.

          Ở làng Cơ Tu thường diễn ra nhiều lễ hội theo các hình thái tổ chức khác nhau, nhưng đều do tập tục và tín ngưỡng chi phối. Người Cơ Tu có tục săn bắt và bắn thú rừng tập thể. Biết khu vực nơi có thú rừng, nhất là heo rừng, những người có kinh nghiệm sẽ bàn bạc, trao đổi, thống nhất kỹ lưỡng từng công việc cụ thể, tổ chức khoanh vùng, rào chắn cẩn thận và cho người vào trong trực tiếp săn bắn thú rừng. Thành quả của việc săn bắt tập thể cho số lượng rất nhiều, từ năm đến mười con hoặc hơn thế nữa. Đó là sản vật chung của làng. Thay vì như tổ chức tại moong của tộc họ hay mái nhà của hộ gia đình, Gươl là nơi được đồng bào mang thú rừng về để già làng cúng, làm thịt và chia phần. Trai làng là những người được phân công đảm nhiệm việc làm thịt thú rừng, phụ nữ lo việc nấu nướng và chuẩn bị các vật dụng phục vụ ẩm thực ở gươl. Thịt thú rừng được nấu chín, đầu và một số nội tạng ngon được già làng cúng, dâng thần linh trong gươl, khi xong phần lễ cúng, thịt được chia phần trên lá chuối rừng đã được xé xếp ngay ngắn, sạch sẽ. Phần chia thịt được giao cho một vài người đảm nhiệm, có phần giám sát của trưởng thôn, đọc đủ số lượng nhân khẩu ở thôn để chia phần cho chính xác. Sau khi kiểm tra lại lần nữa, trưởng thôn gọi từng hộ đến nhận khẩu phần của mình, mang về nhà giao cho các thành viên trong hộ. Trong việc chia phần, đồng bào không bỏ sót thành viên nào, từ trẻ sơ sinh đến các cụ già lớn tuổi, thậm chí cả người đi làm ăn xa vẫn có phần đầy đủ. Trường hợp thiếu sót trong việc chia phần thì trưởng thôn sẽ xin ý kiến già làng để lấy thịt chung hoặc lấy phần của hộ gia đình mình chia lại cho thành viên chưa có, không để mất công bằng giữa các hộ gia đình.

          Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, ngoài chia phần theo cộng đồng làng, dòng tộc và hộ gia đình, thì còn chia phần theo nhóm. Theo đó, nhóm những người lớn tuổi, thường các cụ già, già làng ngồi giữa gươl, hát lý, đối đáp nhau; nhóm phụ nữ ngồi góc gươl, gần bếp để tiện việc nấu nướng; nhóm thanh niên trai làng ngồi góc còn lại để phục vụ các cụ; trẻ em được bố trí ở moong hoặc mái nhà gần gươl. Việc tổ chức ăn uống được diễn ra cùng lúc và thường kéo dài đến khuya bởi câu hát lý, nói lý, đối đáp của các vị già làng, người lớn tuổi và tiếng trống chiêng rộn rã của các chàng trai, cô giá xinh đẹp của làng.

          Từ những sự kiện chung của làng, dòng tộc, hộ gia đình, thì tục chia phần bao giờ cũng được đồng bào Cơ Tu quý trọng. Trong quan niệm chung của người Cơ Tu, tài sản sẵn có xung quanh làng như chim muông, cá, thú đều của chung, ai bắt được đều mang đầu và chia phần cúng bái trên gươl. Những hộ và thành viên gia đình không chấp hành luật tục chung của làng thì xem như tự chia rẽ và tách ra khỏi công việc chung của làng. Bởi thế, mỗi một thành viên của làng khi săn bắt, bắn thú rừng đều tự giác mang báo với làng, đem đầu về gươl để cúng.

              Đoàn kết cộng đồng làng là sức mạnh tập thể được duy trì từ những việc làm và hành động rất nhỏ của các thành viên trong các hộ gia đình và từng dòng tộc. Chia phần, không đòi hỏi nhiều hay ít, mà có phần là niềm tin để người Cơ Tu tiếp thêm sức mạnh đoàn kết từ một đứa trẻ cho đến người già lớn tuổi. Nhờ vậy, các công việc chung của làng dù nặng nhọc đến mấy cũng được triển khai chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả, chẳng cần một giấy mực ghi chép hành chính phân công rõ ràng…/.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC