Năc ma nưih Cơ Tu coh vel Giàn Bí, chr’val Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cô Trần Thị Bích Thu bơơn năl ghit râu k’đhap k’ra âng ma nưih acoon coh t’mêê tơơp pa choom p’rá Việt. Tu cơnh đêêc, cô ta luôn chơơc lêy, pa chô kinh nghiệm ting t’ngay c’xêê đoọng vêy bh’rợ pa choom đoọng liêm glăp lâng p’niên k’tứi Cơ Tu. Cô Thu truih: Tơợ tứi, cô ta luôn kiêng brương tr’nu năc bhrợ cô giáo. C’moo 2008, cô Thu xiêr thành phố n’jưah học Trung câp Sư phạm- Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà nẵng n’jưah bhrợ p’xoọng bâc bh’rợ đoọng chơơc tbơơn zên ma mông. Xang bêl tốt nghiệp, Bích Thu pâh tuyển lâng bơơn ngành Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Hòa Vang k’đươi chô dạy đhị Trường mầm non chr’val Hòa Bắc.
Lớp học âng cô Bích Thu k’đhơợng dạy năc 100% p’niên k’tứi ma nưih Cơ Tu. Apêê a mọi zêng tơơp pa choom p’rá Việt Nam tu cơnh đêêc loom luônh k’pân. Đoọng apêê a mọi doó lâh k’pân đhị môi trường t’mêê, cô xay moon lâng nhà trường, p’too moon ca conh ca căn chroi đoọng pr’đươi pr’dua, bhrợ pa dưr pr’đhang “ Gươl bhrợ pa k’tứi” đhị tang trường mẫu giáo Hòa Bắc. Coh Gươl, cô ra pă, pa chăm đợ bêệ zong, a pâ, n’dzây… âng ma nưih Cơ Tu zooi apêê a mọi ma chơơc bơơn năl. Đoọng bhrợ t’bhưah tang cha ơh ha pêê a mọi, cô Thu xay moon lâng nhà trường bhrợ “ Phiên chợ da ding ca coong” đhị zr’lụ đăn đêêc ting pâh. Đhị đêêc, zooi apêê a mọi cha ơh, pa choom p’rá Việt bâc lâh. Xooc cô Trần Thị Bích Thu dzợ năc Đại sứ bh’rợ “ Điều ước cho em” âng Bộ Giáo dục lâng Đào tạo, Trung ương Đoàn đha đhâm c’mâr Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lâng Đề án ma nưih bhriêl g’lăng Việt số hóa t’đang moon. “Bêl acu đơơng âng văn hóa Cơ Tu moot ooy trường học năc lêy liêm choom pa bhlâng. Bhrợ t’vaih ha pêê a đhi vêy xơợng yêm têêm bhui har bêl tươc lớp. Apêê a đhi pa bhlâng kiêng, bhui har ting pâh la lêy lâng bhrợ t’vaih ha pêê a đhi pa chăp “ n’đhơ lươt hoc năc pa choom p’rá Việt lâng văn hóa ma nưih Kinh bâc lâh, n’đhang coh môi trường học xooc đâu, văn hóa Cơ Tu công ta luôn lươt đh’rưah lâng p’niên zâp đhị, zâp ooy.” Coh cr’chăl dạy, acu công pa choom đoọng ha pêê p’niên k’tứi tân tung da dă, pa choom hat pr’hat Cơ Tu.”
Cô Phạm Hồ Quỳnh Trang – Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đoọng năl, cô Trần Thị Bích Thu năc muy giáo viên bhriêl choom, vêy bh’nơơn dal coh apêê bh’rợ chuyên môn. C’moo 2020, cô bơơn đơp Bằng khen âng Ủy ban Trung ương Hội liên hiệp Đha đhâm c’mâr Việt Nam; Bằng khen âng Bộ trường Bộ GD-ĐT lâng Kỷ niệm chương âng Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban acoon coh; Bơơn bhriêl g’lăng n’đăh kinh nghiệm loại B cấp thành phố ooy đề tài “ Muy bơr kinh nghiệm bhrợ têng bài giảng điện tử đoọng pa choom đoọng ha p’niên k’tứi 5 c’moo đhị trường mầm non Hòa Bắc” đh’rưah lâng bâc bh’nơơn n’lơơng âng zâp câp pa đơp đoọng: “Acu ăt lum lâng năl ghit ooy cô Thu. T’mêê năc a hay cô Thu vêy ting pâh thi Phó hiệu trưởng. K’noọ tươc, ha dang vêy pr’đơợ p’xoọng năc cô Thu năc đợ ma nưih choom bhrợ cán bộ k’đhơợng lêy. Pa bhlâng năc ma nưih acoon coh, k’đhơợng lêy coh vel đong Hòa Bắc năc pa bhlâng liêm glăp.”
Bâc c’moo ha nua, ngành Giáo dục lâng Đào tạo thành phố Đà Nẵng ta luôn k’rang tươc ha dưr dal chất lượng giáo dục, pa bhlâng năc zr’lụ da ding ca coong, zr’lụ đha nuôr acoon coh. Thành phố công p’ghit bhrợ têng Đề án âng Bộ Giáo dục lâng Đào tạo ooy t’bhlâng pa choom p’rá Việt ha p’niên mầm non, học sinh tiểu học zr’lụ acoon coh. T’cooh Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng đoọng năl: “N’đăh bh’rợ xa nay p’too pa choom vel đong âng thẩm quyền UBND chr’hoong lâng Phòng GD-ĐT chơơih pay cr’liêng xa nay đơơng t’moot giảng dạy coh nhà trường. Ha dợ cơnh lâng zr’lụ đha nuôr acoon coh, kiêng xay truih muy bơr bh’rợ văn hóa acoon coh năc coh vel đong vêy trường THPT Phạm Phú Thứ liêm glăp lâng vel đong lâng apêê học sinh acoon coh. Sở GD-ĐT thành phố ta luôn bhrợ t’vaih pr’đơợ đoọng giáo viên pa dưr râu bhriêl g’lăng coh giảng dạy. P’too moon apêê bh’rợ bhiêl g’lăng vêy crêê lâng đhr’năng la lua, liêm choom dal./.”
Cô giáo Cơ-Tu đưa văn hoá bản địa vào trường học
(Vơnich Oang)
Hơn 10 năm làm cô nuôi dạy trẻ tại ngôi trường có nhiều trẻ là người Cơ Tu, cô Trần Thị Bích Thu, giáo viên Trường mầm non Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều sáng kiến, giúp trẻ em Cơ Tu hiểu bài nhanh và tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt. Cô Thu mạnh dạn đưa văn hóa Cơ Tu vào trường học bằng mô hình “Gươl thu nhỏ” hay những “Phiên chợ vùng cao” thu hút nhiều trẻ em Cơ Tu tham gia.
Là người Cơ Tu ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cô Trần Thị Bích Thu thấu hiểu sự khó khăn của người dân tộc thiểu số mới bắt đầu học Tiếng Việt. Vì vậy, cô luôn tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm qua thời gian để có phương pháp dạy học phù hợp với trẻ em Cơ Tu. Cô Thu kể: Từ nhỏ, cô luôn mơ ước sau này trở thành cô giáo. Năm 2008, cô Thu xuống thành phố vừa học Trung cấp Sư phạm-Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng vừa làm thêm nhiều việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, Bích Thu dự tuyển và được ngành GD-ĐT huyện Hòa Vang phân công về dạy tại Trường mầm non xã Hòa Bắc.
Lớp học do cô Bích Thu phụ trách có 100% trẻ là người Cơ Tu. Các bé đều mới làm quen với tiếng Việt nên tâm lý luôn căng thẳng, sợ sệt. Để các bé không xa lạ với môi trường mới, cô tham mưu với nhà trường, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, thiết kế và xây dựng mô hình “Gươl thu nhỏ” tại sân trường mẫu giáo Hòa Bắc. Trong Gươl, cô sắp xếp, trang trí những chiếc gùi, nong, nia, giỏ đan... của người Cơ Tu giúp các bé thoải mái khám phá. Để mở rộng sân chơi cho các bé, cô Thu mạnh dạn đề xuất với nhà trường tổ chức “Phiên chợ vùng cao” tại khu vực Giàn Bí cho trẻ em Cơ Tu và trẻ các khu vực lân cận tham gia. Qua đó, giúp các bé giao lưu, học hỏi tiếng Việt nhiều hơn. Hiện cô Trần Thị Bích Thu còn là Đại sứ chương trình “Điều ước cho em” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Đề án tri thức Việt số hóa phát động. “Khi tôi đưa văn hóa Cơ Tu vào trường học thì thấy hiệu quả rất tịch cực. Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn cân bằng thoải mái khi đến lớp. Trẻ rất thích thú, vui vẻ tham gia khám phá và tạo cho trẻ suy nghĩ “Dù đi học phải học tiếng Việt và văn hóa người Kinh nhiều hơn, nhưng ở môi trường học hiện tại, văn hóa Cơ Tu cũng luôn đồng hành cùng trẻ mọi lúc mọi nơi”. Trong quá trình dạy, tôi cũng tập cho các bé tân tung da dặ, tập hát dân ca Cơ Tu.”
Cô Phạm Hồ Quỳnh Trang- Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, cô Trần Thị Bích Thu là một giáo viên giỏi, có thành tích cao trong các hoạt động chuyên môn. Năm 2020, Cô được nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Kỷ niệm chương của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đạt sáng kiến kinh nghiệm loại B cấp thành phố về đề tài “ Một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử để dạy trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Hòa Bắc” cùng nhiều thành tích khác của các cấp trao tặng. “Tôi tiếp xúc và biết rất rõ về cô Thu. Vừa rồi cô Thu có tham gia thi Phó hiệu trưởng. Sắp đến, nếu có điều kiện bổ sung thì cô Thu là nguồn cán bộ quản lý. Đặc biệt là người DTTS, quản lý trên địa bàn Hòa Bắc thì rất phù hợp.”
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Thành phố cũng chú trọng thực hiện Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS. Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng cho biết: “Về chương trình giáo dục địa phương thuộc thẩm quyền UBND huyện và Phòng GD-ĐT chọn lọc nội dung đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Còn đối với vùng có DTTS, muốn giới thiệu một hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số thì trên địa bàn có trường THPT Phạm Phú Thứ phù hợp với địa bàn và đối tượng học sinh người DTTS. Sở GD-ĐT thành phố luôn tạo điều kiện để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy. Khuyến khích những sáng kiến có tính thực tiễn, hiệu quả cao./.”
Viết bình luận