N’đhơ lâh 70 c’moo, n’đhang xa nul khèn bè âng t’cooh Bhling Hạnh vel Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam zâp bêl dưr đơơr công dzợ chr’va prang crâng ca coong. Đha nuôr Cơ Tu moon nâu đoo nắc xa nul r’vai âng crâng ca coong.
15 c’moo t’coóh Bhling Hạnh ting pấh cách mạng. Xang t’ngay vell đong bơơn pa chô, Bhling Hạnh rạch chô ooy vel đong lâng ting pấh bhrợ cóh bh’rợ y, tư pháp xang n’nắc bơơn k’đươi bhrợ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chr’val Zuốih 10 cmoo. Cóh bấc chu lướt tước apêê vel bhươl, lêy Gươl âng đha nuôr Cơ Tu ra hi ra ha cắh vêy dăng zợ, chiing goong đoọng pa cắh đớc, c’bhúh p’niên nắc cắh năl râu rí ooy văn háo a cônh a bhướp đay, n’dhdơ đhưưng toong muy điệu công cắh choom… T’coóh ta u loom bhlâng!
C’moo 1998, chr’hoong Nam Giang k’đhơợng xay bhrợ t’váih muy chr’val muy c’bhúh cha gâr chiing. T’coóh Bhling Hạnh nắc tước zấp pr’loọng đong coh vel, chr’val p’too moon đha nuôr t’bhlâng zư đớc, tr’coó xa nul pr’múa pr’hat cơnh cha gâr, chiing, Abel xang năc bhrợ t’vaih c’bhuh cha gâr chiing đơơng dh’nơc Công Dồn. Năc t’cooh âi bhrợ t’vaih đợ pr’múa chiing cha gâr lâng hơnh deh bhiêc bhan ty đanh lươt cha ớh cóh tỉnh lâng bấc vel đong n’lơơng cơnh: Hà Nội, Cần Thơ, Tây Ninh, Đà Lạt, Đà Nẵng. T’cooh vel Bhling Hạnh truih, coh bâc g’lúh cha ớh pa cắh n’đoo công bơơn bấc ch’ner huy chương vàng, bạc zấp râu:“Tơợ tứi tu đong đha rựt cắh vêy chiing cha gâr đoọng pa choom. A cu âi chơớc tước apêê t’coóh vel đoọng pa choom, cóh apêê t’ngay bhiệc bhan âng vel a cu coon k’đhơợng pa choom. Tước nâu câi, muy t’ngay cắh bơơn xơợng xa nul âng cha gâr, chiing, âng khèn, âng a luốt, n’jưl… nắc a cu cắh choom bhrợ râu rí. N’đhơ bêl jéh ca ay, ga lêếh k’bao bơơn píah n’jưl, plong khèn bơr pêê pr’lêếh nắc xơợ cóh a chắc a zân hân hil tân taách…!”
Tơợ râu pa choom đoọng âng t’cooh Bhling Hạnh, bâc đha đhâm c’mâr coh chr’val âi choom đhưưng n’toong bâc râu xa nul ching cha gâr âng acoon coh đay. A noo Bhling Thái, coh chr’val Zuôih năc muy coh bâc ngai cơnh đêêc, đoọng năl:“Acu bhui har bhlâng bêl pấh xay trúih p’cắh văn hóa acoon cóh Cơ Tu cóh bấc tỉnh. Đươi vêu râu pa choom đoọng lứch loom âng a bhướp nắc a cu âi lêy văn hóa ty đanh âng hêe liêm cắh cơnh.”
Coh bh’rợ zư đơc văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu căh choom căh moon tươc t’cooh vel Y Kông coh chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Âi k’noọ 100 c’moo, t’cooh Y Kông ta luôn căh yêm ăt tơt ooy râu bil pât muy văn hóa ty đanh acoon coh Cơ Tu. T’cooh moon, đhị râu gâm ngut âng crâng ca coong nâu câi lâh ngoop ngap bâc chr’pợ Gươl căh câ chr’pợ ping xal ting crêê đhr’niêng Cơ Tu. Bh’rợ lươt zơng pa căh loom công xăl lâng nhắn tin coh điện thoại căh dzợ moon pa căh loom lâng xa nul Abel, lâh đh’riêng bh’nooch pr’ma cơnh a hay dzợ.
Loom chăp kiêng văn hóa acoon coh âi k’tá k’rênh t’cooh vel Y Kiông lơi zên bhrợ pa dưr moong đhị đhăm k’tiêc đong đay bhrợ đhị đoọng acoon a chau chô ăt bơơn chơơc năl. Coh moong, t’cooh Y Kông pa căh đợ tr’coó xa nul cơnh a luôt, chiing cha gâr… Bâc c’moo ha nua, t’cooh Y Kông chơơc tươc apêê trường học coh chr’hoong đoọng pa choom ha pêê a đhi ng’cơnh bhrợ bh’nooch, đhưưng n’toong, năl ghit ooy tơơm ríah âng acoon coh đay:“ Acu kiêng câl đơc lang pa chăm coh đong cơnh dăng zợ, chiing cha gâr, n’đooh a dooh xang n’năc bhrợ cha gâr đoọng đhưưng coh xay xơ. Rơơm kiêng âng cu năc choom zư đơc đhr’niêng bh’rợ a hay âng đha nuôr Cơ Tu.”
T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, xooc đâu, zr’lụ đha nuôr acoon coh Cơ Tu coh chr’hoong năc căh vêy bâc cơnh t’cooh Y Kông năl bhrợ têng lâng cha ơh bâc râu tr’coó xa nul. Bh’rợ pa choom đợ pr’múa, bh’nooch, đhưưng xí ha lang p’niên âng t’cooh Y Kông căh muy chroi đoọng zư đơc đợ chr’năp văn hóa, năc dzợ chroi đoọng bhrợ liêm pr’hay lâh ooy pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Cơ Tu:“ T’cooh vel Y Kông âi p’too moon lang p’niên bâc râu bh’rợ đhr’niêng văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu coh đêêc vêy dhưưng xí, tân tung da dă lâng taanh dzăc. Bâc c’moo đăn đâu, t’cooh vel công vêy bâc râu chroi đoọng ha bh’rợ zư đơc văn hóa cooch booc n’loong âng đha nuôr Cơ Tu, đanh cr’chăl ahay crêê bil pât./.”
Những già làng lưu giữ văn hoá Cơ Tu
PV Phương Cúc/VOV miền Trung
Tỉnh Quảng Nam là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Cơ Tu tập trung sinh sống nhiều nhất. Những nét văn hoá độc đáo như hát lý, múa tân tung da dă, đánh trống chiêng… vốn gắn liền với đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Nhiều già làng Cơ Tu đã dày công sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng tiếng khèn bè của già làng Bhling Hạnh ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam mỗi khi cất lên vẫn ngân vang giữa đại ngàn. Bà con ở đây gọi ông với cái tên trìu mến “linh hồn của núi rừng”.
15 tuổi, già làng Bhling Hạnh tham gia cách mạng. Sau ngày quê hương giải phóng, ông về quê và tham gia công tác trong ngành y, tư pháp rồi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Zuôih 10 năm liền. Trong những năm tháng công tác, đến các thôn, bản ông nhìn thấy nhà Gươl không có chiêng trưng bày, lũ trẻ thì mù mờ với chính văn hoá truyền thống dân tộc, một điệu trống chiêng cũng không đánh được. Ông buồn lắm!
Năm 1998, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo thành lập mỗi xã một đội trống chiêng. Già làng Bhling Hạnh đến từng nhà trong thôn, trong xã vận động bà con tìm kiếm, cất giữ lại các nhạc cụ truyền thống như cồng, trống, chiêng, đàn Abel rồi thành lập ra đội cồng chiêng mang tên Công Dồn. Chính ông đã cải biên các điệu múa trống chiêng và mừng lễ hội dân gian đi biểu diễn nhiều nơi như thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh. Già làng Bhling Hạnh hào hứng, trong những lần đi thi diễn đó đội cồng chiêng Công Dồn dành được nhiều huy chương các loại:“Từ nhỏ vì nhà nghèo nên không có sẵn trống chiêng để đánh. Trong các dịp lễ hội của làng tôi mới được cầm chơi thử. Đến bây giờ, một ngày không nghe được âm thanh của trống chiêng, của khèn, của a luốt là tôi không thể làm được việc gì hết. Âm nhạc chính là cái hồn của dân tộc Cơ Tu, là tình yêu cuộc sống được cha ông gìn giữ lưu truyền qua nhiều đời nên phải giữ lại.”
Từ sự chỉ dạy của già Bhling Hạnh, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh được tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Anh Bhling Thái, ở xã Zuôih là một trong số những thành viên đó, cho biết:“Tôi rất vui và vinh dự khi đi quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc Cơ Tu ở nhiều tỉnh. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và truyền đam mê văn hóa của già Hạnh mà tôi đã thấy văn hóa truyền thống của mình đẹp và hay biết bao.”
Trong hành trình bảo tồn văn hoá của đồng bào Cơ Tu không thể không nhắc đến già làng Y Kông ở xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Đã gần 100 tuổi, già làng Y Kông luôn trăn trở về sự mai một văn hoá truyền thống dân tộc Cơ Tu. Ông bảo, dưới tán rừng đại ngàn giờ đã vắng rất nhiều những mái Gươl hay nhà Mồ theo tập tục Cơ Tu. Chuyện tỏ tình nhau cũng thay bằng nhắn tin điện thoại chứ không biết nói lời yêu bằng tiếng đàn Abel hay hờn giận bằng câu hát lý như cha ông xưa nữa.
Tình yêu cháy bỏng với dân tộc đã thôi thúc già làng Y Kông bỏ tiền dựng nhà Gươl trên mảnh đất của gia đình mình làm nơi để con cháu tìm về. Trong nhà Gươl, già Y Kông trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống như đàn đá, sáo và hàng chục bộ cồng chiêng. Nhiều năm qua, già Y Kông tìm đến các trường học trong huyện dạy cho các em cách hát lý, đánh chiêng, biết về nguồn gốc của dân tộc mình:“Tôi mua sắm và trang trí trang nhà như ché, chiêng, mền, thổ cẩm rồi tự làm trống để đánh trong các đám cưới, đám hỏi. Mong muốn của tôi là phải giữ truyền thống của người Cơ Tu.”
Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu trong huyện chỉ còn ít người như già làng Y Kông biết chế tác và chơi được nhiều loại nhạc cụ. Việc truyền dạy những điệu múa, câu hát lý, đánh trống chiêng cho thế hệ trẻ của già Y Kông không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa, mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân tộc Cơ Tu:“Già làng Y Kông đã giáo dục cho thế hệ trẻ nhiều nét văn hoá tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu trong đó có đánh trống chiêng, múa tân tung da dă và dệt thổ cẩm. Những năm gần đây, già làng cũng có nhiều tích cực trong việc lưu truyền bản sắc văn hoá điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu lâu nay đang dần bị mai một./.”
Viết bình luận