Xơợng đài, taanh dặc nắc dưr váih râu chắp kiêng âng t’coóh Trần Khiêm cóh vel Gìan Bí, chr’val k’coong ch’ngai Hoà Bắc, chr’hoong Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. 70 c’moo ơy, hân đhơ cơnh đêếc, zâp t’ngay t’coóh Khiêm dzợ p’zay lêy chêếh đợ c’rêê, taanh zong, bhrợ đợ a’pướih lâng c’rêê laliêm... n’jứah đoọng lêy đươi dua cóh đông, ha đhanuôr lâng lấh mơ nắc đoo bơơn bhrợ cơnh bh’rợ ty chr’nắp âng a’conh a’bhướp. Chi ol moon ooy zong t’mêê taanh dzặc laliêm, đợc cóh tir, t’coóh Khiêm moon, đoọng vêy đợ zong liêm lâng nhâm mâng nắc lêy bhrợ têng bấc c’nắt bh’rợ. C’rêê bêl trêếh đơơng chô nắc lêy troọm đợc cóh đác xang nặc vêy choom chô chêếh bhrợ, púah cóh tir lâng t’tưn nắc vêy taanh dzặc. nâu cơy t’coóh đhưr, cắh dzợ mặ taanh bhrợ bấc, hân đhơ cơnh đêếc, t’coóh nắc dzợ t’bhlâng zư lêy pa dưr bh’rợ ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu, nắc bhrợ têng đoọng k’coon cha châu lêy pa choom bhrợ. Amoó Bùi Thị Lươi moon, k’conh đay ắt pazưm bhrợ lâng bh’rợ taanh dzặc nâu tơợ dzợ p’niên. Râu cr’noọ cr’niêng bhrợ têng nâu nắc lướt lâng t’coóh tước xoọc đâu: “K’conh cu kiêng bhlâng bh’rợ taanh dzặc. Đợ bh’nơơn pr’đươi âng t’coóh taanh bhrợ cơnh zong, a’pướih... liêm bhlâng. Zâp pr’đươi bh’rợ, ađoo bhrợ têng tước 1 c’xêê nắc vêy xang. Tu cr’noọ cr’niêng nắc cắh chấc k’noọ t’ngay hi dưm, bêl ooy doọ trơ vâng nắc ađoo bhrợ. Ađoo vêy bhrợ ting cơnh k’đươi moon âng ngai moon câl. Đhanuôr cóh vel đông ngai cung kiêng đươi đợ pr’đươi âng ama cu bhrợ, đoọng zư đợc râu ty chr’nắp âng Cơ Tu hêê, cơnh lơơng cậ, đoọng k’coon cha châu lêy zư pa dưr, pa choom bhrợ. Xoọc đâu zâp ngai zêng đươi dua pr’đươi lâng nhựa nắc ađoo t’bhlâng lêy taanh dzặc t’bấc đươi dua cóh đông.”
Cóh vel Giàn Bí, lấh mơ t’coóh Khiêm, dzợ vêy zâp apêê t’coóh Đinh Văn Biểu, Bùi Văn Danh... xoọc cung t’coóh đhưr, hân đhơ cơnh đêếc cung dzợ t’bhlâng p’zay bhrợ têng, zư lêy bh’rợ ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu. T’coóh vel Bùi Văn Siêng đoọng năl, bêl l’lăm ahay, zâp pr’đươi pr’dua cóh đông tơợ đợ zong lướt cóh ha rêê cắh cậ đợ a’pậ a’pướih zêng bhrợ lâng c’xêê cr’đêê. Tu cơnh đêếc, cóh vel đông nâu, zâp ngai đông nắc cung vêy manứih choom taanh bhrợ. Đợ t’tưn, pr’ắt tr’mung pa dưr pa xớc, đợ pr’đươi ty chr’nắp nắc bơơn tr’xăl lâng pr’đươi nhôm, nhựa buôn đươi. Lấh mơ, bhrợ bh’rợ ty chr’nắp âng acoon cóh nắc lêy bhrợ liêm ghít, zên pa chô cắh ha mơ, ha dợ bấc ngai cắh dzợ lấh kiêng đươi lâng pr’đươi bh’rợ âng a’conh a’bhướp bhrợ đợc. đợ apêê t’coóh dzợ p’zay bhrợ têng nắc đoọng zư lêy, pa dưr lấh mơ bh’rợ ty chr’nắp lâng pazao đoọng ha k’coon cha châu: “Đhanuôr Cơ Tu taanh dzặc nắc đoọng bhrợ pa dưr ha roo cha nêếh, ha dang vêy ta mooi k’đươi taanh bhrợ, apêê lêy liêm nắc cung pa câl váih zên. bêl ahay ngai cung choom taanh bhrợ, apêê p’niên cung vêy ngai choom taanh bhrợ. Azi nắc lêy t’bhlâng pa choom đoọng ha lang p’niên bhrợ, ha dang cắh nắc apêê ha vil bh’rợ ty chr’nắp.”
Cung lâng râu rơơm kiêng zư lêy bh’rợ ty chr’nắp, pa dưr pa xớc du lịch, c’moo 2017, Tổ p’têết pazưm taanh n’đoóh a’doóh âng pân đil Cơ Tu cóh chr’val Hoà Bắc nắc ơy bhrợ pa dưr. Tơợ tr’nơợp vêy 3, 4 cha nặc, tước đâu tổ nắc ơy t’pấh bơơn lấh 30 apêê ađhi amoó pấh bhrợ. Bh’nơơn pr’đươi apêê amoó bhrợ têng lấh mơ nắc lêy pa câl cắh bấc nắc zên pa chô cắh bấc, hân đhơ cơnh đêếc, zâp ngai nắc t’bhlâng zư lêy bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp lâng cr’noọ cr’niêng. Anoo Đinh Văn Như, Bí thư Chi bộ vel Giàn Bí, chr’val Hoà Bắc, chr’hoong Hoà Vang đoọng năl, tơợ bêl bh’rợ du lịch cộng đồng Homestay âng anoo bhrợ tổ trưởng t’moót đươi dua, anoo cung ơy âng đơơng zâp xa nay bh’rợ xay moon p’cắh lâng chi ớh p’cắh đợ bh’rợ ty chr’nắp tước ta mooi ch’ngai đăn. Lâng, rơơm kiêng vel đông đấh zooi zúp k’rong bhrợ đoọng ha zâp vel đông 1 bh’rợ tr’nêng. Đhị đâu, nghệ nhân zâp vel bhươl bh’rợ tr’nêng lâng zâp ngai nắc choom n’jứah bhrợ, pa choom bh’rợ tr’nêng, n’jứah chi ớh p’cắh lâng t’pấh đoọng ta mooi pấh lêy năl bh’rợ ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu: “Xoọc, vel đông k’đươi moon cấp ping zooi zúp bhrợ 1 bh’rợ tr’nêng. Lêy pazưm cóh đâu zâp apêê bh’rợ taanh dzặc n’đoóh a’doóh, ơ’íh, taanh zong a’pậ... nắc đợ nghệ nhân, đợ apêê choom bhrợ nắc k’rong pazưm bhrợ têng. Đhị đêếc nắc n’jứah bhrợ têng, n’jứah prá xay pa choom bh’rợ, ta mooi pấh lêy... đhị bấc manứih nắc bhrợ pa dưr cr’noọ bh’rợ đha đhâm c’moor ting pấh lêy pa choom. tơợ đêếc, nắc apêê ting pấh bhrợ, chắp kiêng. Xoọc đhanuôr bhrợ k’tứi la lêếh, bhrợ đhị đông. Zâp bêl vêy ta mooi acu buôn moon đhanuôr lướt ooy Gươl bhrợ, hân đhơ cơnh đêếc, bhrợ đhị đêếc k’tứi cắh liêm glặp.”
T’coóh Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đoọng năl, chr’hoong ơy lâng xoọc k’rong bhrợ zên bhrợ pa dưr bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu. Ooy đâu, cắh mưy bhrợ zooi zúp đhanuôr Cơ Tu zư lêy, pa dưr lâng p’cắh râu văn hoá chr’nắp liêm tước ta mooi zâp đắh, nắc dzợ bhrợ t’bhứah c’lâng bh’rợ đắh bhrợ têng cha, t’bil ha ul pa xiêr đha rứt ha đhanuôr k’coong ch’ngai: “Thành phố cung vêy bh’rợ zooi zúp pa choom đoọng học viên pấh bhrợ zâp bh’rợ ty chr’nắp cơnh ơ’íh, taanh dzặc, bhrợ búah... apêê ting pấh pa choom zâp lớp nâu cắh mưy doọ pay zên nắc dzợ bơơn đoọng zên ôộm đác. Đh’rứah lâng nâu, pa dưr k’rơ du lịch vel đông pazưm lâng bh’rợ ty chr’năp. Tơợ đêếc, xay moon p’cắh vel bhươl bh’rợ tr’nêng, n’jứah bhrợ pr’đơợ đoọng đhanuôr vêy bơơn zên, t’bil ha ul pa xiêr đha rứt.”./.
Những người nặng lòng với nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu
PV/VOV-Miền Trung
Cuộc sống ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, nhiều người dần quay lưng lại với nghề thủ công truyền thống. Thế nhưng, ở miền núi, vùng cao biên giới, vẫn còn không ít người ngày đêm trăn trở tìm cách gìn giữ, bảo tồn và trao truyền nghề của cha ông cho các thế hệ tương lai.
Đan lát luôn là niềm đam mê của ông Trần Khiêm ở thôn Giàn Bí, xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đã ngoài tuổi 70 nhưng hàng ngày, ông Khiêm vẫn miệt mài chẻ mây, đan gùi, làm những chiếc mâm bằng mây xinh xắn…sản phẩm này vừa để phục vụ trong gia đình cho bà con lối xóm và hơn cả là thỏa niềm yêu thích nghề truyền thống của ông cha. Chỉ vào chiếc gùi mây được đan khá tinh xảo gác trên giàn bếp, ông Khiêm chia sẻ, để có chiếc gùi đẹp và bền phải trải qua nhiều công đoạn. Mây chặt về đem ngâm ở khe suối rồi mới đưa về chẻ, vót thành nan, phơi trên giàn bếp sau đó mới đan. Bây giờ ông già rồi, đan không được nhiều nhưng do đam mê và muốn gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu nên làm cho con cháu học theo. Chị Bùi Thị Lươi kể, cha mình gắn bó với nghề đan lát từ lúc chị còn rất nhỏ. Niềm đam mê ấy theo ông đến tận bây giờ: “Bố tôi rất đam mê nghề đan lát. Những sản phẩm ông làm ra như giỏ, gùi, mủng… rất đẹp. Mỗi sản phẩm, ông mất cả tháng trời làm mới xong. Vì đam mê nên không quản ngày đêm, lúc rãnh là ông lấy ra làm. Ông có làm theo đơn đặt hàng, ai đặt gì ông làm nấy. Bà con làng xóm ai cũng thich sử dụng sản phẩm ổng làm để giữ lại truyền thống của CơTu mình, mặt khác để con cháu nhìn sản phẩm truyền thống này biết và học theo. Hiện nay mọi người sử dụng đồ nhựa rât nhiều nên ông tranh thủ đan vừa sử dụng trong nhà vừa giữ nghề truyền thống”
Ở thôn Giàn Bí, ngoài ông Khiêm, còn có các ông Đinh Văn Biểu, Bùi Văn Danh…đang ở tuổi xưa nay hiếm vẫn đam mê với nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Già làng Bùi Văn Siêng cho biết, ngày trước, các vật dụng trong gia đình từ chiếc gùi lên rẫy hay nong nia, rổ, rá, mâm ăn cơm đều làm bằng mây tre. Vì thế nhà nào cũng có người biết đan lát. Sau này, cuộc sống phát triển, những vật dụng truyền thống đó được thay thế bằng đồ nhôm, nhựa giá rẻ lại tiện dụng. Hơn nữa, làm nghề truyền thống đòi hỏi công phu, tỉ mẫn, thu nhập chẳng là bao nên không còn mấy ai mặn mà với nghề của ông cha. Già làng Bùi Văn Siêng bảo, những người già như ông còn đeo đuổi nghề một phần là để thỏa niềm đam mê nhưng hơn cả là mong muốn gìn giữ nghề truyền thống và trao truyền cho con cháu: “Đồng bào Cơ Tu đan lát là để đựng đồ, đựng lúa gạo, nếu có du khách mình đan, họ thấy đẹp mua thì mình cũng có tiền. Trước ai cũng đan được, mấy đứa trẻ, một số cũng biết đan. Mình phải cố bày cho lớp trẻ làm chứ không nó quên hết nghề truyền thống.”
Cũng với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống, phát triển kinh tế du lịch, năm 2017, Tổ liên kết dệt thổ cẩm của phụ nữ Cơ Tu xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang đã thành lập. Từ chỗ chỉ có vài thành viên, đến nay tổ đã thu hút hơn 30 chị em tham gia. Sản phẩm chị em làm ra chủ yếu tiêu thụ tại chỗ nên thu nhập không đáng kể. Vậy mà ai cũng gắn bó với tổ, mong muốn giữ nghề truyền thống của người Cơ Tu. Anh Đinh Văn Như, Bí thư Chi bộ thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, từ khi mô hình du lịch cộng động homestay do anh làm tổ trưởng đi vào hoạt động, anh cũng đã đưa các chương trình giới thiệu, quảng bá và trình diễn nghề nghề truyền thống đến du khách gần xa. Anh mong muốn địa phương sớm hỗ trợ đầu tư cho mỗi thôn 1 nhà nghề. Tại đây, nghệ nhân các làng nghề và mọi người có thể vừa sản xuất, tập huấn, trao đổi nghề, vừa trình diễn và thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu: “Hiện thôn đang kiến nghị cấp trên hỗ trợ làm 1 nhà nghề. Mình tập trung ở đó các làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát, may…thì những nghệ nhân, những người biết làm nghề sẽ tập trung về nhà nghề. Nơi đó vừa sản xuất, vừa trao đổi về nghề; khách khứa tới xem ..Nơi đông người thì sẽ kích thích được thanh niên, những người lớn tuổi tìm đến khi rảnh rỗi. Từ đó, tạo sự hứng thú, dần dần họ sẽ cuốn hộ tham gia, rồi họ sẽ thích. Hiện, bà con làm nhỏ lẻ, làm tại nhà. Mỗi khi có khách tôi thường nói bà con lên Gươl làm nhưng chỗ đó nhỏ, chủ yếu để sinh hoạt nên không phù hợp.”
Ông Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, huyện đã và đang đầu tư kinh phí khôi phục nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào Cơ Tu bảo tồn, phát huy và quảng bá nét văn hóa độc đáo với du khách bốn phương, mà còn mở ra hướng đi tích cực về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi: “Thành phố cũng có đề án hỗ trợ tập huấn cho học viên tham gia các làng nghề truyền thống như may, đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần… Học viên tham gia các lớp này không chỉ được miễn học phí mà còn được bồi dưỡng tiền để uống nước. Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề truyền thống. Từ đó, vừa giới thiệu, quảng bá làng nghề, vừa tạo điều kiện để bà con tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.”/.
Viết bình luận