Đợ rau ng’năl ooy pr’lúh cr’ăy A ngắt.
Thứ ba, 00:00, 29/12/2015

A ngắt xoóh nắc rau cr’ăy pa bhlâng ngân. Ha dang cắh đơớh ng’bơơn lêy lâng cắh vêy bh’rợ pa dứah crêê cơnh nắc manúyh crêê cr’ăy k’đháp đoọng choom bơơn dứah, bhrợ rau cắh liêm crêê ooy c’rơ lâng pr’ắt tr’mông. T’ruíh: Manuýh pa dưáh đh’réh cr’ăy cóh bhươl cr’noon bêl đâu nắc bhrợ đoọng ha đhanuôr lâng pr’zớc n’năl p’xoọng ooy pazêng rau n’năl oou pr’lúh cr’ăy a ngắt  xoóh.

  A ngắt  nắc muy rau cr’ăy ơy u váih tơợ đanh ahay lâng tước nâu cơy nắc dzợ muy rau bhrợ cắh liêm crêê ooy c’rơ lâng pr’ắt tr’mông âng acoon manuýh; nắc rau tu ắt cóh t’nooi g’lúh 2 cóh pazêng rau pr’lúh cr’ăy trơơi boọ bhrợ manuýh k’ăy buôn chêết.

Muy cha nắc manuýh crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt  nắc choom bhrợ trơơi ooy manuýh xoọc k’rơ. Vi khuẩn a ngắt  vêy n’căr griing, mặ u zâl cồn lâng a –xít, ắt mamông k’rơ cóh môi trường n’đắh ngoài lâng cóh a chắc a zân âng manuýh crêê cr’ăy, vêy đhr’năng mặ zâl z’nươu, tu cơnh đêếc bh’rợ pa dứah pr’lúh cr’ăy a ngắt  nắc ng’bhrợ têng crêê cơnh xa nay. Đoọng choom ng’pa dứah pr’lúh cr’ăy a ngắt   nắc đơớh ng’bơơn n’năl lâng pa dứah crêê cơnh, crêê t’ngay c’xêê lâng vêy bh’rợ ch’mêết lêy âng cácn bộ y tế n’đắh bh’rợ pa dứah pr’lúh cr’ăy a ngắt. Pa dứah choom pr’lúh cr’ăy a ngắt lấh ooy bh’rợ pa chô c’rơ, vêy pr’ắt tr’mông cơnh c’xu đoọng ha manuýh k’ăy ting n’nắc nắc dzợ choom t’bil lơi rau trơơi boọ pr’lúh cr’ăy đoọng ha manuýh cóh pr’loọng đông lâng ha zập ngai n’lơơng.

 C’lâng trơơi boọ âng pr’lúh cr’ăy a ngắt  nắc vêy muy bơr rau ch’mêết lêy gít.

Muy cha nắc crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt   xoóh ha dang cắh ng’pa dứah, tơợt lang nắc choom bhrợ trơơi boọ tơợ 20- 50 cha nắc manuýh n’lơơng. Bh’rợ k’oóh, gr’hạc âng manúyh crêê pr’lúh cr’ăy Lao nắc bhrợ pa glúh vi khuẩn a ngắt   ooy ngoài lâng ắt mamông đhị đêếc. Đác cr’chóh, đh’mâl bêl u goóh nắc u váih pui pai k’tứi dưr păr vêy vi khuẩn a ngắt , manuýh doọ crêê k’ăy crêê ha ngêết ooy xoóh nắc dưr váih manuýh crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt . Vêy cơnh cậ nắc crêê boọ ooy n’căr vêy băng bhrêy âng manuýh doọ crêê pr’lúh cr’ăy, vi khuẩn a ngắt  mót ooy c’lâng aham tước ooy pazêng loom xoóh bhrợ t’váih cr’ăy.

Bh’rợ g’đéch oó đoọng crêê vi khuẩn a ngắt nắc bh’rợ chr’năp, hân đhơ cơnh đêếc nắc đớp k’đháp tu ahêê cắh n’năl lứch ngai xoọc crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt  lâng đợ manuýh vêy ta lêy crêê pr’lúh cr’ăy lao cóh k’tiếc k’ruung đharựt dzợ m’bứi, tu kinh tế zr’nắh k’đháp, tu cắh kiêng xay p’cắh pr’lúh cr’ăy, k’pân cắh ngai kiêng ắt đh’rứah, bil bh’rợ tr’nêng…tu cơnh đêếc đhr’năng trơơi boọ pr’lúh cr’ăy bấc pa bhlang. Ha dang ahêê mặ zư a chắc a zân ta luôn c’rơ hân đhơ vêy u crêê vi khuẩn a ngắt nắc công doọ choom crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt.

  N’năl gít rau cắh liêm crêê âng pr’lúh cr’ăy lâng râu zr’nắh k’đháp âng pr’lúh cr’ăy a ngắt  bhrợ t’vaíh, t’ngay 04/3/2014, Bộ Y tế ơy p’cắh ooy Chính phủ ch’mêết lêy xay bhrợ xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt tước c’moo 2020 lâng t’hước ooy c’moo 2030, cóh đêếc xay moon bh’rợ zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt nắc bh’rợ đanh đươnh lâng trách nhiệm âng prang xã hội; Nhà nước nắc bha lâng bhrợ t’váih c’rơ, ting n’nắc k’rong c’rơ đoọng ha bh’rợ zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt   lâng pa dứah manuýh crêê cr’ăy a ngắt bấc bhlâng đhị zr’lụ đhanuôr ắt mamông, ha dzợ nắc cắh muy cóh bệnh viện.

 Đoọng zư lêy a chắc a zân đay lâng manuýh bhúh xoọng, zập ngai nắc bhrợ têng cơnh đâu:

Lâng manuýh vêy đhr’năng váih cơnh đâu: k’oóh gr’hạc đanh lấh 2 tuần tếh ooy piing cắh n’năl gít hâu tu; bhrợ n’hil a chắc a zân cắh n’năl gít hau tu; cắh choom bếch lâng buôn glúh cr’hậu; buôn k’hir ooy ha bu; k’oóh gr’hạc glúh aham… nắc đơớh hân ng’tứoc ooy trung tâm y tế chr’hoong, thành phố đoọng bơơn khám pa dứah đơớh pr’lúh cr’ăy.

Manuýh crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt   nắc đơớh pa dứah cóh xa nay zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt   k’tiếc k’ruung đoọng pa dứah cóh 30 -60 t’ngay nắc đác cr’chóh doỌ dzợ vi khuẩn a ngắt   nắc doọ choom trơơi boọ ha pêê n’lơơng, tu cơnh đêếc nắc doọ đoọng ắt la lay la lấh đanh cơnh bh’rợ ty ahay nắc đhiệp muy k’dua manuýh k’ăy ộm z’nươu crêê cơnh lâng t’bhlâng đoọng cha đắh rau a yêm đoọng vêy c’rơ zâl pr’lúh cr’ăy a ngắt   liêm choom lấh mơ.

  Zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt .

P’niên pr’ang nắc vêy ng’tiêm vắc –xin zâl cha groong pr’lúh cr’ăy a ngắt  cóh 24 giờ.

Cha cha, a ộm zập chất, cơnh đêếc nắc cha a vị, bột, đạm ( lêệ a ọc, c’roóc, a tứch, ađha, axiu, cr’liêng a tứch, a tam, a puối, lươn, a đúh, a mó), zập r’véh lâng p’lêê p’coo lâng n’xiêng. Ha dang n’năl cơnh lêy câl bhlêy công vêy muy chu cha zập chất ha dzợ doọ bil bấc zên.

Cắh choom ộm bấc búa bia, z’nươu kích thích, blơớc  ta luôn… nâu đoo nắc rau bhrợ t’váih đhr’năng crêê pr’lúh cr’ăy a ngắt bấc pa bhlâng;

Pa bhrợ nắc vêy đợ cr’ăy đhêy ắt đoọng pa chô c’rơ.

Tập thể dục, thể thao, khí công… ta luôn./.

 

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO

 

Lao phổi là căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực thì người bệnh rất khó khỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Tiết mục “ Thầy thuốc của buôn làng” hôm nay sẽ giúp bà con và các bạn tìm hiểu thêm về những điều cần biết về bệnh lao phổi.

 Lao là một bệnh có từ xa xưa và đến mãi bây giờ vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe và tính mạng con người; là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong cho con người.

Một người bị bệnh lao sẽ lây sang cho người khỏe. Vi khuẩn Lao có lớp vỏ sáp đặc biệt, kháng  được cồn và  a-xit, tồn tại rất bền vững ở môi trường bên ngoài và trong cơ thể người bệnh, có khả năng kháng thuốc cao nên việc điều trị bệnh Lao phải được thực hiện đúng quy định. Bệnh Lao chữa lành bệnh được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, đúng thời gian và có sự giám sát của cán bộ y tế chuyên ngành Lao. Chữa lành bệnh Lao ngoài việc đem lại sức khỏe, cuộc sống bình thường cho người bệnh mà còn cắt đứt nguồn lây bệnh cho gia đình và cộng đồng.

 Đường lây của bệnh lao có một số điểm đáng chú ý sau:

Một người mắc bệnh Lao phổi nếu không chữa trị, suốt đời có thể lây bệnh cho 20 – 50 người khác. Việc ho, khạc của người bệnh Lao làm tống xuất vi khuẩn lao ra ngoài và tồn tại ở đó. Các chất tiết khi khô lại, biến thành những hạt bụi nhỏ bay lơ lửng trong không gian có chứa vi khuẩn lao, người lành hít vào phổi thành người bị nhiễm Lao. Hoặc có thể do tiếp xúc mà da hoặc niêm mạc người lành có các vết thương, vi khuẩn lao  xâm nhập vào theo đường máu đến các cơ quan khác gây bệnh. Ngoài bệnh Lao phổi còn có các bệnh Lao khác như: Lao hạch, lao xương, Lao màng bụng, Lao màng phổi, Lao màng não, Lao thận, Lao khớp.v.v…   

Việc tránh bị lây nhiễm vi khuẩn lao là điều cần thiết nhưng rất khó vì chúng ta không thể biết hết ai là người đang mắc bệnh Lao và số người bệnh Lao được phát hiện ở các nước nghèo còn rất thấp vì kinh tế khó khăn, vì mặc cảm muốn dấu bệnh, sợ cộng đồng xa lánh, mất việc … nên nguồn lây trong cộng đồng là rất dồi dào. Nhưng nếu ta vẫn giữ được sức khỏe tốt thì dù có nhiễm vi khuẩn lao thì cũng không phải đã mắc bệnh Lao.

 Nhận thức rõ sự nguy hiểm và gánh nặng bệnh Lao đem lại, ngày 04/3/2014, Bộ Y tế đã trình Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, trong đó xác định công tác phòng chống Lao là công việc lâu dài và trách nhiệm của toàn xã hội; Nhà nước chủ đạo về nguồn lực đồng thời huy động các nguồn lực cho việc phòng chống Lao và điều trị bệnh nhân Lao chủ yếu tại cộng đồng chứ không phải tập trung trong bệnh viện.

Để bảo vệ mình và người thân, mọi người cần thực hiện:

- Đối với người có một trong các triệu chứng như: ho khạc kéo dài  trên 2 tuần mà không rõ nguyên nhân; Gầy sụt cân không rõ nguyên nhân; mất ngủ và thường ra mồ hôi trộm; Thường sốt hâm hấp về chiều; Ho khạc ra máu… cần đến ngay trung tâm y tế huyện, thành phố để được khám bệnh sớm;

- Người mắc bệnh Lao cần điều trị trong Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia để được điều trị đúng phác đồ, đúng thời gian và có sự giám sát, giúp đỡ của cán bộ y tế chuyên khoa Lao để có hiệu quả cao; nhiều năm qua Chương trình đã làm rất tốt;

- Nếu phát hiện mắc bệnh Lao, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ đa hóa trị liệu ngắn ngày thường thì trong vòng 30 – 60 ngày là trong đàm sạch vi khuẩn lao nên không còn lây nhiễm cho người khác, vì vậy không cần cách ly bệnh nhân quá lâu như quan niệm xưa cũ mà trái lại gia đình cần động viên người bệnh uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng thời gian và tăng bồi dưỡng để có sức khỏe chống lại bệnh Lao tốt hơn.

  Phòng ngừa bệnh Lao:

- Trẻ sơ sinh phải được tiêm vắc-xin phòng Lao trong vòng 24 giờ;

- Ăn uống đủ chất tức là ăn đủ gạo, bột; đạm (thịt, cá, trứng, cua, ốc, lươn ếch, chuột đồng), đủ rau xanh và trái cây và dầu mỡ. Nếu biết tính toán vẫn có được bữa ăn đủ chất mà không cần nhiều tiền.

- Không lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích, thức đêm liên tục… đây là yếu tố nguy cơ rất cao để bệnh lao bùng phát;

- Lao động cần có thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức;

- Tập thể dục, thể thao, khí công… đều đặn./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC