Đông Giang pa zay zư lêy t’naanh Cơ-Tu
Thứ năm, 15:45, 21/10/2021
Choom taanh zrăh lâng ơy vêy bấc rau bh’nơơn pr’đươi liêm cra, đhơ cơnh đêếc, bh’rợ t’naanh âng đhanuôr Cơ-Tu zr’lụ da ding ca coong tỉnh Quảng Nam căh lâh ha dưr. Cơnh lâng đhr’năng nâu, apêê chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, Nam Giang lâng Tây Giang, đhị k’rong bấc ma nuyh Cơ-Tu ặt ma mông xoọc pa zay pa dưr bh’rợ ty đanh.

 

Pa hay tước bh’rợ t’naanh ty đanh âng ma nuyh Cơ-Tu, apêê pa chăp tước pazêng đợ zong, a chuy, a pậ, đhr’điêng… apêê pr’đươi buôn lêy coh zập pr’loọng đhanuôr Cơ-Tu. Bêl pr’ặt tr’mông pa dưr pa xớc, bấc pr’loọng đông Cơ Tu nắc lêy đươi zâp pr’đươi pr’dua bhrợ lâng nhựa inox doọ câl bấc zên lâng liêm buôn. Tu cơnh đêếc, đợ apêê zư đơc bh’rợ taanh dzặc ty chr’nắp Cơ Tu cắh dzợ bấc. T’coóh Phạm Băn C’rới cóh vel Ban Mai, chr’val Ba, chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang, tỉnh Quảng Nam c’moo đâu 70 c’moo nắc dzợ ặt taanh bhrợ. T’coóh C’rới moon, bêl p’niên t’coóh ta luôn ting k’conh lướt ooy crâng bơơn c’rêê, tệch cr’đêê đoọng lêy bhrợ taanh dzặc. Tu p’zay ta moóh pa choom, bhrợ têng nắc bh’rợ taanh dzặc âng t’coóh bhrợ liêm choom, bơơn bấc đhanuôr kiêng đươi, đặt câl. T’coóh Phạm Văn C’rới moon, bêl chr’hoong Đông Giang xay bhrợ zâp bh’rợ tour du lịch cộng đồng, t’coóh bơơn chính quyền vel đông k’đươi moon taanh bhrợ bấc bh’nơơn pr’đươi đoọng đợc p’cắh bhrợ pr’đươi lưu niệm ha ta mooi câl đươi. Zâp c’moo, t’coóh taanh bhrợ mơ 10 bệê zong lâng k’zệt pr’đươi pr’dua zâp râu cơnh a’pậ, zong, zạ, a’pướih… zâp râu. T’coóh Phạm Văn C’rới moon, l’lăm ahay, bệê zong vêy pa câl mơ 600 tước  ực đồng  zong, đh’rứah lâng zâp pr’đươi lưu niệm lơơng, t’coóh cung bơơn 15-20 ực đồng zâp c’moo: “Bơơn zên tợơ bh’rợ ty chr’nắp acoon coh hơnh déh bhlâng. Nâu đoo nắc bh’rợ ty chr’nắp cắh bấc ngai choom taanh bhrợ. Bh’rợ nâu k’đươi moon râu p’zay bhrợ bấc ha dang cắh nắc cắh vêy pa chô thu nhập. ơy choom bhrợ cơnh zong, a’pướih, a’pậ đơc a’chông a’xiu, ha roo nắc bhrợ pr’đươi lưu niệm pa câl ha ta mooi vaíh zên.”

Vel Bh’hồng, chr’val Sông Kôn nắc đhị lướt lêy chi ớh pr’hay cóh chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang t’pấh bấc c’bhúh ta mooi đắh k’tiếc k’ruung lơơng pấh lêy chi ớh. đh’rứah lâng zâp râu ch’na đh’nắh, xa nập xập ty chr’nắp Cơ Tu, ta mooi lướt lêy chi ớh pa bhlâng chắp kiêng zâp pr’đươi pr’dua tợơ cram cr’đêê, tu liêm chr’nắp lâng môi trường, bhiệc bhrợ têng liêm nhâm. Ting cơnh t’coóh Bhling Bhloó cóh vel Bh’hồng, chr’val Sông Kôn, chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang, tợơ bêl vel đông hơnh déh ta mooi, đhanuôr ting kiêng bhrợ lâng bh’rợ văn hóa ty chr’nắp acoon cóh cơnh taanh dzặc zong zạ, n’đoóh a’dooh, chi ớh tr’coọ xa nưl, bhrợ bh’nooch, prá pr’ma… đoọng lêy p’cắh văn hóa acoon cóh. T’coóh Bhling Bhloó bhui har, t’mêê đâu vel Bh’hồng, chr’val Sông Kôn bơơn chr’hoong Đông Giang xay bhrợ dự án Trường Sơn Xanh zooi zúp đắh pa choom bh’rợ taanh dzặc Cơ Tu đoọng ha lấh 30 cha nặc pấh bhrợ, ooy đâu t’pấh bấc đha đhâm c’moor, p’niên xa dơơr. Chr’val Sông Kôn cung đăng ký bhrợ pa dưr 2 pr’đươi pr’dua OCOP, ooy đâu vêy pr’đươi taanh dzặc âng manứih Cơ Tu. Nâu đoo nắc pr’đợơ đoọng đhanuôr bhrợ pa dưr lâng t’bhlâng lấh mơ dzợ đắh bhiệc zư lêy bh’rự ty chr’nắp âng acoon cóh: “Zấp bêl vêy ta mooi pấh lêy chi ớh nắc pa câl liêm choom bhlâng, vaíh zên. Bhrợ du lịch nắc vêy thu nhập nắc đhanuôr bhui har. Đông n’đoo cung pấh bhrợ đoọng pa câl ha ta mooi. Xoọc đâu, pr’lúh Covid nắc cắh vaíh ta mooi, azi cung t’bhlâng taanh bhrợ đoọng pa câl ooy zâp pr’loọng cóh zr’lụ lâng đương mơ ta mooi chô cớ.”

Nắc vel đông k’coong ch’ngai lâng lấh 75% đhanuôr acoon cóh Cơ Tu, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ta luôn năl ghít bh’rợ pa dưr lâng zư lêy văn hóa âng đhanuôr acoon cóh pa zưm lâng pa dưr pa xơc kinh tế, t’bil ha ul pa xiêr đha rứt nắc đoo bh’rợ bha lâng. Ting cơnh t’coóh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, bh’rợ pa dưr lâng zư lêy zâp râu chr’nắp văn hóa cr’chăl hanua lưm bấc zr’nắh k’đhạp, tu đợ apêê vêy kinh nghiệm ma t’coóh, bấc râu ch’nắp văn hóa ma bil pất. Lấh mơ, 2 c’moo hanua, pr’lúh Covid-9 n’léh vaíh bhrợ bấc râu cắh liêm crêê tước bh’rợ âng zâp bh’rợ ty chr’nắp. Chr’hoong Đông Giang ơy p’loon zên bạc zâp đắh tợơ zâp dự án, xa nay bh’rợ âng zâp tổ chức, cơnh dự án Trường Sơn Xanh, Hiệp hội xuất khẩu pr’đươi pr’dua thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), xa nay bh’rợ pa dưr pa xớc du lịch g’nưm ooy đha nuôr. Đoọng pa dưr bấc vel bhươl bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp, bhrợ zâp lớp pa choom bh’rợ tr’nêng, vêy bơơn bh’nơơn liêm choom. T’coóh Đỗ Hữu Tùng moon: “Đhanuôr Cơ Tu nắc bha lâng đắh zư lêy lâng pa dưr pa xơc văn hóa đhị chr’hoong Đông Giang. Xoọc ơy vêy 3 vel đông bhrợ liêm choom bh’rợ pa dưr pa xơc bh’rợ taanh dzặc ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu pa zêng vel Cha Nét, chr’val A Ting, vel Bh’hông chr’val Sông Kôn lâng vel Ta Ngung-A Bung chr’val A Rooi. Chr’hoong cung t’bhlâng xay moon đoọng đhanuổ zư lêy văn hóa ooy pr’ắt tr’mung đoọng lêy chô pa dưr pa xơc pazưm lâng du lịch cộng đồng. Tước đâu, chr’hoong nắc xay moon Nghị quyết đắh zư lêy pr’hoọm văn hóa Cơ Tu pazưm lâng pa dưr pa xơc du lịch cr’chăl c’moo 2021-2025 đoọng ha Hội đồng Nhân dân chr’hoong lêy cha mêêt. Ooy đâu chrooi pa xoọng bhrợ pa dưr lâng zư lêy zâp râu chr’nắp văn hóa cóh vel đông./.”

 

Đông Giang nỗ lực bảo tồn nghề đan lát Cơ-Tu

                                           Kim Cương  

Sở hữu kỹ năng đan lát điêu luyện với nhiều sản phẩm đa dạng, tinh xảo, thế nhưng nghề đan lát của người Cơ-Tu ở vùng miền núi Quảng Nam không mấy phát triển. Trước thực tế này, các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, nơi tập trung đông người Cơ-Tu sống đang nỗ lực khôi phục nghề truyền thống.

  Nhắc đến nghề đan lát truyền thống Cơ-Tu, người ta nghĩ ngay đến những chiếc gùi, giỏ bắt cá, giỏ tỉa lúa, nong, nia, rổ rá... các vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người Cơ-Tu. Khi cuộc sống phát triển, nhiều gia đình Cơ-Tu dần ưu dùng các vật dụng làm bằng nhựa, inox vừa rẻ, vừa tiện lợi. Vì thế, số người giữ nghề đan lát truyền thống Cơ-Tu không còn nhiều. Già Phạm Văn C’rới ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam năm nay đã 70 tuổi, nhưng gắn bó hơn nửa cuộc đời với nghề đan lát. Già C’rới chia sẻ, ngày nhỏ ông thường theo cha lên rừng bứt mây, chặt tre, nứa để học đan lát. Nhờ sự cần mẫn, tỉ mỉ, các sản phẩm đan lát của ông làm ra rất tinh xảo, đẹp mắt, được bà con trong vùng yêu thích và đặt mua. Già Phạm Văn C’rới khoe, khi huyện Đông Giang triển khai các tour du lịch cộng đồng, ông được chính quyền khuyến khích đan nhiều sản phẩm để trưng bày và làm hàng lưu niệm bán cho khách. Mỗi năm, ông đan khoảng 10 chiếc gùi và vài chục sản phẩm các loại giỏ, nong, nia, mâm cơm...các loại kích cỡ. Ông Phạm Văn C’rới nhẩm tính, trước đây, 1 chiếc gùi có giá từ 600 đến 1 triệu đồng/chiếc, cùng với các sản phẩm lưu niệm khác, ông cũng kiếm được 15-20 triệu đồng mỗi năm. “Kiếm được tiền từ nghề truyền thống dân tộc là mừng lắm. Đây là nghề cha truyền con nối mà bây giờ người biết đan lát không còn nhiều nữa. Nghề này lại đòi hỏi thời gian và sự cần mẫn, nếu không mang lại thu nhập rất khó gìn giữ. Một khi đã thạo chỉ cần đan các loại gùi, giỏ dựng tôm cá, giỏ đựng lúa... làm đồ lưu niệm bán cho khách là có tiền.”

Thôn Bh’hồng, xã Sông Kôn là điểm đến hấp dẫn ở miền núi huyện Đông Giang thu hút nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài đến tham quan, du lịch. Cùng với các món ẩm thực, váy áo truyền thống Cơ-Tu, khách du lịch đặt biệt yêu thích các sản phẩm làm từ mây, tre bởi tính thân thiện với môi trường, kỹ thuật tinh xảo, bền đẹp. Theo già Bhling Bhlóo ở thôn Bh’hồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, từ khi làng đón khách du lịch, bà con hào hứng quay lại với văn hóa truyền thống dân tộc như đan lát, dệt vải thổ cẩm, chơi nhạc cụ, hát lý, nói lý,... để phục vụ và quảng bá văn hóa của dân tộc. Già Bhling Bhlóo phấn khởi, mới đây, thôn Bh’hồông, xã Sông Kôn được huyện Đông Giang triển khai dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ về đào tạo, hướng dẫn nghề đan lát Cơ-Tu cho hơn 30 người tham gia, trong đó thu hút nhiều thanh niên trẻ. Xã Sông Kôn cũng đăng ký xây dựng 2 sản phẩm OCOP, trong đó có sản phẩm đan lát của người Cơ-Tu. Đây chính là động lực để bà con khôi phục và nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc. “Mỗi khi có khách du lịch tới làng thì sản phẩm đan lát là bán chạy nhất, tiền lắm. Làm du lịch là có thu nhập nên bà con rất phấn khởi. Nhà nào cũng tham gia đan một vài sản phẩm để bán cho khách. Bây giờ, dịch Covid nên không có khách đến thăm thôi, nhưng tôi vẫn đan lát hằng ngày để bán cho các hộ trong vùng và chờ khách du lịch quay lại khi tình hình ổn hơn.”

Là địa phương miền núi với hơn 75% dân số là đồng bào Cơ-Tu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam luôn xác định khôi phục và bảo tồn văn hóa của đồng bào gắn với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, công tác khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa thời gian qua gặp nhiều khó khăn, bởi những người có kinh nghiệm đã cao tuổi, nhiều giá trị văn hóa bị mai một,... Đặc biệt, 2 năm qua, dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến hoạt động của các làng nghề truyền thống. Huyện Đông Giang đã tranh thủ nguồn lực từ các dự án, chương trình của các tổ chức, như Dự án Trường Sơn Xanh, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng...  để khôi phục nhiều làng nghề truyền thống, tổ chức các lớp tập huấn truyền dạy nghề, bước đầu đạt được hiệu quả đáng mừng. Ông Đỗ Hữu Tùng cho biết: “Đồng bào Cơ-Tu chính là chủ thể bảo tồn và phát triển văn hóa tại huyện Đông Giang. Hiện đã có 3 địa phương làm rất tốt công tác khôi phục và phát triển nghề đan lát truyền thống của người Cơ-Tu gồm, thôn Cha nét (xã A Ting), thôn Bh’ôông (xã Sông Kôn) và thôn Ta Ngung-A Bung (xã A Rooi). Huyện cũng tích cực tuyên truyền để bà con gìn giữ văn hóa ngay trong đời sống để hướng tới đón đầu phát triển gắn với du lịch cộng đồng. Tới đây, huyện sẽ trình ra Nghị quyết về bảo tồn bản sắc văn hóa Cơ-Tu gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 cho Hội đồng Nhân dân huyện xem xét. Qua đó góp phần khôi phục và bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa tại địa phương./.”

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC