Đông Giang: Zư lêy lâng pa dưr bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch âng đhanuôr Cơ Tu
Thứ năm, 10:45, 22/04/2021
Coh pr’ăt tr’mông văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu, bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch ty đanh công chr’năp pa bhlâng. Prá pr’ma, bhrợ bhơ nooch năc bh’rợ prá xay tr’ơơi đươi dua coh pr’ăt tr’mông văn hoá văn nghệ âng đhanuôr Cơ Tu… đoọng bh’rợ văn hoá chr’năp pr’hay n’nâu doọ choom bil, coh cr’chăl ahay chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ơy vêy bâc bh’rợ liêm choom đoọng zư lêy, pa dưr bh’rợ prá pr’ma bhrợ bhơ nooch âng đhanuôr.

 

Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch cr’noon Tà Vạc, thị trấn Prao vêy ta bhrợ t’vaih muy c’moo n’nâu. Coh tr’nơơp câu lạc bộ vêy 15 cha năc, bâc bhlâng năc apêê t’cooh ta ha lâng muy bơr cha năc ta đhâm n’năl prá pr’ma, bhrợ bh’nooch ting pâh. T’cooh A Rất Bluc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch cr’noon Tà Vạc xay moon, tơợ bêl ta bhrợ t’vaih tươc nâu cơy, câu lạc bộ sinh hoạt 3 c’xêê muy chu. Đoọng pa bhrợ liêm choom, câu lạc bộ ơy xay moon bh’rợ tr’nêng đoọng ha zập cha năc ooy bh’rợ bhrợ bh’nooch, manuyh prá pr’ma. Ting n’năc, bhrợ têng bh’rợ pa choom prá pr’ma, bhrợ bh’nooch đoọng ha học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung đhị chr’hoong Đông Giang. Tơợ đêêc, pa dưr cr’noọ cr’niêng chăp kiêng bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch coh lang p’niên. T’cooh A Rất Bluh xay moon, nâu đoo năc bh’rợ zư lêy văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu. “Coh câu lạc bộ zập ngai mr’cơnh ooy cr’noọ bh’rợ. Câu lạc bộ vêy 15 cha năc, azi xay moon 2 cha năc đương prá pr’ma, bhrợ bh’nooch đoo bêl vêy bh’rợ tr’lum, căh cậ vêy bh’rợ tr’nêng xay bhrợ bhlưa pazêng bhươl cr’noon. Azi công xay moon, pa choom apêê ta đhâm prá pr’ma, bhrợ bh’nooch. T’mêê bêl đêêc ahay trường THPT Quang Trung vêy k’dua azi xiêr prá pr’ma, bhrợ bh’nooch đoọng ha apêê ađhi học sinh lớp 12, bâc bhlâng apêê ađhi năc lứch đương ta mêệng xơợng. Xang bêl prá azi công xay moon đoọng ha apêê đoo n’năl râu đơ chr’năp, ba bi cơnh hau tu ng’moon ooy n’loong n’nâu, ng’moon ooy acoon tọm đac, avị, ađhong… azi lứch xay moon ghít đoọng ha apêê ađhi n’năl.”

Ha dợ lâng câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn, lâh bh’rợ sinh hoạt coh zập c’xêê, câu lạc bộ năc dợ bhrợ lớp pa choom prá pr’ma, bhrợ bh’nooch đoọng ha ta đhâm lâng tr’lum prá xay lâng câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch lâng câu lạc bộ n’lơơng đhị chr’hoong. T’cooh Bhling Blooh, manuyh coh Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, Trưởng Ban k’đhơợng lêy du lịch bhươl cr’noon Bhơ Hôông xay moon: Coh xa nay bh’rợ ăt đh’rưah cơnh đâu, bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá ty đanh năc ng’b hrợ k’rơ lâh mơ; đh’rưah lâng n’năc năc t’bhlâng xay p’căh coh prang k’tiêc k’ruung lâng ooy bha lang k’tiêc, pa bhlâng năc coh bh’rợ du lịch: “Azi rơơm kiêng pa dưr bh’rợ tr’nêng âng câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, pa bhlâng năc pa choom đoọng ha lang t’tun, đoọng truyền thống âng đhanuôr Cơ Tu doọ choom bil. Râu đêêc năc truyền thống ơy vêy coh bâc lang n’nâu, tơợ lang k’conh pa bhươp ahay đơc đoọng, tu cơnh đêêc năc ng’zư lêy lâng pa dưr, hân đhơ căh ma trường lớp hân noo pa choom, năc ahêê công t’bhlâng zư, pa dưr lâng c’lâng boóp p’rá. Ting n’năc năc pa têệt ooy du lịch. Đoo bêl vêy ta mooi tươc la lêy, ăt đhêy, apêê đoo k’dua năc azi công bhrợ bh’nooch đoọng apêê đoo xơợng, hân đhơ apêê đoo căh n’năl, năc bâc m’bưi apêê đoo công bơơn lêy ooy văn hoá âng acoon coh đay.”

Sông Kôn năc muy coh pazêng chr’val bhrợ têng liêm choom bh’rợ zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu, coh đêêc vêy bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch. P’căn Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND chr’val Sông Kôn xay moon, vel đong ơy bhrợ têng cr’noọ bh’rợ zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá Cơ Tu pa têệt lâng bh’rợ pa dưr du lịch đhị chr’val. Ting n’năc zup zooi m’bưi zên đoọng câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch pa bhrợ ta luôn: “Xang muy cr’chăl bhrợ t’vaih câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch ooy râu liêm choom năc liêm choom pa bhlâng. Lâng bh’rợ xay moon, p’too pa choom tươc ooy bhươl cr’noon, năc azi choom đươi apêê t’cooh ta ha prá xay, p’too pa choom đhanuôr, prá xay cr’noọ cr’niêng coh bh’rợ pr’liêm, đoàn kết acoon coh lâng bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, tơợ đêêc năc bhrợ t’vaih râu liêm crêê coh vel đong. Coh pazêng câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch năc zêng apêê t’cooh ta ha, manuyh vêy bâc ngai chăp, tu cơnh đêêc coh pazêng pr’họp ta đang moon đhanuôr đoọng k’tiêc, đoọng chr’noh chr’bêệt đoọng bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê, căh cậ xay bhrợ cơnh c’lâng xa nay âng tỉnh, âng trung ương năc lứch liêm choom.”

Coh chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam lâh 70% năc đhanuôr Cơ Tu ăt mamông. Tu cơnh đêêc, bh’rợ zư lêy, pa dưr râu chr’năp văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu vêy chính quyền chr’hoong Đông Giang xay bhrợ k’rơ. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: Coh pazêng c’moo ahay zập cấp, ngành lâng chính quyền pazêng vel đong ơy bhrợ bâc lớp pa choom prá pr’ma, bhrợ bh’nooch đoọng ta ta đhâm Cơ Tu; bhrợ t’vaih 3 câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch coh pazêng bhươl cr’noon Cơ Tu ăt mamông, lâng 1 câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch âng trường THPT Quang Trung. Ting cơnh t’cooh Đỗ Hữu Tùng, coh cr’chăl ha y chr’hoong Đông Giang t’bhlâng zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng manuyh Cơ Tu, coh đêêc vêy bh’rợ bhrợ bh’nooch, prá pr’ma coh 3 c’kir năc vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon: “Chr’hoong vêy 3 câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch ta luôn pa bhrợ ting cơnh xa nay, vêy g’luh sinh hoạt ting cơnh xa nay bh’rợ. Lâng UBND chr’hoong Đông Giang công vêy bâc bh’rợ đoọng coh cr’chăl ha y năc zư lêy, pa dưr bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, t’bhlâng 100% bhươl cr’noon Cơ Tu ăt mamông đhị chr’hoong vêy câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch; đh’rưah lâng n’năc năc pa têệt lâng xa nay bh’rợ bhrợ pa dưr pr’loọng đong văn hoá, bhươl cr’noon văn hoá, bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê liêm pr’hay. Nâu đoo năc bh’rợ bha lâng coh cr’chăl tơợ c’moo 2021- 2025.”

Coh c’lâng bh’rợ ăt đh’rưah cơnh xoọc đâu, bh’rợ ghi âm, ghi hình, xrặ đơc đợ cr’liêng p’rá pr’ma, bh’nooch âng manuyh Cơ Tu đoọng pa choom ha lang t’tun năc chr’năp pa bhlâng. Tơợ đêêc, ting zư lêy lâng pa dưr pazêng râu đơ chr’năp văn hoá coh pr’ăt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu, pa têệt lâng bh’rợ pa dưr du lịch đoọng xay p’căh tươc ooy ta mooi coh k’tiêc k’ruung lâng bha lang k’tiêc n’năl.

Đhanuôr lâng pr’zơc chăp dadêr! Prá pr’ma, bhrợ bh’nooch âng đhanuôr Cơ Tu năc bh’rợ prá xay tr’ơơi, la lơơp ooy cr’noọ, bêl ng’prá p’rá tân tom, pr’hay ooy xa nay. Tu cơnh đêêc, đoọng choom prá pr’ma, bhrợ bh’nooch năc ng’pa choom ta luôn, pa chô kinh nghiệm bâc pa bhlâng coh pr’ăt tr’mông, bh’rợ tr’nêng. Râu đơ pr’hay âng prá pr’ma, bhrợ bh’nooch năc đoo bêl vaih râu tr’vey tr’lin, râu căh liêm pr’hay bhlưa cr’noon n’nâu lâng cr’noon n’tôh, bhlưa pr’loọng đong n’nâu lâng pr’loọng đong n’tôh năc vêy ta bhrợ pr’liêm lâng bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch; xa nay coh pr’ma, bh’nooch êêh râu prá xay ghit muy râu xa nay bh’rợ, râu pr’ma năc ng’bi, ng’xay ađoo n’nâu năc ng’năl xa nay bha lâng ooy ađoo n’tôh. Manuyh bhrợ bh’nooch lâh vêy mr’loọng liêm, pr’hay, năc dợ n’năl cơnh ba bi, năl cơnh xay truih xa nay crêê cơnh… Lâng râu chr’năp âng xa nay bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch âng manuyh Cơ Tu, c’moo 2015 bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch coh pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam năc vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon năc c’kir phi vật thể âng k’tiêc k’ruung./.

Đông Giang: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật nói lý, hát lý của dân tộc Cơ Tu

                                  Hôih Nhàn

Trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Cơ Tu, nghệ thuật nói lý, hát lý truyền thống… đóng vai trò hết sức quan trọng.  Nói lý, hát lý là hình thức ứng khẩu sử dụng trong đời sống sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người Cơ Tu…Để loại hình văn hoá độc đáo này không bị mai một, thời gian qua, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cách làm hiệu quả để gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghệ thuật nói lý, hát lý của đồng bào Cơ Tu.

Câu lạc bộ nói lý, hát lý thôn Tà Vạc, thị trấn Prao được thành lập cách đây một năm. Ban đầu, Câu lạc bộ có 15 thành viên, chủ yếu là các vị cao niên và một số thanh niên biết nói lý, hát lý tham gia. Ông A Rất Bluc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nói lý, hát lý thôn Tà Vạc cho biết, từ khi thành lập đến nay, câu lạc bô duy trì sinh hoạt 3 tháng một lần. Để hoạt động hiệu quả, câu lạc bộ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên về việc người hát lý, người nói lý. Đồng thời tổ chức dạy nói lý, hát lý cho học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung trên địa bàn huyện Đông Giang. Qua đó, khơi gợi niềm đam mê nghệ thuật nói lý, hát lý trong lớp trẻ.  Ông A Rất Blúc cho rằng, đây là cách để bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu: “Trong câu lạc bộ tất cả phải thống nhất chung về tổ chức hoạt động. Câu lạc bộ có 15 thành viên, chúng tôi phân công 2 người thường xuyên hát lý, nói lý trước mỗi khi có cuộc giao lưu, hay có việc gì cần giải quyết giữa các thôn bản với nhau. Chúng tôi cũng tuyên truyền, hướng dẫn các bạn trẻ học nói lý, hát lý. Vừa rồi trường THPT Quang Trung có mời chúng tôi xuống nói lý, hát lý cho các em học sinh lớp 12, đa phân các em đều chăm chú lắng nghe. Sau khi nói lý, hát lý xong chúng tôi lại giải thích cho các em hiểu nghĩa, ví dụ như là tại sao phải nói đến cây này, nhắc đến con vật kia… chúng tôi đều giải thích cho các em hiểu.”

Còn với câu lạc bộ nói lý, hát lý thôn Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, ngoài tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, câu lạc bộ còn thường xuyên mở lớp truyền dạy nói lý, hát lý cho thanh niên và giao lưu với các câu lạc bộ nói lý, hát lý khác trên địa bàn huyện. Ông Bhling Blooh, thành viên Câu lạc bộ nói lý, hát lý, Trưởng Ban quản lý du lịch cộng đồng thôn Bhơ Hôông cho biết: Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống cần được thực hiện mạnh mẽ hơn; cùng với đó là tăng cường giới thiệu, quảng bá trong nước và quốc tế, nhất là trong lĩnh vực du lịch: “Chúng tôi mong muốn duy trì hoạt động của câu lạc bộ nói lý, hát lý, nhất là việc truyền lại cho thế hệ sau, để truyền thống của dân tộc Cơ Tu không bị mất đi. Đó là truyền thống đã có từ lâu đời, từ thời của cha ông xưa để lại, cho nên cần phải giữ gìn và phát huy, mặc dù không có trường lớp nào dạy, thì mình vẫn phải giữ gìn, phát huy bằng truyền miệng. Bên cạnh đó là phải gắn vào du lịch. Mỗi khi có khách đến tham quan, lưu trú, khi có yêu cầu chúng tôi vẫn hát lý cho khách nghe, mặc dụ họ không hiểu, nhưng ít nhiều họ cảm nhận được văn hoá của dân tộc mình.”

Sông Kôn là một trong những xã thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Cơ Tu, trong đó có hát lý, nói lý. Bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn cho biết, địa phương đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Cơ Tu gắn với việc phát triển du lịch trên địa bàn xã. Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để các câu lạc bộ nói lý, hát lý duy trì hoạt động: “Sau một thời gian thành lập câu lạc bộ nói lý, hát lý nói về chất lượng và hiệu quả, thì thật sự phải nói là rất chất lượng. Với công tác tuyên truyền, vận động đến các thôn bản, mình có thể nhờ các cụ cùng ngồi lại thông tin đến bà con,  hay là trao đổi tâm tư nguyện vọng trong giải quyết mâu thuẫn, đoàn kết dân tộc bằng những câu nói lý, hát lý, qua đó góp phần vào việc hoà giải ở cơ sở. Trong các câu lạc bộ nói lý, hát lý là các cụ già làng, người có uy tín, nên trong các cuộc họp vận động bà con hiến đất, hiến cây trồng để xây dựng Nông thôn mới, hay thực hiện chủ trương của tỉnh, của trung ương đều rất hiệu quả thiết thực.”

Trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 70% là đồng bào Cơ Tu sinh sống. Vì thế, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người dân Cơ Tu được chính quyền huyện Đông Giang đặc biệt quan tâm. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Những năm qua các cấp, ngành và chính quyền địa phương đã mở nhiều lớp dạy nói lý, hát lý cho thanh niên Cơ Tu; thành lập 3 Câu lạc bộ nói lý, hát lý ở các thôn bản có đông đồng bào Cơ Tu sinh sống, và 1 câu lạc bộ nói lý, hát lý của trường THPT Quang Trung. Theo ông Đỗ Hữu Tùng, thời gian tới huyện Đông Giang tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bản săc văn hoá của dân tộc Cơ Tu, trong đó có hát lý, nói lý, một trong 3 di sản đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cộng nhận: “Huyện có 3 câu lạc bộ nói lý, hát lý  hoạt động thường xuyên theo quy chế, có những đợt sinh hoạt mang tính chất chủ đề, chủ điểm. Và UBND huyện Đông Giang cũng đã có nhiều giải pháp để thời gian tới tiếp tục bảo tồn, phát huy nghệ thuật nói lý, hát lý, phấn đấu 100% các thôn có đồng bào Cơ Tu sinh sống trên địa bàn huyện có câu lạc bộ nói lý, hát lý; cùng với đó là gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hoá, thôn văn hoá, xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Thì đây là công tác trọng tâm trong giai đoạn từ năm 2021- 2025.”

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ghi âm, ghi hình, biên soạn lại những lời hát lý, nói lý để truyền dạy cho lớp trẻ là rất cần thiết. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Cơ Tu, gắn với việc phát triển du lịch để quảng bá, giới thiệu đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến.

Nói lý, hát lý của dân tộc Cơ Tu là nghệ thuật ứng khẩu mang tính đối đáp, sâu lắng về ý tứ, cô đọng về tính chất, thâm thúy về nội dung. Do vậy, muốn nói lý hát lý đạt ở trình độ cao cần phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống. Cái hay của nói lý, hát lý thể hiện ở chỗ nhiều cuộc tranh cãi, mâu thuẫn giữa làng này với làng kia, giữa gia đình này với gia đình nọ đều được giải quyết ổn thoả, hợp lý, thuận tình qua những câu nói lý, hát lý; Nói lý hát lý của người Cơ Tu không phải mổ xẻ, phân tích một sự việc hiện tượng, mà cái lý ở đây là dùng hình tượng ẩn dụ, nhân hóa, ví cái này hiểu nghĩa cái kia. Nghệ nhân nói lý, hát lý ngoài giọng hát hay, truyền cảm, còn phải biết chọn lựa kết hợp nội dung phù hợp, súc tích... Với những giá trị của nghệ thuật nói lý, hát lý của dân tộc Cơ Tu, năm 2015 nghệ thuật nói lý, hát lý ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia./.

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC