T’cooh Alăng Phương: Tr’pang têy z’hai g’lăng coh bh’rợ taanh dzăc âng ma nưih CơTu
Thứ năm, 09:37, 23/12/2021
Bâc c’moo ha nua, t’cooh Alăng Phương ăt coh vel Ra Ê, chr’val Ating, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam p’zay bhrợ têng apêê pr’đươi tơợ c’rêê, cr’đêê, ra dzul… đoọng bhrợ t’vaih apêê bh’nơơn tr’naanh âng ma nưih Cơ Tu. Đha nuôr Cơ Tu coh đâu căh muy lêy t’cooh Phương năc ma nưih bhriêl g’lăng năc dzợ chăp hơnh t’cooh tu lưch loom luônh p’zay zư đơc bh’rợ âng aconh a bhươp.

T’cooh Alăng Phương ăt coh vel Ra Ê, chr’val Ating, chr’hoong Đông Giang c’moo đâu âi 72 c’moo. T’cooh năc muy coh hăt ngai dzợ năl lâng zư đơc bh’rợ taanh dzăc âng ma nưih Cơ Tu. T’cooh Phương đoọng năl, taanh dzăc âng ma nưih Cơ Tu năc bh’rợ bơơn zư đơc tơợ bâc lang. pr’ăt tr’mông ting t’ngay ting z’zăng ta clơ, lang p’niên Cơ Tu căh dzợ lâh kiêng lâng bh’rợ taanh dzăc. Apêê pr’đươi taanh dzăc đăn cơnh ngoop ngap coh bâc pr’loọng đong.

T’cooh Alăng Phương pa chăp, tơợ a hay, n’jeh c’rêê, n’coo ra dzul, cr’đêê năc đợ pr’đươi buôn ma nưih Cơ Tu đươi dua tơợ bh’rợ bhrợ đong, choh Gươl pa tươc bhrợ apêê pr’đươi coh đong. Chính phủ lâng vel đong p’too moon đha nuôr đươi dua apêê bh’nơơn bh’rợ liêm crêê lâng crâng k’coong, zư lêy c’rơ acoon ma nưih, tu cơnh đêêc t’cooh t’bhlâng zư đơc bh’rợ taanh dzăc âng Cơ Tu. Zâp t’ngay, t’cooh Phương đơc bơr pêê tiếng đồng hồ đoọng taanh zong, a pâ, a dhung, zạ ha pr’loọng đong, đoọng ha đha nuôr c’bhuh xoọng, ngai câl năc pa câl, căh năc đơc năc cơnh… t’cooh Alăng Phương xay moon:“Zâp t’ngay acu bhrợ m’bứi. Bêl năc cu tơt chreh cr’đêê ra dzul, chong ooy đac. Bêl năc cu tơt taanh, apêê râu đi râu tôh… tu ha dang tơt đanh năc căh mă, ca ay hoọng bhlâng. Cr’chăl ha nua, công vêy bâc ngai tươc zươc pa choom t’taanh, bâc năc apêê ruh ga rứa tơợ 50 c’moo năc a têh, căh dzợ mă pa bhrợ ha rêê đhuôch. Ha dợ apêê đha đhâm năc k’đhap bhlâng. Pa bhlâng năc moon đoọng t’bơơn zên tơợ bh’rợ n’nâu pa bhlâng k’đhap tu căh vêy c’lâng luh yêm têêm, n’đhang pa câl năc zên công dal.”

Ting t’cooh Alăng Phương, bh’rợ taanh dzăc âng Cơ Tu doó k’đhap, doó lâh ga lêêh, n’đhang kiêng vêy loom zay lâng ghit. Đoọng bhrợ t’vaih muy bh’nơơn taanh liêm năc ting lêy bâc ooy z’hai g’lăng âng ma nưih taanh, tơợ bh’rợ chơơc lêy pr’đươi pa tươc chiah bhrợ, taanh dzăc. Ma nưih âi looih taanh năc vêy năl đợ tơơm cr’đêê, ra dzul, c’rêê… liêm glăp lâng ting pr’đươi. Cơnh lâng cr’đêê choom chơơih pay tơơm đanh lâh 2 c’moo, zâp griing, doó crêê u coot; n’jeh c’rêê năc choom chơơih pay n’jeh griing vêy pr’hoọm rơơc căh câ t’viêng năc vêy u dzan, ching; ra dzul năc buôn pay đươi taanh c’bhuh âng tih, dal,… Lâh mơ z’hai chơơih pay pr’đươi, chiah bhrợ công năc bh’rợ bhrợ t’vaih bh’nơơn liêm căh.

T’mêê đâu, t’cooh Alăng Phương lâng muy bơr nghệ nhân coh vel Ra Ê bơơn chr’hoong Đông Giang k’đươi pa choom đoọng đhị lớp học ooy bh’rợ taanh dzăc ha k’noọ 50 cha năc p’niên Cơ Tu âng chr’val Ating. Lớp học âng dự án “ Bhrợ bhr’lâ bh’rợ bhrợ cha nhâm mâng ha pêê đha nuôr acoon coh đhị bh’rợ pa dưr c’bhuh chr’năp c’rêê, cr’đêê lâng tơơm z’nươu đoọng pa dưr bh’rợ zư đơc râu bâc ơl sinh học coh Quảng Nam”, âng Hiệp hội tr’câl tr’bhlêy ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng pr’đươi thủ công mỹ nghệ Việt Nam ( VietCarft) bhrợ têng. A moó Cơlâu Thị Bình, C’bhuh taanh dzăc vel Ra Ê, chr’val Ating, chr’hoong Đông Giang bhui har, xang 1 tuần ting pâh lơp pa choom cơnh lâng râu pa choom đoọng âng apêê t’ha cơnh t’cooh Alăng Phương, a moó âi bơơn năl cơnh taanh âng ma nưih Cơ Tu:“Taanh dzăc bâc năc pân jưih bhrợ, tu cơnh đêêc tr’nơơp bêl ting pâh lơp học acu pa bhlâng đhơ vơ căh năl râu. N’đhơ cơnh đêêc, bơơn râu pa choom đoọng âng apêê t’ha, pa choom đoọng ting n’jeh, nâu câi a cu âi choom năl taanh tr’bứi. Nâu câi dâng 5-6 t’ngay choom taanh xang muy râu cr’tứi. Acu lêy pa bhlâng hâng hơnh ooy bh’rợ taanh dzăc âng hêê. Rơơm kiêng bh’rợ n’nâu doó choom bil pât năc choom t’bơơn zên ha pr’loọng đong.”

Cr’đơơng cơnh xooc đâu năc bhrợ k’rơ tươc apêê vel bh’rợ âng đha nuôr Cơ Tu. Đh’rưah lâng chính sách zư đơc văn hóa ty đanh âng apêê acoon coh, đợ apêê lưch loom cơnh t’cooh Alăng Phương công xooc t’bhlâng đoong zư đơc bh’rợ aconh a bhươp doó crêê bil pât. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, cr’chăl ha nua, chr’hoong âi p’loon zên tơợ apêê bh’rợ xa nay, dự án đoọng zooi đoọng, bhrợ pa dưr bh’rợ Cơ Tu, cơnh taanh dzăc, taanh n’đooh a dooh… T’cooh Đỗ Hữu Tùng đoọng năl p’xoọng, tươc đâu, apêê tour du lịch vel bhươl rach pa bhrợ cớ, chr’hoong Đông Giang vêy bhrợ pa dưr chính sách, cơ chế liêm ghit đoọng p’too moon apêê nghệ nhân, pr’châc p’niên, apêê pr’loọng đong ting pâh pa dưr, zư lêy bh’rợ ty đanh âng Cơ Tu coh vel đong:“Xooc đâu, apêê ngai năl taanh dzăc âng ma nưih Cơ Tu coh chr’hoong Đông Giang pa bhlâng hăt. Tươc đâu, chr’hoong Đông Giang chơơch lêy c’lâng bh’rợ ng’cơnh choom đoọng apêê bh’rợ n’nâu dưr vaih bâc bhưah lâh, choom t’moot pa choom coh apêê trường học, căh câ bhrợ pa dưr cr’noọ xa nay coh bh’rợ bhrợ pa dưr pr’loọng đong văn hóa. Coh c’moo 2022 bêl pr’luh yêm têêm lâh, apêê bh’rợ du lịch tơơp bhrợ pa dưr cớ, chr’hoong vêy xay bhrợ Tổ Hợp tác taanh dzăc đoọng zư đơc bh’rợ, dhd’rưah lâng chơơc lêy thị trường c’lâng luh ha bh’nơơn./.”

Già Alăng Phương: Đôi tay vàng trong làng đan lát Cơ Tu

                                                   Kim Cương

Nhiều năm qua, già Alăng Phương ở thôn Ra Ê, xã A Ting, huyện vùng cao Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cần mẫn, miệt mài bên các loại vật liệu mây, tre, nứa,... để tạo ra các sản phẩm đan lát truyền thống. Bà con Cơ Tu nơi đây không chỉ xem già Phương là nghệ nhân tài hoa mà còn nể phục già, bởi tâm huyết lưu giữ nghề truyền thống của cha ông.   

Già Alăng Phương ở thôn Ra Ê, xã A Ting, huyện vùng cao Đông Giang năm nay đã 72 tuổi. Già là một trong số ít người còn biết và lưu giữ nghề đan lát truyền thống của người Cơ Tu. Già Phương cho biết, đan lát Cơ Tu là nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đời sống ngày càng khấm khá, thế hệ trẻ Cơ Tu không còn mặn mà với nghề đan lát. Các vật dụng đan lát gần như vắng bóng trong nhiều gia đình.   

Già Alăng Phương suy nghĩ, bao đời nay, cây tre, cây nứa, song mây là những vật liệu quen thuộc được người Cơ Tu sử dụng từ việc làm nhà, dựng Gươl đến tạo ra các vật dụng gia đình. Chính phủ và địa phương khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người nên ông nỗ lực duy trì nghề đan lát Cơ Tu. Hằng ngày, già Phương dành vài tiếng đồng hồ để đan gùi, nong, nia, thúng, mủng cho gia đình, biếu tặng bà con, họ hàng, ai mua thì bán, không thì để trưng bày, quảng bá... Già Alăng Phương chia sẻ: “Mỗi ngày mình làm một chút. Hôm thì mình ngồi chẻ tre, vót nứa, ngâm nước. Hôm thì mình ngồi đan, tạo hình cho sản phẩm... bởi nếu ngồi lâu sẽ đau lưng lắm. Thời gian qua, cũng có nhiều người đến xin học nghề, chủ yếu ở lứa tuổi 50 trở lên, sức khỏe đã giảm cần công việc nhẹ nhàng hơn. Chứ còn thanh niên thì khó lắm. Nhất là đặt mục tiêu để kiếm tiền từ sản phẩm này rất khó bởi không có đầu ra mà giá thành cũng rất cao.”

Theo già Alăng Phương, kỹ thuật đan lát Cơ Tu không khó, ít công sức, nhưng đòi hỏi tính kiên trì và chịu khó. Để tạo một sản phẩm đan lát đẹp, tinh xảo phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đan, từ khâu tìm kiếm vật liệu đến sơ chế, kỹ thuật đan. Người đan lâu năm sẽ biết chọn những loại cây tre, nứa, song mây… phù hợp với từng loại vật dụng. Đối với tre phải chọn cây từ 2 tuổi trở lên, đủ độ chắc, không bị mối một; song mây phải chọn dây lâu năm có màu úa vàng hoặc xanh mới đủ độ dai, dẻo; nứa được sử dụng làm dây đan các sản phẩm nên phải chọn cây có lóng dài, thẳng,... Ngoài kinh nghiệm lựa chọn vật liệu, sơ chế cũng là khâu quyết định tạo ra sản phẩm đẹp hay không.

Mới đây, già Alăng Phương và một số nghệ nhân trong làng Ra Ê được huyện Đông Giang mời truyền dạy tại lớp học về nghề đan lát cho gần 50 học viên trẻ Cơ Tu của xã A Ting. Lớp học thuộc dự án “Cải thiện sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá trị mây tre đan và cây dược liệu nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Nam”, do Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft) thực hiện. Chị Cơ Lâu Thị Bình, Nhóm trưởng tổ đan lát thôn Ra Ê, xã A Ting, huyện Đông Giang phấn khởi, sau một tuần tham lớp học với sự chỉ bảo của các cụ cao niên như già Alăng Phương, chị đã nắm được kỹ thuật cơ bản nghề đan lát Cơ Tu: “ Đan lát chủ yếu là đàn ông hay làm, nên ban đầu khi tham gia lớp học tôi rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên, được sự chỉ bảo của các cụ lành nghề, hướng dẫn từng công đoạn một, nay tôi đã cơ bản biết đan. Nay khoảng 5-6 ngày có thể đan được một sản phẩm nhỏ. Tôi cảm thấy rất tự hào về nghề truyền thống của mình. Mong rằng nghề này đừng thất truyền mà có thể kiếm thêm thu nhập cho gia đình.”

Xu thế hội nhập hiện nay tác động mạnh mẽ đến các làng nghề truyền thống của đồng bào Cơ-Tu. Cùng với chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, những người tâm huyết như già Alăng Phương vẫn đang nỗ lực để bảo tồn và gìn giữ nghề cha ông không để bị mai một. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, huyện đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống Cơ Tu, như đan lát, dệt vải thổ cẩm… Ông Đỗ Hữu Tùng cho biết thêm, tới đây, các tour du lịch cộng đồng hoạt động trở lại, huyện Đông Giang sẽ xây dựng các chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích các nghệ nhân, thanh niên trẻ, các gia đình tham gia khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống Cơ-Tu trên địa bàn: “ Hiện nay, những người biết nghề đan lát Cơ Tu ở huyện Đông Giang còn rất ít. Tới đây, huyện Đông Giang đặt tìm các giải pháp làm sao để các nghề này trở nên phổ thông hơn, có thể sẽ đưa vào dạy trong các trường học, hay xây dựng chỉ tiêu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Trong năm 2022 khi dịch ổn hơn, các hoạt động du lịch khởi động lại, huyện sẽ triển khai Tổ Hợp tác đan lát để giữ nghề, cùng với tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.”/.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC