Chr’nắp liêm đhr’niêng bhrợ ga nâu âng manứih Cơ Tu
Thứ tư, 15:29, 02/11/2022 VOV Miền Trung VOV Miền Trung
Đhr’niêng bhrợ ga nâu nắc mưy ooy đợ đhr’niêng chr’nắp liêm văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu bhrợ p’cắh loom luônh chắp nhêr, hơnh déh ta mooi lâng pr’ắt bh’rợ đoàn kết, tr’pác âng đhanuôr. Lướt zi lấh cr’chăl t’ngay, râu văn hoá chr’nắp liêm nâu dzợ zư đợc đoọng ha zâp lang t’tưn.

       

       Vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cr’chăl nâu nắc r’rộ r’răm xa nưl chiing cha gâr. Tơợ ta rựp ra diu, bêl mặt t’ngay cắh ơy dưr loóih, đhanuôr ơy chô đhị c’riing vel bhươl ra văng đương hơnh déh c’bhúh phóng viên báo chí k’tiếc k’ruung lơơng chô lưm lêy. Acoon c’lâng chô moót ooy vel đông bơơn bha lương lâng a’duông bhrông, 2 đắh c’riing đhanuôr ặt dzoọng ra pặ tíh lâng xa nập ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu, cóh têy k’đhơợng a’vị đêệp, a’tứch, a’xiu, a’chim, a’đúh, búah n’dza... lâng dzợ mưy râu cắh choom cắh vêy nắc pa noọng zước râu pr’đoọng lâng khăn đhanuôr taanh bhrợ cher đoọng ha ta mooi chô pấh lưm lêy vel đông. Bêl ta mooi tước đhị c’riing nắc bơơn t’coóh vel Briu Pố, manứih chr’nắp liêm âng vel Pr’ning hơnh déh, k’đươi ôộm mưy ly búah, cr’lút lâng đác ôộm. T’coóh vel Briu Pố đoọng năl, ta mooi tơợ ch’ngai chô lưm lêy vel đông zêng bơơn zước râu pr’đoọng têêm ngăn lâng hơnh déh ting đhr’niêng bhrợ ga nâu chr’nắp liêm cơnh đâu:“Đhr’niêng bhrợ ga nâu âng manứih Cơ Tu ta bhrợ bêl vêy bhiệc bhan âng 2 vel đông. Pa đhang moon cơnh xay xơ, lướt pay ma mai âng vel nâu lâng vel n’tốh, cắh cậ hơnh déh gươl t’mêê nắc lêy k’đươi. Lâng lêy vêy đhr’niêng bhrợ ga nâu đhị c’riing vel bhươl, ặt tớt cha đắh, cher đoọng jập đồ đhị đêếc, xang nặc prá pr’ma, bhrợ bh’noóch đhị đêếc, bhuốih cáih, zước đắh a’bhô dang moon p’cắh t’ngay đâu cóh vel đông bhrợ râu đâu râu tốh vêy k’đươi vel n’nâu vel n’tốh chô pấh ặt. Bêl bhuốih zước đắh a’bhô dang liêm xang nắc ta mooi lêy moót ooy vel đông. Tu cơnh đêếc, đhr’niêng bhrợ ga nâu cắh choom cắh bhrợ.”

       Manứih chụp ảnh Dương Phú Tâm, ơy lướt vốch cóh zâp k’coong ch’ngai Tây Bắc, lướt zâp vel đông Tây Nguyên, lêy năl mơ bhiệc bhan âng đhanuôr zâp acoon cóh đhi noo, hân đhơ cơnh đêếc, t’coóh Tâm pa bhlâng chắp lêy lâng đợ văn hoá chr’nắp liêm, lalay ooy đhr’niêng bhrợ ga nâu âng manứih Cơ Tu:“Đhr’niêng bhrợ ga nâu chr’nắp liêm bhlâng âng manứih Cơ Tu. Zâp zr’lụ lơơng cắh vêy, cắh cậ apêê bhrợ cơnh lơơng, cắh vêy bha lương a’duông lâng dzoọng ra pặ 2 n’juông tíh liêm hơnh déh ta mooi lâng pa độp đoọng đợ jập đồ, pa noọng pr’đoọng pr’đhooi ha ta mooi cơnh manứih Cơ Tu.”

       Cắh vêy ngai hay đhr’niêng bhrợ ga nâu tơợp váih ha bêl, nắc mưy năl tơợ ahay, xoọc bêl đhanuôr dzợ m’bứi, manứih Cơ Tu ắt ma mung ting c’bhúh k’tứi, vel nâu bhlưa vel n’tốh zi lấh mưy bôl da ding. Pr’ắt tr’mung, bh’rợ tr’nêng, p’penh b’bơơn, zêl cha groong lâng boo đhí túh bhlong, a’đhắh dzăm.. nắc zâp ngai zêng lêy ắt pazưm, tr’zooi đh’rứah đoọng ặt ma mung. Ooy cr’chăl nâu cung vêy dưr váih đợ bêl tr’mốp loom, tr’zêệng k’tiếc k’bunh, toọm k’ruung âng vel nâu lâng vel n’tốh. Tu cơnh đêếc, đhr’niêng bhrợ ga nâu nắc g’lúh đoọng đhanuôr zâp vel bhươl ặt tr’đăn đh’rứah prá xay lâng lơi jợ đợ râu cắh liêm crêê, râu tr’mốp loom ooy pr’ắt tr’mung.

       Buôn lêy ha dang vel n’đoo bhrợ cắh liêm crêê cơnh râu gr’hoót moon âng 2 vel đông nắc lêy ta toom lâng đợ râu bh’năn 4 dzung cơnh ta rí, k’roóc, bé, a’ọc lâng zâp râu jập chr’nắp cơnh zợ, chiing, gọ... đoọng ha vel n’mưy. Ha dợ vel n’tốh nắc cung vêy ra văng pr’dzăm ch’na, pr’ôộm cơnh a’vị đêệp, a’tứch, a’xiu, a’chịm, a’đúh, búah... đoọng ha ta mooi. Bhiệc hơnh déh ta mooi cung lêy bhrợ liêm ghít, pân jứih đắh ta mooi nắc moót ặt cóh gươl, pân jứih c’la vel nắc lêy hơnh déh, ặt tớt đh’rứah, ha dợ ta mooi apêê pân đil lâng p’niên nắc zâp c’la pr’loọng đông đắh vel bhươl n’nắc hơnh déh, ặt tớt.

       Bêl ahay, đhr’niêng bhrợ ga nâu buôn bhrợ đenh 3 t’ngay, 3 r’dưm. T’ngay tr’nơợp nắc đoọng zâp ngai ma tr’lưm, ôộm cha lâng chi ớh p’cắh pr’hát xa nưl. T’ngay thứ 2 nắc zâp t’coóh vel, manứih chr’nắp liêm âng 2 vel đông tớt ặt đh’rứah n’jứah ôộm n’jứah prá xay, tr’pác kinh nghiệm, lêy bhrợ pa liêm đợ râu cắh liêm crêê ooy bhiệc prá pr’ma, bhrợ bh’noóch. Xoọc bêl apêê ga rựa t’ha prá xay bhiệc ga mắc chr’nắp, nắc zâp apêê pân jứih pân đil đh’rứah hát t’nơớt cắh cậ pr’zước lướt chi ớh toong r’dưm. T’ngay thứ 3, t’ngay pr’lứch, bêl ta mooi k’noọ chô, t’coóh vel âng 2 vel đông tớt đh’rứah đoọng lêy prá xay moon ghít đợ râu bhiệc ơy prá xay, xang nặc lêy pa họp zâp apêê cóh 2 vel đông đoọng đh’rứah đươi bhrợ cơnh râu ơy prá xay lăm, đh’rứah đoàn kết zêl cha groong lâng râu mốp lết, zư lêy crâng k’coong, bhrợ pa dưr vel bhươl k’bhộ ngăn. Anoo Pơ Loong Plênh, chuyên viên Phòng Văn hoá-Thông tin chr’hoong Tây Giang đoọng năl, đhr’niêng bhrợ ga nâu xoọc đâu doọ dzợ bhrợ bấc t’ngay, bh’rợ nâu cung ơy bhrợ liêm đấh, hân đhơ cơnh đêếc cung dzợ zư đợc râu chr’nắp ma bhưy, doọ vêy tr’xăl: “Ooy đhr’niêng bhrợ ga nâu nắc đoọng p’too pa choom k’coon cha châu đắh đoàn kết, pa choom đoọng zâp râu chr’nắp liêm văn hóa cơnh n’toong chiing đhưng cha gâr, múa tân tung da dặ lâng hân đhơ đợ bhiệc k’tứi bhlâng cơnh lướt pay óih, pay hi la đoọng tôm bhrợ a’vị cuốt, clóh cha nêếh, bóh lêệ... Ooy c’lâng bh’rợ zr’nưm âng chr’hoong, pay văn hoá bhrợ pr’đơợ đoọng pa dưr pa xớc du lịch. Bêl ta mooi chô pấh ooy vel đông, apêê ting xơợng a’đay cơnh mưy cha nặc cóh pr’loọng đông, bơơn chô ooy vel đông xang đợ t’ngay ặt ch’ngai, bơơn t’coóh vel lâng đhanuôr hơnh déh, pa độp đoọng pa noọng zước râu pr’đoọng, têêm ngăn. Ooy đợ pa noọng nâu zâp ngai vêy năl ha mơ chu a’đay chô ooy vel đông nâu.”

       Đhr’niêng bhrợ ga nâu nắc mưy ooy đợ văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu bhrợ p’cắh loom luônh chắp nhêr ta mooi lâng pr’ắt bh’rợ đoàn kết, tr’pác đh’rứah lâng đhanuôr. T’coóh Bhriu Hùng, Trường phòng Văn hoá-Thông tin chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, k’noọ tước đâu vel đông bhrợ bấc bh’rợ văn hoá đoọng p’cắh cung cơnh xay moon đợ râu chr’nắp liêm đắh văn hoá Cơ Tu tước bấc đhanuôr lâng ta mooi bêl chô ooy Tây Giang: “Đhr’niêng bhrợ ga nâu cóh chr’hoong Tây Giang ơy váih tơợ ahay, hân đhơ cơnh đêếc, xang t’ngay pác chr’hoong nắc bhiệc nâu cắh dzợ lấh ta bhrợ. Tu cơnh đêếc, ooy cr’chăl nâu a’tốh, chr’hoong Tây Giang vêy bhrợ đoọng pa dưr zư lêy. Ghít lấh, zâp c’moo bêl c’xêê 2, 3 nắc bhrợ bh’rợ đoọng xay moon, p’cắh lâng zư lêy đợ râu chr’nắp văn hoá nâu./.”

Độc đáo lễ nhập làng của người Cơ Tu

          Lễ nhập làng là một trong những nét đẹp văn hóa của đồng bào Cơ Tu thể hiện lòng hiếu khách và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của cộng đồng. Trải qua thời gian, nét đẹp văn hóa này vẫn được gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.

       Ngôi làng Pơning, xã Lăng, huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vốn yên ắng mấy ngày nay rộn rã tiếng cồng chiêng. Từ sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa ló khỏi ngọn núi, bà con đã có mặt trước cổng làng chuẩn bị đón đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến thăm. Con đường dẫn vào làng được trải aduông đỏ, dọc 2 bên cổng bà con trong trang phục truyền thống Cơ Tu xếp hàng dài, trên tay mỗi người cầm sẵn những sản vật của địa phương như: nếp, gà, cá, chim, ếch, rượu cần…và còn một thứ không thể thiếu là chiếc vòng cầu may cùng tấm khăn thổ cẩm để tặng khách đến thăm làng. Khi khách đến cổng được già B’riu Pố, người có uy tín của làng Pơning đón tiếp, mời 1 li rượu, miếng mồi và nước uống. Già làng B’riu Pố cho biết, khách xa khi đến thăm làng đều được cầu an và đón tiếp theo nghi thức nhập làng trang trọng như thế này:“Lễ nhập làng của người Cơ Tu diễn ra khi có sự kiện giữa 2 làng. Ví dụ như đám cưới, rước dâu giữa làng này với làng kia; hay mừng Gươl mới thì phải mời. Và bắt buộc phải có nghi lễ nhập làng tại cổng làng, tổ chức ăn uống, tặng quà nhau ở đó, rồi hát lý, nói lý ở đó, rồi khấn vái thần linh giới thiệu hôm nay làng tổ chức làm cái này, cái kia mời làng A, hay B đến làng mình mong thần linh phù hộ. Khi khấn cáo thần linh xong xuôi mới cho khách nhập làng. Chính vì thế mà nghi thức nhập làng không thể không làm.”

       Nhiếp ảnh gia Dương Phú Tâm, người đã đi khắp các rẻo cao Tây Bắc, lên các buôn làng Tây Nguyên, trải nghiệm không biết bao nhiêu lễ hội của đồng bào các dân tộc anh em nhưng ông Tâm đặc biệt ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo, rất riêng trong nghi lễ nhập làng của đồng bào Cơ Tu: “Nghi thức nhập làng rất độc đáo, riêng có của người Cơ Tu. Các vùng khác không có hoặc người ta sẽ làm một nghi lễ khác chứ không có kiểu trải thảm đứng xếp 2 hàng dài chào đón và trao sản vật, khăn thổ cẩm và vòng cầu may mắn cho khách như người Cơ Tu”

       Không ai còn nhớ Lễ nhập làng có từ bao giờ, chỉ biết rằng, xa xưa khi dân cư còn thưa thớt, bà con Cơ Tu sống thành từng nhóm nhỏ, làng này cách làng kia cả ngọn núi. Cuộc sống lao động, sản xuất, săn bắt, chống chọi với thiên tai, thú dữ, buộc mọi người phải gắn kết, tương trợ lẫn nhau để tồn tại. Trong quá trình ấy cũng không tránh khỏi có những lúc xảy ra xích mích, bất hòa do tranh chấp đất đai, sông suối…giữa làng này với làng kia. Vì thế, lễ nhập làng là dịp để bà con các làng lân cận ngồi lại với nhau nói chuyện đã qua và hóa giải những hiềm khích, khúc mắc, tranh chấp trong cuộc sống.

      Thường thì làng nào mang ơn hay vi phạm quy ước, hương ước khi đến tạ ơn, hoặc tạ lỗi sẽ dắt theo những con vật 4 chân như, trâu, bò, dê, heo và các đồ vật có giá trị khác như ché, chiêng, nồi đồng…để dâng cho làng bên kia. Đáp lại, làng bên này cũng sẽ chuẩn bị đồ ăn, thức uống như nếp, gà, cá, chim, ếch, rượu …để đãi khách. Việc tiếp khách cũng được phân theo thứ bậc; đàn ông bên khách được mời vào Gươl, đàn ông chủ làng sẽ tiếp; còn khách là đàn bà và trẻ em sẽ do các gia đình bên chủ làng đón tiếp.

       Trước đây, lễ nhập làng thường kéo dài 3 ngày, 3 đêm. Ngày đầu tiên là để mọi người thăm thú, ăn uống và giao lưu văn hóa, văn nghệ. Ngày thứ 2, các già làng, người có uy tín của 2 làng ngồi lại với nhau vừa uống rượu vừa trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết những xích mích, bất hòa  thông qua hát lý, nói lý. Trong khi người già bàn bạc chuyện lớn, thì các chàng trai, cô gái cùng nhau múa, hát hoặc rủ nhau đi sim suốt đêm thâu. Ngày thứ 3, ngày cuối cùng, trước khi khách ra về, già làng 2 bên ngồi lại với nhau lần cuối để chốt những việc đã bàn; sau đó tổ chức họp các thành viên của 2 làng để thống nhất những điều ước đã bàn, cùng nhau đoàn kết chống chọi với thú dữ, bảo vệ núi rừng, xây dựng thôn làng ấm no. Anh PơLoong PLênh, chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tây Giang cho biết, lễ nhập làng bây giờ không kéo dài nhiều ngày, hủ tục cũng đã được tiết giảm nhưng về tính chất và ý nghĩa thì vẫn không hề thay đổi: “Thông qua lễ nhập làng nhằm giáo dục con cháu về đoàn kết, truyền trao các giá trị văn hóa như cách đánh trống chiêng, múa tân tung da dá và kể cả những việc nhỏ nhất như đi lấy củi, lấy lá để gói bánh sừng trâu, giã gạo, nướng thịt…Trong định hướng chung của huyện, lấy văn hóa làm nền tảng đề phát triển du lịch. Khi khách đến làng họ cảm nhận mình là người thân của làng, được trở về làng sau những ngày xa cách, được già làng và bà con chào đón trao cái vòng cầu may mắn, bình an. Thông qua những chiếc vòng đó mọi người sẽ biết được số lần mình vào làng.”

       Lễ nhập làng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu thể hiện lòng hiếu khách và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của cộng đồng. Ông B’riu Hùng, Trưởng phòng Văn Hóa-Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, sắp tới địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để quảng bá cũng như giới thiệu những nét độc đáo trong văn hóa Cơ Tu đến đông đảo người dân và du khách khi đến với Tây Giang:“Lễ nhập làng ở huyện Tây Giang có từ xa xưa nhưng sau ngày chia tách huyện thì hoạt động này ít được quan tâm.Vì thế, trong thời gian tới, huyện Tây Giang sẽ triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa. Cụ thể hàng năm vào dịp tháng 2, 3 sẽ tổ chức hoạt động để giới thiệu, quảng bá và bảo tồn những nét đẹp văn hóa này.”/. 

VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC