Tơợ ahay ahươn, đha đhâm c’mâr Cơ Tu coh apêê chr’hoong Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam tươc bêl xrôông pâ năc bơơn ma tr’chơơc ma nưih a đay kiêng đhị bh’rợ lươt zơng. Apêê đha đhâm c’mâr lươt zơng buôn đươi a luôt, abel, booch rooi đoọng pa căh loom, gr’hoot tr’xoo ooy ha y chroo chô ăt mr’đoo đong…
Ting Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh, xang cr’chăl lươt zơng, đha dhâm c’mâr vêy t’bhlâng tr’pay, năc xay truih lâng mị n’đăh đong đoọng ra văng bhrợ xay xơ: “Coh xay xơ ma nưih Cơ Tu buôn vêy 3 đhr’niêng, muy năc ga noo, bơr năc xay xơ (bhrợ bhiêc) lâng pêê năc Pazum. Coh đêêc, Pazum năc đoo chr’năp bbhlâng coh bh’rợ xay xơ, pay k’diic k’điêl âng ma nưih Cơ Tu.”
Cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu coh apêê chr’hoong Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, đhr’niêng Pr’zum bơơn bhrợ têng xang xay xơ dâng bơr pêê c’moo. Nâu đoo năc đhr’niêng chr’năp coh bh’rợ tr’pay diic điêl. Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh đoọng năl, năc muy xang bêl bhrợ đhr’niêng Pazum, anhi diic điêl vêy choom ăt bêch đh’rưah, a đoo n’đil vêy chô ăt ooy đong k’diic lâng choom bhă ca coon. Đhr’niêng Pazum buôn bhrợ đhị đong a đoo n’đil. Apươih đoọng ha đhr’niêng n’nâu bơơn ra văng pa zêng: avị đhooh, p’nong a tưch uh, bơr bhôc a lăc ta đơc đhị pa pan bha nuôih đoọng rơơm kiêng anhi diic điêl ma mông ma meh bhreh k’rơ, choom bhrợ cha ca bhố van, ca coon a nại vaih bâc, đha nui tr’ut. Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh đoọng năl p’xoọng, xang bêl bhrợ Pazum, diic điêl năc bơơn xay moon diic điêl bhlâng lâng căh dzợ choom lươt zơng, năc k’đhợơng bhrợ bh’rợ pr’loọng đong, ra văng bhrợ ca conh ca căn, k’rong bhrợ cha pa dưr tr’mông tr’meh. Đợ boop gr’hoot âng diic điêl coh bêl đhr’niêng n’nâu năc đoo cr’lăng đoọng k’đhơợng đơc râu bhui har nhâm mâng âng đong xang coh brương tr’nu:“ Đhr’niêng Pazum n’nâu xooc đâu coh bâc đhị căh dzợ ta bhrợ, năc muy coh zr’lụ ch’ngai bha dăh năc dzợ, Bêl âi bhrợ đhr’niêng n’nâu, diic điêl căh dzợ choom lươt zơng đh’rưah lâng ngai n’lơơng. Tu bêl đâu anhi đoo năc âi ta moon diic điêl. N’đhơ đhơ ooy lươt bhrợ năc căh choom ha vil gr’hoot moon pazum.”
Đhr’niêng Pazum âng Cơ Tu đơơng âng râu p’too moon ooy ăt tơt pân jưih pân đil, ooy diic điêl. A moó Arât Thủy ăt coh vel Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang moon:“Đhr’niêng Pazum n’nâu năc p’too moon ha hêê căh choom ăt tơt a lơng a xơt, t’niêt t’bhuc, n’đhơ tr’kiêng năc ta nih đha nâng,âi tr’pay năc n’đhơ k’đhap zr’năh công đh’rưah. Nâu câi căh dzợ vêy ta bhrợ đhr’niêng n’nâu. Ting acu nâu đoo năc muy đhr’niêng bh’rợ liêm chr’năp choom zư đơc, n’đhang đợ râu căh lâh chr’năp năc choom lơi, n’đhang dzợ zư đơc râu chr’năp a liêng âng đoo.”
Ting đong pa chăp ch’mêêt lêy Tôn Thất Hướng, Hội Dân tộc học Việt Nam, nâu đoo năc muy đhr’niêng liêm chr’năp âng đha nuôr Cơ Tu n’đăh Tây tỉnh Quảng Nam. Kiêng zư đơc lâng pa dưr đợ dhr’niêng liêm chr’năp âng đha nuôr Cơ Tu moon la lay lâng apêê acoon coh moon pa zum lâh apêê chủ trương, chính sách, c’lâng bh’rợ chr’năp năc pa bhlâng kiêng vêy râu pa zum têy âng pa zêng đha nuôr:“ Đợ râu crêê tươc văn hóa đha nuôr vel đong, coh đêêc vêy xay xơ ma nưih Cơ Tu, kiêng zư đơc năc kiêng vêy râu pa zum têy âng zâp ngai đha nuôr chroi c’rơ lâng choom vêy râu băr dzang đợ xa nay liêm crêê tươc zâp ngai, râu bơơn năl âng zâp ngai ooy rau liêm chr’năp âng văn hóa ty đanh vel đong đong coh đâu./.”
Độc đáo lễ Pazum của đồng bào Cơ Tu
(Alăng Lợi)
Cũng như các dân tộc anh em khác, người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, hôn nhân không chỉ là điều thiêng liêng nhất trong đời cô dâu, chú rể mà còn là sự kiện quan trọng của dòng họ, làng xóm. Thông qua các nghi thức cưới hỏi của người Cơ Tu thể hiện sự tinh tế, nét độc đáo của một cộng đồng người ở đại ngàn Trường Sơn.
Từ bao đời nay, thanh niên Cơ Tu ở các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đến tuổi trưởng thành được tự do tìm hiểu, yêu đương thông qua tập tục lươt zơng (đi sim). Các chàng trai, cô gái hoặc các cặp vợ chồng (chưa tổ chức tục Pazum) đi zơng thường dùng tiếng sáo, đàn abel, tiếng hát giao duyên để tỏ tình, gửi lời hẹn ước “về thổi cơm một nồi, ngồi chung một nhà”…
Theo Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh, sau thời gian lươt zơng, chàng trai và cô gái sẽ quyết định tiến tới hôn nhân, báo với hai bên gia đình để tiến hành các thủ tục cần thiết cho lễ cưới hỏi:“Trong lễ cưới của đồng bào Cơ Tu thường có 3 nghi thức (tục lễ), thứ nhất là ganoo (dặm ngõ), thứ hai là cưới và thứ ba là lễ Pazum. Trong đó, lễ Pazum được xem là nghi thức quan trong nhất trong việc cưới xin, lấy vợ, gả chồng của người Cơ Tu.”
Với đồng bào Cơ Tu ở các huyện Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, lễ Pazum được tổ chức sau lễ cưới khoảng hai đến ba năm. Đây là lễ quan trọng quyết định trong chuyện hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ. Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh cho biết, chỉ sau khi tổ chức lễ Pazum, đôi vợ chồng mới có thể ngủ chung giường, cô dâu mới được về ở hẳn bên nhà chồng và được phép sinh nở. Lễ Pazum thường được tổ chức tại nhà gái. Mâm cỗ cho lễ này được chuẩn bị gồm: một đĩa xôi; một con gà; hai chén rượu được đặt trước bàn thờ để mong cầu đôi vợ chồng trẻ khỏe mạnh, làm ăn no đủ, con cái đông đúc, ngoan hiền. Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh cho biết thêm, sau khi làm lễ Pazum đôi vợ chồng chính được làng công nhận và chấm dứt việc lươt zơng, thay vào đó là trách nhiệm gánh vác gia đình, chuẩn bị làm cha, làm mẹ, tập trung làm ăn. Những lời hẹn thề của vợ chồng trẻ trong lễ này sẽ là chìa khóa để giữ hạnh phúc về sau:“Lễ Pazum này hiện nay ở nhiều nơi không còn tổ chức nữa, chỉ còn ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ tục này. Khi đã làm lễ này, đôi vợ chồng không được phép đi sim cùng ai khác nữa. Bởi lúc này đôi vợ chồng này đã chính thức là của nhau. Nếu chẳng may một ngày gặp nhiều cám dỗ ngoài đời, thì hai bên đều phải nhớ lời hẹn ước ngày làm lễ Pazum ngày trước. Muốn thay đổi lời thề ước đó thì phải bồi thường cho người vợ hoặc chồng, họ hàng bên vợ hoặc chồng và cả bản làng.”
Lễ Pazum của Cơ Tu mang tính giáo dục giới tính rõ ràng, giáo dục sự thủy chung son sắt của các cặp vợ chồng. Chị Arât Thủy ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang cho rằng:“Lễ Pazum này giáo dục được cho giới trẻ trong yêu đương tìm hiểu không được vượt qua giới hạn, xác định đã là vợ chồng phải chung thủy, sướng khổ có nhau. Nhưng hiện nay, lễ này không còn được các bản làng Cơ Tu duy trì nhiều. Tôi nghĩ đây là một tập tục tốt đẹp nên bảo tồn, có thể lược bớt những thủ tục rườm rà, cầu kỳ nhưng vẫn giữ được ý nghĩa cốt lõi của nó.”
Theo nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng, Hội Dân tộc học Việt Nam, đây là một tập tục đẹp của đồng bào Cơ Tu phía Tây tỉnh Quảng Nam. Để bảo tồn và phát huy những tập tục đẹp của đồng bào Cơ Tu nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung ngoài các chủ trương, chính sách, giải pháp căn cơ thì rất cần có sự chung tay của cả cộng đồng:“Những cái liên quan đến văn hóa đồng bào bản địa, trong đó có lễ cưới Cơ Tu, muốn bảo tồn phải có sự chung tay của cộng đồng góp sức vào và phải có sự lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến cộng đồng, sự cảm nhận của cộng đồng những nét tinh túy, những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống bản địa nơi đây./.”
Viết bình luận