Coh c’bhuh bh’rợ đha lum “ T’ngay thi thể thao apêê acoon coh tỉnh Quảng Nam g’luh 2-c’moo 2022, T’ngay Đoàn kết Cơ Tu Đông Giang t’đang t’pâh râu k’rang tươc lêy âng bâc ơl đha nuôr vel đong lâng t’mooi. Coh đhr’niêng “ pr’ngooch”, hr’luc lâng xa nul ching cha gâr r’rộ r’răm lâng pr’múa tân tung da dă năc đợ tiết mục pr’hat xa nul âng apêê nghệ nhân Cơ Tu tơợ 10 chr’val, thị trấn coh vel đong chr’hoong Đông Giang pa căh công đơơng âng c’leh liêm la lay, tơợ bhr’ươr pr’hat pa tươc cr’liêng pr’hat. A moó Ating Thị Phương Nhung ăt coh thị trấn Prao moon:“T’ngay đâu cu tươc lêy apêê nghệ nhân pa căh pr’hat prmúa pa bhlâng pr’hay. Choom moon đanh ă acu căh bơơn xơợng đợ bhr’ươr pr’hat âng acoon coh hêê. Pr’hat âng hêê vêy bâc bhr’ươr pr’hay, vêy tr’bêêc. Tơợ tứi acu âi xơợng a mế lâng apêê a ngăh hat, công bơơn pa choom tr’bứi. acu pa bhlâng kiêng pr’hat xa nul âng hêê.”
Đha nuôr lâng pr’zơc da dêr! Cr’liêng coh apêê pr’hat Cơ Tu buôn bơơn dưr vaih tơợ p’rá pr’ma, zum a zam xay moon tươc pr’ăt tr’mông, pa bhrợ ta têng, loom tr’kiêng âng apêê ch’roonh zr’muông, plêêng k’tiêc, acoon ma nưih lâng vel đong. Ting t’cooh vel Bhling Bloó coh chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, n’đhơ năc p’rá pr’ma, zum a zam zêng bơơn pa căh vêy tr’bêêc, cr’liêng đệ buôn hay, buôn năl:“Ahêê vêy bâc pr’hat n’đhang vêy cr’đơơng chr’cơnh, cơnh ba booch, ca lới, ra rooi… choom tơợ muy bhr’ươr năc bhrợ t’vaih bâc cơnh hat liêm glăp lâng pr’đợợ bêl đêêc. Pr’hat Cơ Tu năc choom pac bhrợ bơr râu, hat ba booch ra rooi coh pr’ăt tr’mông zâp t’ngay lâng pr’hat bêl bhuôih caih. Bâc năc đợ pr’hat Cơ Tu dưr vaih tợơ pr’ăt tr’mông zâp t’ngay.”
N’dup apêê bôl da ding dal coh ca coong Trường Sơn, đợ bhr’ươr pr’hat âng ma nưih Cơ Tu buôn pa căh râu âng loọi lâng prăt tr’mông, pr’chăp ang đha nuôr. Ha dang cr’liêng pr’hat bơơn p’têêt lâng tr’coó xa nul cơnh aluôt, abel, tahel, khèn, aguôch… năc bh’nhăn bhrợ râu liêm pr’hay lâh ha pêê bhr’ươr ba booch, ra rooi, cha châp, k’lới…
Đợ xa nul lâng bhr’ươr dưr đơơr tơợ apêê tr’coó xa nul truyền thống bơơn bhrợ têng tơợ ra dzul, p’oo,… căh muy pa căh boop p’rá kiêng moon âng apêê ch’roonh zr’muông, bhlưa acoon ma nưih lâng acoon ma nưih năc dzợ angoọn ma bhuy p’têêt pa zum đợ ma nưih xooc ma mông lâng a bhô dang, a bhuy a lụ. đha nuôr lâng pr’zơc xooc xơợng t’cooh vel Bhling Bloó coh Sông Kôn piah.
Coh pa zêng tr’coó xa nul ty đanh âng đha nuôr Cơ Tu, cha gâr lâng chiing năc 2 râu tr’coó xa nul bơơn đha nuôr đươi dua bâc bhlâng, pa bhlâng năc bêl apêê bhiêc bhan cơnh: cha ha roo t’mêê; moot Gươl t’mê, bơơn a đhăh dzăm; xay xơ, pâh a bhuy… Lâh n’năc, chiing cha gar dzợ bơơn lêy năc tr’coó xa nul đoọng ha tân tung da dă. N’đhơ cơnh đêêc, xooc đâu, đợ apêê dzợ choom bhrợ lâng cha ơh tr’coó xa nul Cơ Tu căh dzợ bâc, coh bêl đêêc, lang p’niên năc căh lâh ngai kiêng. Tu cơnh đêêc bh’rợ zư đơc lâng đươi dua apêê tr’coó xa nul căh muy năc râu p’têêt zư râu lang a hay năc dzợ loom luônh hâng hơnh âng ma nưih Cơ Tu cơnh lâng c’kir âng a conh a bhươp đơc đoọng. t’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, xooc đâu, chr’hoong Đông Giang xooc bhrợ pa dưr Đề án ooy zư lêy lâng pa dưr râu liêm pr’hay văn hóa Cơ Tu p’teeet lâng pa dưr du lịch cr’chă 2022-2025, chr’năp tươc 2030, coh đêêc vêy pr’hat xa nul, pr’múa âng đha nuôr:“ Azi kiêng bhrợ bâc hội thi, hội diễn đoọng ha đha nuôr ting pâh đoọng tơợ đêêc, lang p’niên bơơn năl c’leh lieem prhay âng acoon coh đay. Đh’rưah lâng, công rơơm kiêng Trung ương, tỉnh k’rang lâh mơ dzợ tươc đha nuôr da ding ca coong coh bh’rợ zooi bhrợ pa dưr apêê lơp pa choom pr’hat xa nul, pr’múa ha lang p’niên. Lâh đhị đêêc, zooi đoọng zên đoọng đơơng âng đha nuôr ting pâh hội thi, hội diễn coh tỉnh, tỉnh nlơơng, pâh giao lưu, pa choom đợ bh’rợ liêm choom ooy zư đơc c’leh văn hóa./.”
NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG DÂN CA, DÂN NHẠC CỦA ĐỒNG BÀO CƠ TU
(Alăng Lợi)
Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Cơ Tu ở các huyện: Nam Giang, Tây Giang và Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, dân ca và nhạc cụ truyền thống là hai loại hình văn hoá nghệ thuật mang đậm bản sắc dân gian, tạo nét độc đáo riêng có của đồng bào Cơ Tu phía tây tỉnh Quảng Nam.
Trong chuỗi sự kiện nhân “Ngày hội Thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần II- năm 2022, Ngày hội Đoàn kết Cơ Tu Đông Giang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân địa phương và du khách. Trong nghi lễ “Kết nghĩa”, hòa cùng âm thanh rộn ràng của điệu múa tân tung da dă thì những tiết mục dân ca, dân nhạc do các nghệ nhân Cơ Tu từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Giang biểu diễn cũng mang nét độc đáo riêng, từ giai điệu đến ca từ. Chị Ating Thị Phương Nhung ở thị trấn Prao chia sẻ:“Hôm nay tôi đến xem các nghệ nhân trình diễn dân ca, dân nhạc rất hay. Phải nói là rất lâu rồi tôi không được thưởng thức những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Dân ca của mình có nhiều làn điệu rất hay,có vần có điệu. Từ nhỏ tôi đã nghe mẹ và các cô hát, cũng học được vài điệu. Tôi thích dân ca của mình lắm.”
Lời trong những bài dân ca Cơ Tu thường được hình thành từ ca dao, tục ngữ, câu đố đề cập đến cuộc sống lao động sản xuất, tình yêu đôi lứa, thiên nhiên, trời đất, con người và xã hội. Theo già làng Bhling Bloó ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, dù là ca dao, tục ngữ hay câu đố đều được thể hiện có vần điệu, lời ca ngắn gọn nên dễ nhớ, dễ thuộc:“Có nhiều bài dân ca phần giai điệu và tiết tấu gần tương tự nhau như ba booch, ca lới, ra rooi…. Có thể từ một làn điệu dựa trên một trục âm chủ đạo, được biến thể đôi nét hình thành dị bản đơn giản để phù hợp với từng không gian, từng chủ đề. Dân ca Cơ Tu chia làm 2 thể loại: dân ca sinh hoạt và dân ca nghi lễ. Phần lớn những điệu dân ca Cơ Tu ra đời ngay trong các sinh hoạt đời thường, nó tồn tại phát triển được chủ yếu vẫn bằng phương thức truyền miệng và bao giờ cũng gắn liền với đời sống xã hội.”
Ẩn sau những ngọn núi cao trong không gian bao la của núi rừng Trường Sơn, những làn điệu dân ca của người Cơ Tu thường gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của bà con. Lời ca nếu được đệm cùng các loại nhạc cụ như a luôt, abel, ta hel, khèn, a guôch… càng làm thêm sự cuốn hút và hấp dẫn cho các làn điệu ba booch, ra rooi, cha châp, k’lới…
Những âm thanh và giai điệu phát ra từ các nhạc cụ truyền thống được chế tác từ nứa, lồ ô,... không chỉ thay lời muốn nói của các cặp tình nhân, giữa con người với con người mà còn là sợi dây vô hình kết nối những người đang sống với thần linh, với ông bà tổ tiên. Bà con và các bạn đang nghe già làng Bhling Bloó ở xã Sông Kôn trình diễn nhạc cụ n’jưl.
Trong tất cả các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Cơ Tu, trống và chiêng là 2 loại nhạc cụ được bà con sử dụng nhiều nhất, đặc biệt vào các dịp lễ như: Lễ hội mừng lúa mới; mừng gươl mới, bắt được thú rừng; đám cưới; đám tang…. Ngoài ra, trống, chiêng còn được xem là nhạc cụ để đệm trong vũ điệu múa tân tung da dă. Tuy nhiên, hiện nay, những người còn biết chế tác và chơi nhạc cụ Cơ Tu không còn nhiều, trong khi đó, giới trẻ lại không mấy ai mặn mà với nhạc cụ truyền thống. Chính vì thế việc bảo tồn và sử dụng các nhạc cụ không chỉ là sự tiếp nối truyền thống mà còn là tình cảm và lòng tự hào của người Cơ Tu đối với di sản mà ông cha ta để lại. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, huyện Đông Giang đang xây dựng Đề án về Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2025 và hướng đến 2030, trong đó có dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào:“Chúng tôi mong muốn tổ chức nhiều hội thi, hội diễn cho bà con tham gia để qua đó, các thế hệ trẻ biết được bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời, cũng mong muốn Trung ương, tỉnh quan tâm nhiều hơn nữa đến đồng bào miền núi trong việc hỗ trợ tổ chức các lớp dạy dân ca, dân nhạc truyền thống cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, hỗ trợ ngân sách để đưa bà con đi tham gia hội thi, hội diễn trong tỉnh, ngoài tỉnh, đồng thời giao lưu, học hỏi những mô hình tiêu biểu về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa./.”
Viết bình luận