Đhăm k’tiêc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy đhăm k’tiêc k’đhap k’ra, n’đhang ăt coh m’pâng ta la bản đồ Việt Nam tu cơnh đêêc a râp Pháp âi chơơih pay đhị đâu đoọng xay bhrợ apêê Đồn Atep, Zơ Mớ (Sa Mơ), Atu. Tơợ apêê Đồn n’nâu, arâp Pháp bhrợ t’vaih c’lâng tươc chr’hoong Nam Giang lươt ooy Lào lâng chr’hoong Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
C’moo 1904, arâp Pháp bhrợ t’vaih đồn An Điềm cơnh lâng cr’noọ bh’rợ năc bhrợ t’bhưah bh’rợ c’câl bh’bhlêy bhlưa da ding ca coong lâng đồng bằng, n’đhang la lua câ năc đoọng tup loom, rơl g’lơc đha nuôr acoon coh, pa xiêr râu chr’năp âng apêê c’câl ma nưih Kinh tươc pa câl lâng đha nuôr Cơ Tu coh truih pic k’ruung Amoó (Cái) lâng k’ruung K’pung (Bung). C’moo 1909, a râp Pháp bhrợ t’vaih c’bhuh ch’mêêt lêy da ding ca coong đoọng bhrợ c’lâng, chơơc t’bơơn khoáng sản coh apêê k’ruung Avương, k’ruung Lăng âng chr’hoong Tây Giang; dh’rưah bhrợ t’vaih muy c’bhuh Cai đốc, c’la vel đhị apêê vel Zơ Mớ, Bha Ơr, Cr’veeh, Pơrning ( chr’val Atiêng) đoọng rơl g’lơc lâng đơợ đươn, bhrợ z’năh apêê ngai zêl apêê đoo. Coh chr’val Atiêng, chr’hoong Tây Giang xooc đêêc, vêy t’cooh Bhơriu Tưa, lâh 70 c’moo ăt coh vel Zơ Mớ, ma nưih chr’năp ma bhuy bhlâng coh zr’lụ năc ma nưih vêy c’rơ g’lêêh bâc coh bh’rợ cách mạng tươc vel bhươl. Tr’nơơp, t’cooh Bhơriu Tưa bơơn năl xa nay âng 2 a nhi ca coon n’jưih năc Bhơriu Tâm lâng Bhơriua Bhin ta luôn xiêr ooy đồng bằng tr’câl tr’bhlêy âi p’têêt pa dưr bh’rợ cách mạng coh zr’lụ Đại Lộc, đơơng âng xa nay âng Đảng tươc đha nuôr Cơ Tu. C’moo 1936, a râp Pháp k’rong c’bhuh coh chr’hoong Tây Giang bhrợ t’vaih apêê acoon c’lâng 13, 14 buôn năc năc “ Xâu Giằng”. Bêl đâu, t’cooh Bhơriua Tưa đh’rưah lâng bơr ca coon n’jưih lâng apêê cha chau âng đay cơnh Bhơriu Bhuông, Bhơriua Bhăh ( ca conh Bhơriu Prăm), Bhơriu Abul ( ca cơnh âng Bhơriu Brây),… t’đang moon đha nuôr coh zr’lụ gung dưr zêl tu bh’rợ a râp Pháp k’đươi lươt phục dịch, bhrợ clai đhân ha pêê đoo lâng bh’rợ zêl pruh, laach moon đhị xa nay “giặc mùa” (năc đoo đha nuôr âng vel n’nâu tươc lêệng c’chêêt ma nưih ve n’tôh); vêy cơnh lâh đha nuôr vel Zơ Mớ dzợ lêêng c’chêêt bơr cha năc a râp lâng n’joih pay súng âng apêê đoo. C’xêê 1 c’moo 1937, muy c’bhuh quân âng Pháp tươc vel Atep, chr’val Bhalêê, chr’hoong Tây Giang bhrợ t’vaih đồn đhị đâu. Xang n’năc, apêê đoo ta luôn đâc ooy tu k’ruung Avương bhrợ p’xoọng đồn Sa Mơ đhị đhăm k’tiêc Achia (nâu câi năc k’tiêc chr’val Lăng) ăt đăn đhị bia đhêl vêy booc chữ ty. Xang n’năc, apêê đoo k’đươi cớ apêê c’bhuh quân lươt ch’mêêt lêy zr’lụ k’ruung Put tươc A Hoi (crêê chr’val Gari) lâng truih apêê k’ruung Lên, Ba Nao (âng chr’val Lăng). Xang g’luh ch’mêêt lêy, a râp Pháp năc tơơp bhrợ muy lô côt lâng đơơng âng quân ăt goon ting hân noo đhị dzung da ding Tal Hi (âng chr’val Tr’hy).
Moot dâng c’xêê 3 c’moo 1938, đhị muy c’năt k’ruung Avương, t’cooh Le Pichon, Đồn trưởng Sa Mơ coop k’đươi đha nuôr Zơ Mớ tal xraach, jơơng cram ra dzul poong z’lâh clong đac đoọng apêê đoo buôn tươc tô xră đhị x’ră coh đhêl đoọng chụp cha nup. T’cooh Bhơriu Bhuông năc ma nưih crêê apêê đoo k’đươi jơơng bhrợ poong z’lâh clong đac đhộ lâng bhưah. Ting cơnh p’too moon âng na noo năc t’cooh Bhơriu Bhăh, t’coo Bhơriu Bhuông âi looch đăc rap coh clong đac, jơơng bhrợ poong lâng cram xooc mơ đhiêp đoọng c’bhuh lính dzoọng xang n’năc ha poọ ooy đac lâng crêê rap. Crêê cơnh k’dâng đơc, xang bêl c’bhuh lính t’mêê dzoọng coh poong cram đoọng xră pa liêm x’ră năc poong cram ha poọ, aham ma nưih lâng sơn pr’hoọm bhrôông hooi prang toọm k’ruung. N’đhơ cơnh đêêc, a râp Pháp căh pân vay z’năh t’cooh Bhơriu Bhuông tu apêê đoo k’pân a đoo n’nâu căh tộ bhrợ Xã làng (manưih bhrợ bh’cộ coh c’bhuh clai đhân ha râp Pháp đoọng k’đhơợng bhrợ prang zr’lụ) ting cr’noọ âng apêê.
C’moo 1939, arâp Pháp năc tơơp moot tuh, vay z’năh đha nuôr vel Tơrliêng ( chr’val Ating ty, nâu câi năc âng chr’val Lăng). Apêê đoo lêệng t’cooh Chron coh đong, coop lâng chọ ooy t’nool x’nur coh m’pâng vel 2 nhi đhi noo Alăng Nguôi lâng Alăng Ngơ. Xang n’năc, apêê đoo lươt tuh cớ prang vel Tơrliêng. Đhị rau tuh z’năh, lêêng c’chêêt âng a râp Phắp, t’cooh Bhơriu Tâm lâng t’cooh Bhơriu Bhin k’đươi apêê ca coon chô tươc apêê vel, xay truih lâng đơơng âng đha nuôr đâc ooy crâng p’lơơp muy cr’chăl xang n’năc chơơc lêy bh’rợ chroot bhuur.
C’moo 1940, arâp Pháp đhị đồn Sa Mơ k’đhơợng bhrợ bộ máy k’đhơợng xay đơợ đươn, k’đươi t’cooh Bhơriu Tâm lâng Bhơriu Bhin k’đhơợng bhrợ Xã làng n’đhang căh tr’clôông, tu nâu đoo năc đợ apêê t’cooh t’ha ma bhuy chr’năp, chăp kiêng k’tiêc k’ruung, ting Cách mạng. Chính sách k’đhơợng xay âng a râp Pháp âi bhrợ ha đha nuôr Cơ Tu ăt zâng lâng bâc râu đơợ đươn zâp cơnh zr’năh xr’dô căh năl mơ moon.
C’xêê 3 c’moo 1945, apêê Đồn bốt âng a râp Pháp coh da ding ca coong Quảng Nam crêê arâp phát xít Nhật plăm tuh, coop bhrợ tù binh, muy bơr lính xó mut ooy k’tiêc Atiêng, Lăng, Axan chơơc c’lâng lươt tươc Lào. Bêl apêê đoo xó mut tươc k’tiêc vel Zơ Mớ, Bha Ơr (chr’val Atiêng) âi crêê bơr nhi đhi noo Bhơriu Tâm lâng Bhơriu Bhin k’rong k’đươi apêê ca coon goon tuh lâng lêệng bâc a râp, coop k’rong bâc p’nănh cha răh pa chô đoọng ooy Mặt trận Việt Minh coh chr’hoong Đại Lộc. Coh cr’chăl t’tun n’nâu, đhi noo tô gộ Bhơriu đh’rưah lâng quân lâng đha nuôr apêê chr’val Tr’hy, Ch’ơm dzợ lươt tươc k’tiêc k’ruung pr’zơc Lào goon ga ving, zooi zêl tuh Pháp.
C’xêê 7 c’moo 1945, t’cooh Bhơriu Tâm lâng Bhơriu Bhin đh’rưah lâng apêê ca coon lâng đha nuôr chr’val Atiêng tuh, och Đồn Zơ Mớ lâng lêêng c’chêêt aconh bh’cộ âng Pháp đhị đêêc lâng coop pay bâc pa nănh cha răh. G’luh zêl tuh n’nâu, đha nuôr Cơ Tu năc muy đươi dua pa nănh cha răh thô sơ, đhị râu k’đhơợng xay âng apêê t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp.
Coh g’luh zêl pruh a râp Pháp, tô gộ Bhơriu dưr vaih bâc ngai chăp kiêng k’tiêc k’ruung, choom moon cơnh t’cooh Bhơriu Bhuông ( Conh Lưn), Bhơriu Bhang (Conh Líc), bhơriu Abul (conh Brây), Bhơriu Bhứ/Joonh (Conh Blai), Bhơriu Bhăh (Conh Prăm), Bhơriu Pua ( Conh Pố)… n’đhơ căh âi cr’đơơng âng Đảng lâng râu k’đhơợng xay âng Mặt trận Việt Minh n’đhang đhị dhr’năng zêl tuh Pháp, đha nuôr chr’val Atiêng, chr’hoong Tây Giang âi chroi đoọng liêm chr’năp ooy bh’rợ trôông dâc k’tiêc k’ruung lâng tơơp gung dưr ting g’luh, đoọng tươc ooy pa chô chính quyền coh Cách mạng c’xêê T’cool c’moo 1945./.
Tộc họ Bhơriu với cao trào cứu quốc
CTV Bhơriu Quân
Bhơriu là một tộc họ của dân tộc Cơ Tu, cư trú chủ yếu ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và các huyện Nam Đông, Alưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Thời kỳ chống Pháp và Mỹ, tộc họ Bhơriu là những người tiên phong theo Cách mạng, thu hút các dòng tộc họ khác cùng tham gia đánh giặc giữ làng ở miền biên ải Tây Giang….
Vùng đất Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có địa hình hiểm trở, nhưng nằm giữa bản đồ Việt Nam nên thực dân Pháp đã chọn nơi đây để xây dựng các Đồn Atép, Zơ Mớ (Sa Mơ), Atu. Từ các Đồn này, thực dân Pháp mở đường qua huyện Nam Giang sang Lào và qua huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm 1904, thực dân Pháp thành lập đồn An Điềm với chiêu bài mở rộng tự do buôn bán giữa miền núi và đồng bằng, nhưng thực chất là để mua chuộc, dụ dỗ đồng bào dân tộc thiểu số, hạ uy thế và ảnh hưởng của thương lái người Kinh buôn bán với đồng bào Cơ Tu ở ngõ nguồn sông Cái và sông Bung. Năm 1909, thực dân Pháp lập đoàn khảo sát miền núi để làm đường, thăm dò, khai thác khoáng sản ở các sông Avương, sông Lăng của huyện Tây Giang; đồng thời thành lập hệ thống Cai đốc, chủ làng tại các thôn Zơ Mớ, Bha Ơr, Cr’veéh, Pơr’ning (xã Atiêng) để dụ dỗ và đàn áp, khủng bố những người chống lại chúng. Ở xã Atiêng, huyện Tây Giang bấy giờ, có ông Bhơriu Tưa, hơn 70 tuổi ở thôn Zơ Mớ, người có uy tín nhất vùng là người có công trong phong trào cách mạng đến thôn, bản. Ban đầu, ông Bhơriu Tưa thông qua tin tức của 02 người con trai là Bhơriu Tâm và Bhơriu Bhin thường xuyên xuống đồng bằng trao đổi hàng hóa đã kết nối phong trào cách mạng ở vùng Đại Lộc, đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào Cơ Tu. Năm 1936, thực dân Pháp huy động lực lượng ở huyện Tây Giang mở các con đường 13, 14 thường gọi là “xâu Giằng”. Lúc này, ông Bhơriu Tưa cùng 02 người con trai và các cháu của mình như Bhơriu Bhuông, Bhơriu Bhắh (bố của Bhơriu Prăm), Bhơriu Abul (bố của Bhơriu Brây),… kêu gọi bà con trong vùng đứng lên đấu tranh chống lại việc bị thực dân Pháp bắt đi phục dịch, lao động không công cho chúng bằng cách tấn công, hăm doạ dưới danh nghĩa "giặc mùa" (hình thức người của làng này đến giết người của làng khác); thậm chí dân làng thôn Zơ Mớ còn đâm chết hai tên giặc và cướp súng của chúng. Tháng Giêng năm 1937, một đội quân của Pháp đến làng Atép, xã Bhalêê, huyện Tây Giang lập đồn tại đây. Tiếp đó, chúng tiếp tục lên vùng đầu nguồn sông Avương lập thêm đồn Sa Mơ tại đất Achia (nay thuộc xã Lăng) nằm ngay cạnh bia đá có khắc chữ cổ. Sau đó, chúng cử tiếp các đội quân đi thị sát khu vực sông Pứt đến A Hoi (thuộc xã Gari) và dọc các con sông Lên, Ba Nao (thuộc xã Lăng). Sau cuộc thị sát, thực dân Pháp bắt tay xây một lô cốt và đưa quân đóng, canh gác theo mùa tại chân núi Tal Hi (thuộc xã Tr’hy).
Vào khoảng tháng 3 năm 1938, tại một khúc sông của Avương, ông Le Pichon, Đồn trưởng Sa Mơ bắt dân làng Zơ Mớ phát dọn, dựng giàn tre đi qua ục nước để chúng thuận tiện dùng vôi tô lại vết lõm, hoa văn trên đá để chụp ảnh. Ông Bhơriu Bhuông là người bị chúng bắt làm giàn tre qua ục nước rộng và sâu. Theo sự dặn dò của người anh là ông Bhơriu Bhắh, ông Bhơriu Bhuông đã lén cắm cọc tre nhọn phía dưới đáy ục nước, giàn tre làm vừa đủ cho quân lính đứng lên sau đó sẽ đổ, sập xuống và bị cọc tre đâm trúng. Đúng như dự tính, sau khi quân lính vừa đứng lên giàn tre để to vẻ hoa văn thì giàn tre liền đổ sụp, máu người và sơn màu đỏ chảy tràn ra cả dòng sông. Tuy nhiên, thực dân Pháp không dám tra tấn hay đánh ông Bhơriu Bhuông vì chúng sợ ông không chịu làm Xã làng (người đứng đầu làm tay sai cho thực dân Pháp để cai quản cả khu vực) theo ý chúng.
Năm 1939, thực dân Pháp thực hiện tàn sát, khủng bố dã man dân làng Tơr’liêng (xã Ating cũ, nay thuộc xã Lăng). Chúng giết tại chỗ ông Chron tại nhà, bắt và trói vào cột X’nur giữa làng 02 anh em Alăng Nguôi, và Alăng Ngơ. Sau đó, chúng tiếp tục truy giết cả làng Tơr’liêng. Trước sự truy giết hung tợn tàn bạo của quân lính Pháp, ông Bhơriu Tâm và ông Bhơriu Bhin cử các con về các thôn, bản thông tin và đưa bà con lên rừng lánh nạn một thời gian rồi tìm cách đánh trả lại.
Năm 1940, quân Pháp tại Đồn Sa Mơ áp đặt bộ máy cai trị, ép buộc ông Bhơriu Tâm và Bhơriu Bhin ra làm Xã làng nhưng thất bại, bởi đây là những người cao niên có uy tín, yêu nước, theo cách mạng. Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã đẩy đồng bào Cơ Tu chịu nhiều cảnh áp bức, bóc lột, bất công.
Tháng 3 năm 1945, các Đồn bốt của thực dân Pháp ở miền núi tỉnh Quảng Nam bị quân phát xít Nhật truy kích, bắt làm tù binh, một số lính chạy lên vùng đất Atiêng, Lăng, Axan tìm đường chạy sang Lào. Khi chúng chạy đến vùng đất thôn Zơ Mớ, Bha Ơr (xã Atiêng) đã bị 02 anh em Bhơriu Tâm và Bhơriu Bhin huy động các con phục kích đánh và giết nhiều tên địch, thu giữ nhiều vũ khí giao cho Mặt trận Việt Minh tại huyện Đại Lộc. Trong thời gian này, anh em tộc họ Bhơriu cùng với quân và dân các xã Tr’hy, Ch’ơm còn sang nước bạn Lào bao vây, cô lập, hỗ trợ đánh Pháp.
Tháng 7 năm 1945, ông Bhơriu Tâm và Bhơriu Bhin cùng các con và nhân dân xã Atiêng tổ chức đánh, đốt Đồn Zơ Mớ và giết chết tên chỉ huy của Pháp ngay tại trận và thu giữ nhiều vũ khí. Trận đánh này, đồng bào Cơ Tu chỉ dùng vũ khí thô sơ, dưới sự chỉ huy của các già làng, người có uy tín.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tộc họ Bh’riu xuất hiện nhiều cá nhân yêu nước, tiêu biểu như ông Bh’riu Bhuông (Cónh Lưn), Bh’riu Bhang (Cónh Líc), Bh’riu ABul (Cónh Brây), Bh’riu Bhứ/Joonh (Cónh Blai), Bh’riu Bhắh (Cónh Prăm), Bh’riu Pua (Conh Pố)… tuy chưa tiếp thu ảnh hưởng trực tiếp của Đảng và sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh nhưng qua thực tế đánh Pháp, nhân dân xã Atiêng, huyện Tây Giang đã góp phần xứng đáng vào cao trào cứu quốc và khởi nghĩa từng phần, tiến tới giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945./.
Viết bình luận