Pr’đươi âng a hứ ting cơnh y học t’mêê
Đọong zêl k’tặ
A hứ choom đoọng zêl cha groong căh cợ pa dứah k’tặ lâng k’tặ tu boọl tàu xe. Lalay lâng apêê za nươu bọol xe lơơng, a hứ doó choom bhrợ kiêng bếch lâng u goóh boóp. A hứ cung bơơn đươi dua đoọng pa dứah k’tặ crêê tước bhặ ca coon, pa dứah ung thư lâng tợơ ơy xang roóch phẫu thuật. Cơnh bhrợ pa xiêr k’tặ âng a hứ t’bhlầng pa đấh đhr’năng tiêu hoá, tu cơnh đếêc pa xiêr cr’chăl chr’na ặt đanh cóh p’lung.
Choom đoọng sát trùng, pa xiêr ca ay, zêl viêm
A hứ bơơn đươi đoọng zêl nhiêm trùng c’lâng luôn lâng rau căh liêm âng boọl chr’na đh’nắh. Bêl ca ay mr’loọng cắh cợ ca ay k’niêng choom k’bọom lâng bha nhai bơr pêê c’lát a hứ t’mêê đoọng pa xiêr ca ay. Trà a hứ puíh nắc đươi dua đoọng pa dứah ca ay a’cọ lâng ca ay luônh bêl tước c’xêê âng apêê pân đil. M’jứah lâng đếêc a hứ cung choom bhrợ pa xiêr ca ay lâng pa dứah mr’nịt n’hang.
Choom đoọng bhrợ puíh a chắc lâng pa liêm c’lâng a ham
Âm muy chom trà a hứ púih bêl pleng cha kệêt nắc a hêê bơơn xợơng ngăn púih âng a hứ coh a chắc, tu a đoo choom bhrợ ta bhứah c’lâng a ham đhị tr’pang dzung lâng tr’pang têy hêê. A hứ căh muy bhrợ ngăn a chắc a rang nắc dzợ choom zêl k’hir, k’oóh đha mâl buôn lưm.
Đọong zêl khối u
Apêê pa chắp lêy xoọc đâu pa căh moon nắc a hứ lâng tinh dầu a hứ choom zêl apêê khối u, ung thư đại trực tràng, đăh đâu dzợ bơơn pa chắp lêy ghít lấh mơ dzợ. Đhơ cơnh đếêc, căh choom căh moon a hứ nắc muy rau za nươu choom zêl apêê cr’ay ung bướu
Cơnh đươi dua a hứ
Cóh chr’na đh’nắh, a pul hứ buôn đươi dua t’mêê căh cợ nắc bột a hứ đoọng bhrợ zr’ma, zooi bhrợ ta bil rau k’heng âng chr’na t’mêê hất, bhrợ đha hum lấh lâng bhrợ pa yêm chr’na đh’nắh. A hứ t’mêê doó lấh u há, bêl đươi dua nắc clát ting c;lát căh cợ clóh nhar. A hứ goóh nắc đha hum lâng há lấh, choom đươi dua đhị đanh đươnh ha dang năl cơnh zư đớc. Bột a hứ nắc vêy ta đươi dua cóh apêê chr’na cơnh súp, cà ri, bánh boóh…
Cóh y học ty đanh, a hứ bơơn đươi dua bấc cơnh lâng bhrợ têng cung bấc cơnh: a hứ t’mêê, a hứ goóh, a hứ boóh, a hứ boóh khía cơnh k’chắh, k’đóh a hứ goóh. Lêy hau cr’ay nắc pa day pa dứah lâng luúc lâng rau lơơng đoọng crêê cơnh.
T’ngay đâu, apêê đươi dua a hứ t’mêê căh cợ bột goóh, căh cợ nắc tinh dầu đoọng pa dứah rau cr’ay buôn lưm đhị đong cơnh zệê đác, âm cơnh trà, xứt a chắc, trâm họom… Lâng apêê pr’đươi ta bhrợ tợơ a hứ bơơn ta bhrợ cơnh pr’đhang pr’đươi chức năng căh cợ za nươu, nắc bêl đươi dua lêy cơnh pa too pa choom xrắ cóh pr’đươi n’nặc căh cợ ting cơnh pa too moon âng apêê pa dứah đh’réh cr’ay./.
Gừng gia vị quen thuộc, có tác dụng không ngờ
Theo suckhoedoisong.vn
Gừng là một trong những hương vị ẩm thực phổ biến nhất trên thế giới. Mùi thơm mạnh mẽ, vị cay nồng nàn của gừng là một yếu tố thiết yếu trong các món ăn Ấn Độ, Thái Lan. Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng trong việc chữa bệnh.
Tác dụng của gừng theo y học hiện đại
Tác dụng chống nôn
Gừng có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và nôn do say tàu xe. Khác với nhiều loại thuốc chống say tàu xe tân dược, gừng không gây buồn ngủ và khô miệng. Gừng cũng được sử dụng để điều trị buồn nôn liên quan đến mang thai, hóa trị ung thư và sau khi phẫu thuật. Cơ chế làm giảm buồn nôn của gừng là đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, do đó giảm thời gian thức ăn nằm lại trong dạ dày.
Tác dụng sát trùng, giảm đau, chống viêm
Gừng được dùng để chống nhiễm trùng đường tiêu hóa và ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm. Khi đau họng hay đau răng có thể ngậm và nhai vài lát gừng tươi để giảm đau. Trà gừng nóng được sử dụng để điều trị đau đầu và đau bụng kinh nguyệt. Cùng với đó gừng cũng có tác dựng giảm đau nhức khớp, điều trị viêm khớp.
Tác dụng làm ấm cơ thể và cải thiện tuần hoàn
Uống một tách trà gừng nóng vào lúc thời tiết lạnh và bạn sẽ cảm nhận rõ sự ấm nóng của gừng, vì nó làm cải thiện sự lưu thông bằng cách giãn nhẹ các mạch máu ở bàn chân và bàn tay. Trà gừng không những làm ấm cơ thể mà còn có tác dụng chống cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Tác dụng chống lại khối u
Các nghiên cứu hiện nay đang ra chỉ ra rằng gừng và tinh dầu gừng có thể ngừa các khối u, ung thư đại trực tràng, vấn đề này còn đang được nghiên cứu sâu hơn nữa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận gừng là một loại dược liệu tiềm năng để phòng chống các bệnh ung bướu.
Cách sử dụng gừng
Trong ẩm thực, củ gừng thường được dùng tươi hoặc bột gừng để làm gia vị, giúp khử mùi hôi tanh của thực phẩm sống, tăng hương vị và làm cân bằng nhiều món ăn. Gừng tươi có vị ít mạnh nhất, khi dùng thường được thái lát, thái sợi hoặc đập dập. Gừng khô có hương vị mạnh và bảo quản được lâu dài. Gừng khô, gừng khô nghiền bột được sử dụng trong các món súp, cà ri, bánh nướng…
Trong y học cổ truyền, gừng được dùng đa dạng với nhiều dạng bào chế như: gừng tươi, gừng khô, gừng lùi, gừng nướng thành than, vỏ gừng khô… Tùy vào mục đích chữa bệnh mà sử dụng và pha chế thích hợp.
Ngày nay, người ta sử dụng gừng ở dạng tươi hoặc bột khô hoặc tinh dầu để chữa bệnh đơn giản tại nhà (đun nước, hãm trà, xoa bóp, ngâm tắm…). Đối với các chế phẩm từ gừng dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc, cần phải dùng theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm hoặc theo chỉ định của thầy thuốc./.
Viết bình luận