Bhiệc bhan “Hi’dưm văn hoá zâp acoon cóh Quảng Nam đhị phố ty Hội An” bơơn ta bhrợ g’lúh tr’nơợp moót c’xêê 6 c’moo 2017 ooy pazêng Festival c’cir Quảng Nam lâng xa’nay bh’rợ âng manứih Cơ Tu âng chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang. Tơợp tơợ đêếc, zâp g’lúh tr’cuôl âm lịch zâp c’xêê, zâp c’bhúh nghệ nhân, diễn viên acoon cóh Cor âng chr’hoong Bắc Trà My, Xê Đăng âng chr’hoong Nam Trà My, Cơ Tu âng chr’hoong Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang lâng Bhnông cóh chr’hoong Phước Sơn nắc ơy tr’xăl xiêr ooy phố ty bhrợ têng hi’dưm văn hoá âng acoon cóh đay. Nâu đoo nắc râu bh’rợ chr’nắp tr’nơợp âng nhiếp ảnh gia Pháp Reahan bơơn chính quyền tỉnh Quảng Nam lêy đươi bhrợ.
(Nhạc)
Ting lêy zâp c’bhúh nắc vêy k’dâng 40 nghệ nhân, diễn viên âng đơơng zâp râu pr’hoọm văn hoá pr’hay chr’nắp cóh vel đông đoọng chi’ớh p’cắh ha ta’mooi lêy. Zâp c’bhúh nâu zêng vêy râu ra’văng liêm gít ooy xa’nập xập, tr’coọ xa’nưl, bhrợ padưr pachoom đợ pr’hát dân ca, dân vũ, p’têết pazưm xa’nay bh’rợ liêm gít bêl k’noọ lướt chi’ớh. Xa’nay bh’rợ chi’ớh âng zâp c’bhúh nâu dzợ bơơn xay moon, p’cắh pậ bhứah, xay moon lâng 2 p’rá Việt lâng p’rá Anh đoọng ta’mooi năl gít. Tu cơnh đâu, đợ t’ngay tr’cuôl tơợ bêl vêy bhiệc bhan “Hi’dưm văn hoá zâp acoon cóh”, đợ mơ ta’mooi chô ooy phố ty Hội An bấc lấh mơ.
Đợ mơ tiết mục cơnh múa ka đáo, tr’thi n’toong chiing âng manứih Cor, múa tân tung da dặ, prá pr’ma, bhrợ bh’noóch âng manứih Cơtu, pr’hay chr’nắp n’jưl đhêl âng manứih Xê Đăng... taluôn pr’hay t’pấh ta’mooi, lấh mơ nắc ta’mooi đắh k’tiếc k’ruung lơơng. Ta’mooi chắp kiêng ắt pazưm đh’rứah lâng pr’múa âng đhanuôr zâp acoon cóh cắh cậ đh’rứah pấh bhrợ zâp bh’rợ lêy cha’mêết bhrợ têng clóh ha’roo, âm ha’roo, chr’ớh bh’lêê bh’la... Xang bêl lêy cha’mêết chi’ớh, ta’mooi nắc dzợ bơơn ta cher đoọng hun pr’hêl chr’nắp liêm cơnh 2, 3 c’nắt a’tao cắh cậ 2, 3 a’vị cuốt, a’vị hor ta bhrợ toợ cha’nêếh chóh cóh ha’rêê. Lâng vêy zăng bấc ta’mooi lêy ặt chi’ớh, chấc lêy năl lâng câl zâp pr’đươi thủ công mỹ nghệ, pr’đươi âng đhanuôr đương pa’câl. Zêng lêy zâp pr’đươi pr’dua cơnh tinh dầu quế, a’băng t’priêng, lêệng t’priêng, cha’nêếh ha’rêê,,, đợc pa câl liêm đấh lấh.
Lêy xa’nay bh’rợ “Hi’dưm văn hoá acoon cóh Cor” âng chr’hoong Bắc Trà My bơơn ta bhrợ hi’dưm tr’cuôl c’xêê 1 âm, bêl tơợp c’moo 2018. T’coóh Chris Kirtey, mưy ta’mooi pấh đắh k’tiếc k’ruung Úc moon:
Pa bhlâng pr’hay lướt chi’ớh cóh Hội An lâng bơơn lêy c’bhúh apêê manứih Cor chi’ớh. Múa chiing cha’gâr, nắc đoo zâp pr’múa bh’lêê bh’la cắh bool lêy hân đhơ cơnh đêếc pr’hay cắh dzợ cơnh. Zâp bh’nơơn pr’đươi tơợ crâng dading âng apêê nắc cắh bool lêy, đông a’mát lêy cơnh c’cọ đhêl, hân đhơ cơnh đêếc nắc vêy bấc râu pr’đươi chr’nắp.
Cung cơnh zâp acoon cóh đhi noo lơơng cóh prang k’tiếc k’ruung, manứih Cor, Cơ Tu, Xê Đăng, Bhnông... cóh Quảng Nam zêng vêy đợ văn hoá lalay chr’nắp. Hân đhơ cơnh đêếc, âng đơơng văn hoá k’coong ch’ngai xiêr phố đoọng xay moon p’cắh đoọng ha ta’mooi nắc mưy râu vinh dự lâng tự hào lâng apêê. Đh’rứah pấh bhrợ lâng c’bhúh nghệ nhân, diễn viên manứih Cor âng chr’hoong Bắc Trà My, nghệ nhân Dương Trinh moon:
Zâp acoon cóh zêng vêy đợ chr’nắp văn hoá lalay. Râu liêm chr’nắp lalay bhlâng âng manứih Cor dzợ nặc p’rá, tr’coọ xa’nưl, đợ chiing cha’gâr, n’jưl đhêl, bhrợ p’cắh zâp j’niêng cr’bưn lơơng. Pa bhlâng vinh dự nắc bêl đâu acu bơơn chi’ớh, xay moon pr’hoọm văn hoá acoon cóh Cor âng zi tước lâng ta’mooi, lấh mơ nắc ta’mooi đắh k’tiếc k’ruung lơơng. Acu pa bhlâng rơơm kiêng nắc bhiệc bhan cơnh đâu bhrợ têng taluôn lấh đoọng zâp acoon cóh cơnh azi vêy g’lúh bhrợ padưr, zư đợc zâp pr’hoọm văn hoá nắc ma bil pất, đoọng zư lêy liêm nhâm lâng padưr pa’xớc lấh.
Lâng đợ manứih bhrợ bh’rợ văn hoá, acoon cóh đhị zâp chr’hoong k’coong ch’ngai, bhiệc bhrợ têng “Hi’dưm văn hoá zâp acoon cóh đhị phố ty Hội An” nắc bh’rợ chr’nắp ooy đắh bh’rợ zư lêy, p’cắh văn hoá. T’coóh A Lăng Arấy, Giám đốc Trung tâm văn hoá thông tin-Thể thao chr’hoong Tây Giang moon:
Ooy zâp g’lúh pấh bh’rợ Hi’dưm văn hoá Cơ Tu đhị thành phố Hội An, acu lêy ta’mooi chắp kiêng, hơnh déh lâng đợc lơi bấc râu pr’hay chr’nắp laliêm. Bh’rợ nâu chr’nắp bhlâng, zúp đoọng ha vel đông t’bhlâng padưr, zư lêy đợ pr’hoọm văn hoá phi vật thể cơnh tr’cooj xa’nưl, pr’hát pr’múa, chiing cha’gâr âng manứih Cơ Tu. Lâng bh’rợ nâu cung nặc g’lúh đoọng chi’ớh p’cắh văn hoá, prá xay đắh văn hoá âng zâp acoon cóh, lấh mơ nắc âng zâp zr’lụ k’tiếc.
Bhiệc bhan “Hi’dưm văn hoá zâp acoon cóh Quảng Nam đhị phố ty Hội An” bơơn ta bhrợ tr’xăl liêm pr’hay, bhrợ padưr mưy râu chr’nắp liêm ooy bh’nơơn du lịch t’mêê, t’pấh ta’mooi, lâng cung ơy p’cắh bấc bh’nơơn liêm choom ooy plêệng k’tiếc, acoon manứih lâng văn hoá âng k’tiếc Quảng. zên đoọng ha zâp tổ chức mơ lấh 60 ực đồng, hân đhơ cơnh đêếc nắc liêm chr’nắp zêng bơơn k’đươi xã hội hoá. T’coóh Nguyễn Hai, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Quảng Nam đoọng năl:
Hân đhơ azi bhrợ têng bh’rợ cơnh đêếc, nắc đắh cơ quan Nhà nước nắc dọo bil zên bạc râu rị. Azi dưr dzoọng xã hội hoá lứch. Cơnh bhiệc lêy bồi dưỡng đoọng ha zâp nghệ nhân nắc azi k’đươi moon nhiếp ảnh gia Rehahn đoọng zên bồi dưỡng lâng bhrợ pr’đơợ ooy đắh mặt bằng đoọng đhanuôr chi’ớh, ha dợ đhị cha, ặt bếch, lướt vốch đoọng ha zâp c’bhúh apêê nâu nắc k’đươi moon đhị zr’lụ đhêy ắt Anantara k’rang lêy bhiệc nâu.
Cung ooy bhiệc nâu p’cắh đhị phố ty Hội An, ta’mooi vêy cr’noọ tự chấc lêy tước đhị ắt âng zâp chủ thể văn hoá đoọng chấc lêy. Đợ mơ ta’mooi tự chấc lêy tước đhị zâp c’năl cơnh Vel văn hoá ty chr’nắp Cơ Tu, chr’val A Tiêng, chr’hoong Tây Giang, vel văn hoá cộng đồng Bhờ Hôồng, chr’val Sông Kôn, vel taanh dzặc n’đoóh a’doóh Đhrông, chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang... nắc ơy dưr dzoọc bấc, chrooi pa’xoọng bhrợ padưr pa’xớc du lịch cộng đồng đhị zâp vel đông k’coong ch’ngai nâu. Râu lalua nâu p’cắh mưy râu bhiệc nắc Zư lêy văn hoá cắh nặc đoọng zư lêy mưy padưr, bhrợ đoọng padưr pa’xớc du lịch, âng đơơng cớ pr’ắt tr’mung kinh tế đoọng ha đhanuôr zâp acoon cóh cóh k’coong ch’ngai.
(Nhạc)
Lấh mơ râu chi’ớh tr’xăl zâp g’lúh âng zâp c’bhúh nghệ nhân, diễn viên manứih Cơ Tu, Cor, Xê Đăng... âng zâp chr’hoong k’coong ch’ngai Quảng Nam, k’noọ tước đâu, Ban tổ chức nắc k’noọ lêy k’đươi moon râu pấh bhrợ âng zâp acoon cóh đhi noo liêm chr’nắp cóh zr’lụ Việt Bắc, Tây Nguyên lâng gr’hoót đợc nắc âng đơơng bấc râu pr’hay chr’nắp t’mêê đoọng ha ta’mooi lêy chô ooy phố ty. Ha dợ g’lúh bhiệc bhan Vu lan hi’dưm tr’cuôl c’xêê 7 âm lịch c’moo đâu, nắc t’ngay 25/8/2018, bhiệc bhan “Hi’dưm văn hoá zâp acoon cóh Quảng Nam đhị phố ty Hội An” nắc xa’nay bh’rợ chi’ớh k’rong pazưm âng zâp nghệ nhân, diễn viên tước tơợ zâp chr’hoong Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My lâng Phước Sơn lâng zâp thành phần acoon cóh Cơ Tu, Cor, Xê Đăng lâng Bhnoong./.
ĐƯA VĂN HÓA VÙNG CAO XUỐNG PHỐ
Vào rằm âm lịch hằng tháng, ngành du lịch lại tổ chức sự kiện “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam tại phố cổ Hội An”. Hoạt động này được duy trì rất bài bản với kinh phí tổ chức hoàn toàn được huy động xã hội hóa, vừa tạo ra sản phẩm du lịch mới ấn tượng vừa góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Ghi nhận về hiệu quả đa chiều từ sản phẩm du lịch này, Cộng tác viên Nguyễn Văn Bình có bài viết sau, mời bà con và các bạn cùng theo dõi.
# Sự kiện “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam tại phố cổ Hội An” được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017 trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam với chương trình của người Cơ Tu thuộc huyện vùng cao Tây Giang. Kể từ đó, cứ vào mỗi dịp ngày rằm (âm lịch) hằng tháng, các đoàn nghệ nhân, diễn viên dân tộc Cor của huyện Bắc Trà My; Xê đăng của huyện Nam Trà My; Cơ Tu của các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang và Bhnoong của huyện Phước Sơn đã luân phiên về phố cổ tổ chức đêm văn hóa của dân tộc mình. Đây là sáng kiến ban đầu của nhiếp ảnh gia Pháp Reahan được chính quyền tỉnh Quảng Nam ủng hộ.
(Nhạc núi rừng)
Bình quân mỗi đoàn có khoảng 40 nghệ nhân, diễn viên mang theo các bản sắc văn hóa bản địa đặc sắc nhất để trình diễn phục vụ du khách . Các đoàn đều có sự chuẩn bị rất chu đáo về trang phục, nhạc cụ; khôi phục, tập luyện những tiết mục dân ca, dân vũ, kết nối chương trình rất kỹ lưỡng trước khi trình diễn chính thức. Chương trình biểu diễn của các đoàn còn được giới thiệu, quảng bá rộng rãi, thuyết minh song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh để du khách nắm bắt, trải nghiệm. Nhờ đó, những ngày rằm từ khi có sự kiện “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số”, lượng du khách đến với phố cổ Hội An luôn tăng nhanh.
Những tiết mục như múa ka đáo, đấu chiêng của người Cor; múa tung tung da dá, nói lý – hát lý của người Cơ Tu, độc đấu đàn đá của người Xê đăng…luôn hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Du khách thích thú hòa cùng vòng múa của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm như giã gạo, sàng thóc, trò chơi dân gian....Sau khoảnh khắc trải nghiệm, du khách còn được tặng những món quà dân dã như đôi ba khúc mía hay vài chiếc bánh sừng trâu, cơm lam làm từ gạo nếp rừng. Và có khá nhiều du khách nán lại tham quan, tìm hiểu và mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông thổ, sản của mỗi đoàn bày bán. Hầu hết các mặt hàng như tinh dầu quế, măng khô, thịt khô, gạo rẫy… đều bán hết rất nhanh.
Xem chương trình “Đêm văn hóa dân tộc Cor” của huyện Bắc Trà My được tổ chức vào đêm rằm tháng Giêng, hồi đầu năm 2018, ông Chris Kirtey, một du khách đến từ nước Úc nói:
“Thật là phấn khích khi đến thăm Hội An và được xem đoàn người Cor trình diễn. Múa cồng chiêng và đấu chiêng ư, đó là các điệu nhảy dân gian lạ lẫm nhưng hấp dẫn lắm. Các sản phẩm, sản vật từ rừng núi của họ rất lạ, sáp ong giống như sỏi đá nhưng lại có nhiều tác dụng, thật tuyệt vời”.
Cũng như các dộc tộc thiểu số anh em khác trên cả nước, người Cor, Cơ Tu, Xê đăng, Bhnoong… ở Quảng Nam đều có những nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc. Thế nhưng, đem văn hóa vùng cao xuống phố để giới thiệu cho du khách là một niềm vinh dự và và tự hào đối với họ. Cùng tham gia trình diễn với đoàn nghệ nhân, diễn viên người Cor của huyện Bắc Trà My, nghệ nhân Dương Trinh bày tỏ:
“Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng. Đặc trưng đặc biệt nhất của người Cor vẫn là ngôn ngữ, âm nhạc, giai điệu, tiết tấu cồng chiêng, đàn đá, tái hiện các phong tục tập quán khác. Thật vinh dự là hôm nay tôi được trình diễn, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Cor của chúng tôi đến với du khách, mà nhất là khách du lịch quốc tế. Tôi thật sự mong muốn là sự kiện như thế này được tổ chức thường xuyên hơn để các dân tộc thiểu số như chúng tôi có cơ hội khôi phục, duy trì các bản sắc văn hóa đã bị mai mọt, nhằm giữ gìn bền lâu và phát triển hơn”.
Với những người làm công tác văn hóa, dân tộc tại các huyện vùng cao, việc tổ chức “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số tại phố cổ Hội An” là hoạt động rất thiết thực trong công tác bảo tồn, quảng bá văn hóa. Ông Alăng Arấy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể thao huyện Tây Giang chia sẻ:
“Qua các đợt tham gia hoạt động Đêm Văn hóa Cơ Tu tại thành phố Hội An, tôi thấy du khách rất yêu thích, khen ngợi và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Hoạt động này rất bổ ích, giúp cho địa phương tiếp tục phát huy, bảo tồn, giữ gìn những bản sắc văn hóa phi vật thể như dân nhạc, dân ca, dân vũ; rồi là múa hát, đánh trống, đánh chiêng của người Cơ Tu. Đồng thời, hoạt động này cũng là cơ hội để giao lưu văn hóa, trao đổi văn hóa của các dân tộc đặc biệt là giữa các vùng miền”.
Sự kiện “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam tại phố cổ Hội An” được luân phiên tổ chức đã tạo được dấu ấn về một sản phẩm du lịch mới lạ, thu hút du khách; đồng thời cũng đã quảng bá rất hiệu quả về mảnh đất, con người và văn hóa đa dạng của xứ Quảng. Chi phí cho mỗi lần tổ chức khoảng hơn 60 triệu đồng nhưng hoàn toàn được huy động xã hội hóa. Ông Nguyễn Hai, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Nam cho hay:
Mặc dù chúng tôi tổ chức quy mô như vậy nhưng về phía các cơ quan Nhà nước thì không tốn đồng nào. Chúng tôi đứng ra xã hội hóa hết toàn bộ. Chẳng hạn như việc bồi dưỡng cho các nghệ nhân thì chúng tôi huy động nhiếp ảnh gia Réhahn bỏ tiền ra bồi dưỡng và tạo điều kiện về mặt bằng để bà con trình diễn; còn ăn, uống, ngủ, nghỉ, vận chuyển, đi lại cho cac đoàn thì huy động Khu nghỉ dưỡng Anantara lo việc đó”.
Cũng thông qua việc quảng bá tại phố cổ Hội An, du khách có nhu cầu tự tìm đến tận nơi cư trú của các chủ thể văn hóa để tìm hiểu, trải nghiệm. Lượng du khách tự tìm đến các địa danh như Làng Văn hóa truyền thống Cơ Tu, xã A Tiêng, huyện Tây Giang; Làng Văn hóa cộng đồng Bhờ Hôồng, xã Sông Kôn, làng dệt thổ cẩm Đhrôồng, xã Tà Lu huyện Đông Giang… đã tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương miền núi này. Thực tế đang khẳng định một điều là: Bảo tồn văn hóa không phải là để cất giữ mà là để phát huy, phục vụ phát triển du lịch, đem lại đời sống kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.
(Nhạc vùng cao)
Ngoài sự trình diễn luân phiên định kỳ của các đoàn nghệ nhân, diễn viên người Cơ Tu, Cor, Xê đăng… của các huyện miền núi Quảng Nam, sắp tới, Ban Tổ chức dự kiến mời gọi sự tham gia của các dân tộc anh em tiêu biểu ở khu vực Việt Bắc, Tây Nguyên và hứa hẹn sẽ đem lại sự hấp dẫn mới cho du khách khi đến với phổ cổ. Riêng dịp lễ Vũ lan vào đêm rằm tháng 7 (âm lịch) năm nay, tức ngày 25 tháng 8 năm 2018, sự kiện “Đêm Văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam tại phố cổ Hội An” sẽ là chương trình biểu diễn tổng hợp của các nghệ nhân, diễn viên đến từ các huyện Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Phước Sơn với các thành phần dân tộc Cơ Tu, Cor, Xê đăng và Bhnoong.... ./.
Viết bình luận