Arất Chân –Ma nưih p’têêt pa dưr loom chăp kiêng văn hóa Cơ Tu
Thứ tư, 00:00, 18/03/2020
Bâc c’moo p’zay lâng râu chăp kiêng chiing cha gâr lâng tân tung da dă âng acoon coh, bh’rợ chăp kiêng cha gâr chiing âi dưr vaih poong p’têêt đoọng t’cooh A rất Chân, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế dưr vaih ma nưih pa choom đoọng cha gâr chiing, tân tung da dă đoọng ha lang p’niên coh vel bhươl. Cơnh lâng rơơm kiêng zư đơc râu liêm chr’năp âng văn hóa ty đanh acoon coh Cơ Tu, t’cooh Chân ta luôn t’bhlâng pa choom đọong ng’cơnh đhưưng xí, tân tung da dă đoọng ha bâc lang p’niên, đoọng xa nul cha gâr chiing âng acoon coh Cơ Tu ăt dưr chr’val ting c’moo c’xêê.

“Bâc pr’zớc p’niên coh chr’hoong Nam Đông xooc đâu căh năl đhưưng xí, căh choom tân tung da dă, căh năl tươc đh’niêng bh’rợ liêm chr’năp âng đha nuôr Cơ Tu dzợ. Râu đêêc, ta luôn k’tá loom cu t’bhlâng bhrợ n’hâu đoọng zooi văn hóa ty đanh ây hêê ma mông cớ.”

Nắc đoo năc râu xay moon âng t’cooh A rất Chân, c’moo đâu 45 c’moo, ma nưih Cơ Tu coh vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năc muy acoon Cơ Tu, a đoo t’luôn căh yêm ăt tơt bêl lêy bâc p’niên  n’đhơ năc ga rứa căh dzợ ngai lâh năl tươc văn hóa ty đanh âng acoon coh đay. T’cooh A rất Chân moon, pr’ăt tr;mông âng đha nuôr Cơ Tu coh Thượng Lộ nâu câi âi z’zăng lâh. Đợ đhr’nong đong đh’rơơng âi r’dợ bơơn xăl lâng apêê đhr’nong đong xây cha pợ ngói ga măc ga mai. Đha nuôr công căh dzợ lâh đươi dua xa nập acoon coh, apêê tr’coó xa nul, n’đhơ ta pêêh oih, c’loh công căh ngai đươi dua dzợ. Apêê đoo nắc zêng đươi dua pr’đươi hiện đại, xâp xa nập cơnh xooc đâu,...  bâc ngai dzợ đơơng pa câl apêê tr’coó xa nul âng acoon coh.

T’cooh Chân moon, l’lăm a hay, c’la đoo công căh châc năl đhưưng xí a ôt. Muy chu pr’đọong lêy pa căh pr’hoọm văn hóa acoon coh Việt Nam đhị truyền hình, a đoo năc ha dợ c’jệ lâng pa chăp, văn hóa Cơ Tu công vêy bâc c’leh liêm pr’hay choom zư đơc lâng pa dưr. Tơợ đêêc, a đoo châc lêy đợ ma nưih coh vel đong dzợ bơơn năl ooy văn hóa Cơ Tu đoọng pa choom. N’đhơ năc, t’cooh tươc apêê chr’hoong pr’zơc cơnh Đông Giang, Tây Giang âng tỉnh Quảng Nam lâng A lưới âng tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng pa choom ng’cơnh đhưưng xí, tân tung da dă, hat đợ pr’hat Cơ Tu... Bơơn râu zooi đoọng âng pr’loọng đong, pr’zơc chr’ơh lâng pa bhlâng năc apêê t’cooh vel, a đoo năc âi tơơp pa choom động ha pêê ngai chăp kiêng chiing cha gâr đhị đong đay. R’dợ, lớp pa choom đhưưng xí bơơn băr dzang tươc prang chr’val Thượng Lộ. C’moo 2017, chr’hoong Nam Đông bhrợ pa dưr Đề án “ Zư đơc văn hóa ty đanh Cơ Tu cr’chăl 2017-2020”, lơp pa choom đoọng tr’coó xa nul, pr’hat pr’mua bơơn bhrợ t’vaih tươc 6 chr’val vêy đha nuôr Cơ Tu ăt ma mông. Tơợ đâu, t’cooh đh’rưah lâng hắt apêê n’lơơng coh vel đong vêy p’xoọng pr’đơợ pa choom đoọng đợ z’leh văn hóa âng acoon coh đay ha lang p’niên.

A đhi Hồ Trung Nguyên, 17 c’moo, ăt coh vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ xay moon: K’noọ 1 c’xêê đâu, âi tươc 7 giờ ha dum, a đhi dhd’rưah lâng pr’zơc tơợ 10-17 c’moo coh apêê vel âng chr’val Thượng Lộ k’rong ăt đhị hội trường Ủy ban nhân dân chr’val đoọng ting pâh pa choom đhưưng xí âng thầy A rất Chân:“ T’mêê năc căh choom đhưưng, k’đhap bhlâng. N’đhang bơơn thầy Chân pa choom đoọng lưch loom, căh muy pa choom coh lơp, zâp chu doó tr’vâng thầy công tươc đong đọong pa choom ha cu. R’dợ a cu lêy công kiêng lâng t’bhlâng pa choom đoọng. Nâu câi a cu âi choom đhưưng xí tr’bứi.”

Âi k’noọ 4 c’moo đâu, t’cooh A rất Chân tiing pâh pa choom đoọng đhưưng xí, tân tung da dă đoọng ha đah nuôr Cơ Tu âng chr’hoong Nam Đông bhrợ têng cơnh llâng k’ha riêng cha năc ting pâh. Apêê ngai pa choom l’lăm năc âi vêy choom ting pâh dh’rưah lâng t’cooh moot ooy c’bhuh ma nưih pa choom đoọng ha pêê lang t’tun. A moó Hồ Thị Hương, vel Cha Măng, chr’val Thượng Lộ hâng hơnh:“ Cu choom da dă năc công đươi vêy a noo Arất Chân pa choom đoọng. a cu kiêng bhlâng da dă, pr’hay. Bêl căh âi choom da dă xơợng xa nul chiing cha gâr năc đhêêng xơợng prhay a năm. Nâu câi choom ă da dặ, zâp bêl xơợng năc a chăc a zân ca coot kiêng da dă. Acu ting pâh pa choom đoọng ha pêê a đhi, a pêê a chau da dă. Lêy apêê a đhi âi choom da dă, loom luônh hâng hơnh bhlâng.”

T’cooh Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Nạm Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, t’cooh A rất Chân năc muy coh hăt ngai năl bâc lâng lưch loom lâng văn hóa ty đanh acoon coh. T’cooh bơơn lêy năc ma nưih bha lâng đoọng zooi chr’hoong công cơnh đha nuôr Cơ Tu zư đơc đợ râu chr’năp âng văn hóa ty đanh acoon coh:“A noo Arất Chân năc ma nưih chăp kiêng lâng lưch loom lâng văn hóa ty đanh acoon coh. A noo công năc ma nưih ting pâh xay moon kiêng chr’hoong bhrợ pa dưr Đề án “Zư đơc vel văn hóa ty đanh đha nuôr Cơ Tu” đhị vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ. A noo ta luôn căh yêm ăt coh bh’rợ zư đơc lâng pa dưr văn hóa acoon coh. Bâc c’moo ha nua, chr’hoong Nam Đông âi bơơn bhrợ 7 lớp pa choom pr’hat, pr’mua liêm choom năc côn đươi vêy apêê nghệ nhân lưch loom pa choom đoọng cơnh a noo Arất Chân.”

Đươi t’cooh A rất Chân lâng bâc t’cooh vel n’lơơng năl bâc ooy văn hóa, bâc c’moo đăn đâu, xa nul chiing cha gâr âi dưr chr’va coh apêê t’ngay bhiêc bhan ga măc âng đha nuôr Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông; apêê bhr’ươr ba booch, bh’nooch lâng đợ pr’múa ty đanh ca dzriing ting xa nul chiing cha gâr công bơơn pa dưr r’dợ. T’cooh A rất Chân bh’nhăn bhui har bêl lêy lang p’niên CƠ Tu xooc đâu âi năl đhưưng xí, tân tung da dă công cơnh kiêng t’bhlâng zư đớc lâng pa dưr văn hóa acoon coh đay./.

A rất Chân- Người truyền lửa đam mê văn hóa Cơ Tu

( Alăng Lợi)

Nhiều năm kiên trì với niềm đam mê trống chiêng và điệu múa tân tung da dă của dân tộc, cái duyên với “nghề” trống chiêng đã trở thành cầu nối để ông A rất Chân, xã Thượng Lộ, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành người truyền dạy đánh trống chiêng, múa tân tung da dă cho thế hệ trẻ trong bản làng. Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu, ông Chân luôn cố gắng truyền dạy cách đánh trống chiêng, múa tân tung da dă cho thật nhiều bạn trẻ, để tiếng trống chiêng của dân tộc cơ Tu vang mãi đến tận mai sau.

Nhiều các bạn trẻ ở huyện Nam Đông hiện nay không biết đánh trống chiêng, không biết múa tân tung da dă, không biết đến nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu nữa. Điều đó luôn thôi thúc tôi phải làm gì đó để giúp văn hóa truyền thống mình sống lại.”

 Đó là lời chia sẻ của ông A rất Chân, năm nay 45 tuổi, dân tộc Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Là một người con Cơ Tu, ông luôn trăn trở khi ngày càng có nhiều bạn trẻ và thậm chí những người trung niên không còn biết đến văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ông A rất Chân bảo, cuộc sống của bà con Cơ Tu ở Thượng Lộ nay đã khấm khá hơn rất nhiều. Những ngôi nhà sàn đã dần được thay thế bằng các ngôi nhà xây lợp ngói khang trang, kiên cố. Bà con cũng bỏ dần những đồ dùng sinh hoạt, trang phục, hay các loại nhạc cụ dân tộc mình, thậm chí bếp lửa, cối giã gạo cũng chẳng ai dùng tới nữa. Họ bắt đầu dùng những đồ hiện đại, mặc quần áo thời trang,…Thậm chí nhiều người đã đem bán đi các loại nhạc cụ truyền thống.

Ông Chân thổ lộ, trước đây, chính bản thân ông cũng không hề biết đánh trống đánh chiêng. Một lần tình cờ xem chương trình sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam trên truyền hình, ông mới chợt nhận ra rằng, văn hóa Cơ Tu cũng nhiều nét đặc sắc cần được lưu giữ và phát huy. Từ đó, ông tự đi tìm nghệ nhân còn ít ỏi trên địa bàn am hiểu về văn hóa Cơ Tu để học hỏi. Thậm chí ông đến tận các huyện bạn như Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế để học tập cách đánh trống chiêng, múa tân tung da dă, hát các làn điệu dân ca... Được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực của các già làng, ông bắt đầu tổ chức dạy cho những người yêu văn hóa trống chiêng tại nhà riêng của mình. Dần dần, lớp học trống chiêng được lan tỏa khắp xã Thượng Lộ. Năm 2017, huyện Nam Đông xây dựng  Đề án “ Bảo tồn văn hóa truyền thống Cơ Tu giai đoạn 2017-2020”, lớp dạy nhạc cụ, dân ca, dân vũ được mở ra đến 6 xã có đồng bào Cơ Tu sinh sống. Từ đây, ông cùng ít nghệ nhân khác trên địa bàn có thêm cơ hội trao truyền những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.

Em Hồ Trung Nguyên, 17 tuổi, ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ bộc bạch: Gần 1 tháng nay, cứ 7giờ tối, em cùng các bạn ở lứa tuổi từ 10-17 từ các thôn của xã Thượng Lộ lại tập trung tại hội trường Ủy ban nhân dân xã để tham gia lớp học đánh trống chiêng của thầy A rất Chân: Mới đầu tập đánh trống đánh chiêng cũng thấy khó lắm. Nhưng được thầy Chân hướng dẫn tận tình, không chỉ dạy trên lớp, mỗi lần rảnh thầy cũng đến tận nhà bày cách đánh và đánh rất hay. Dần dần em thấy cũng thích và cố gắng tập. Đến bây giờ em đã biết các đánh những bài  đơn giản rồi.”

Đã gần 4 năm nay, ông A rất Chân tham gia dạy đánh trống chiêng, múa tân tung da dă cho bà con Cơ Tu do huyện Nam Đông tổ chức với hàng trăm học viên tham gia. Các lứa học trò trước đã có thể  đã cùng ông tham gia vào đội ngũ “người hướng dẫn” cho những lứa học trò sau. Chị Hồ Thị Hương, thôn Cha Măng, xã Thượng Lộ tự hào:“Tôi biết múa da dă cũng nhờ anh A rất Chân đã tận tình hướng dẫn. Tôi thích điệu múa dân tộc mình lắm. Lúc chưa biết múa tôi nghe tiếng trống chiêng vang lên chỉ thấy hay hay thôi. Còn bây giờ biết múa rồi á, mỗi lần nghe tiếng trống chiêng vang lên là người tôi cứ muốn dậy múa luôn. Tôi tham gia lớp hướng dẫn các em, các cháu múa da dă. Thấy các học trò đã biết da dă, và múa rất đẹp. Trong lòng tôi rất tự hào.”

  Ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, ông A rất Chân là một trong ít người am hiểu và tâm huyết với văn hóa truyền thống. Ông được xem là cánh chim đầu đàn để giúp huyện cũng như bà con Cơ Tu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: “Anh Arất Chân là người rất đam mê, rất tâm huyết với văn hóa truyền thống dân tộc mình. Anh cũng là người gợi ý và mong muốn huyện xây dựng Đề án “ Bảo tồn làng văn hóa truyền thống đồng bào Cơ Tu” tại thôn Dỗi, xã Thượng Lộ. Anh luôn trăn trở trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Những năm qua, huyện Nam Đông đã tổ chức được 7 lớp học dân ca, dân vũ thành công một phần cũng nhờ các nghệ nhân nhiệt huyết và đam mê trao truyền như anh A rất Chân.”

Nhờ ông A rất Chân và nhiều già làng am hiểu văn hóa khác, những năm gần đây, tiếng chiêng trống đã vang lên trong các ngày hội lớn của bà con Cơ Tu ở huyện Nam Đông; Các làn điệu ba booch, bh’nooch say lòng người và những điệu múa truyền thống dập dìu theo nhịp trống chiêng cũng dần được khôi phục. Ông A rất Chân càng vui hơn khi các thế hệ trẻ Cơ Tu hiện nay đã biết dánh trống chiêng, múa tân tung da dă cũng như luôn nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình..../.  

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC