Lấh 30 c’moo pa bhrợ cóh da ding ca coong tỉnh Quảng Nam, bác sĩ Thông âi lướt lứch apêê vel bhươl zr’nắh k’đháp bhlâng âng chr’hoong Tây Giang, tơợ Z’lao, chr’val Dang, A ur chr’val A Vương pa tước apêê vel A tu 1, Ch’nóc chr’val c’noong k’tiếc Ch’ơm. Lướt tước ooy, t’coóh coong đớc đoọng râu liêm crêê cơnh lâng đha nuôr, pa bhlâng nắc cóh bh’rợ xay trúih, p’too moon đha nuôr zư lêy pa liêm đong xang tang léh, zư lêy tọom đác, zư x’mir lêy c’rơ tr’mung… Apêê đoo chắp t’coóh, tơợ đợ t’rúih bh’rợ k’tứi cơnh đêếc. Bác sĩ Thông trúih, muy chu t\coóh đh’rứah lâng c’bhúh tình nguyện âng trung tâm z’lấh 20 km c’lâng crâng tước Aur, chr’val A Vươn. T’mêê tước vel, c’jệ lêy, đha nuôr zấp ngai công zêng năl t’coóh, k’đươi t’coóh tước moọt lum zấp đong. Apêê k’đươi t’coóh dhd’rứah lâng c’bhúh ting pơơng prí, n’jéh a tao liêm chr’nắp cắh cơnh. Xang g’lúh lướt n’nắc, bác sĩ Thông k’đhơợng đớc liên lạc lâng đha nuôr. Âi ngai vêy váih bh’rợ tước trung tâm chr’hoong, cắh cậ lum jéh ca ay công zêng bơơn đớp râu zooi đoọng tơợ a đoo bác sĩ âng bhươl cr’noon.
Ặt ma mông bhrợ têng toọt lang đay lâng đha nuôr tu cơnh đêếc bác sĩ Thông choom prá p’rá Cơ Tu cơnh ma nứih Cơ Tu. Nâu đoo nắc pr’đơợ liêm, zooi t’coóh choom ặt đăn lấh lâng đha nuôr, năl ghít lấh đợ t’rúih xa nay, đợ cr’noọ cr’niêng “ k’đháp xay pa cắh” âng ma nưih ca ay cóh da ding ca coon zấp bêl apêê đoo cắh chít tước bệnh viện. Bác sĩ Thông moon, đợ tước nâu câi t’coóh cắh choom ha vil đợ loom luônh âng đha nuôr Cơ Tu đớc đoọng ha t’cooh bêl tr’pacs teey lanag ddha nuoorr chr’val Bha Lêê đoọng xiêr ooy phố học lớp pa dưr dal z’hai bh’rợ. t’rúih bh’rợ âi đanh lấh 30 c’moo, n’đhơ cơnh đêếc công dzợ đớc cóh loom luônh âng t’coóh, cơnh pr’hoọm da ding n’tốh công dzợ t’viêng. Bêl đêếc, boo crâng ngân ga hăm. N’đhang trúih c’lâng đhị A zứt, đha nuôr dzoọng pa bhlâng bấc đoọng đương lêy t’coóh chô ooy phố. Đhị têy, apêê đoo công k’đhơợng pơơng prí, a băng goóh, chứa… đoọng ha t’coóh chô đơơng, bhrợ ha t’coóh ha der loom kiêng rêên. T’coóh dzoọng rêên cơnh muy cha nắc p’niên, bhrợ ha đha nuôr ma ting rêên. G’lúh tr’pác têy n’nắc, a pêê đoo cắh ngai kiêng chr’ngai muy bhr’dzang….
Lứch g’lúh học, t’coóh rạch chô lâng vel bhươl, đha nuôr công dzợ đớc đoọng loom chắp nhêr, nắc t’coóh moon nắc đoo “ pr’đoọng” âng t’coóh. Vêy muy râu pa bhlâng la lay cóh t’coóh, n’đhơ lum muy chu, n’đhang bêl lum cớ t’coóh công dzợ hay đợ ma nưih ca ay âng đay pa dứah, hay đh’nớc a chắc, hay vel bhươl a ốt. Tu cơnh đêếc, apêê chắp nhêr t’coóh lâng lêy t’coóh cơnh ma nứih đong. Nắc cắh muy đha nuôr Cơ Tu cóh vel đong, bấc đha nuôr n’đắh Lào ặt ma mông đăn lâng Tây Giang công chắp nhêr t’coóh, lêy t’coóh cơnh nắc ma nứih a bhô dang trôông dấc a đay. Bấc g’lúh trực tiếp roóch pa dứah ma nứih Lào ca ay lâng xơợng đợ t’rúih âng apêê đoo, bh’nhăn bhrợ ha bác sĩ Thông vêy p’xoọng pr’đơợ đoọng bhrợ têng, tr’pác lâng râu zr’nắh k’đháp âng đha nuôr n’đắh tốh c’noong k’tiếc xoọc lum.
Bơr pêê c’moo a hay, tơợ râu k’đươi ooy chuyên môn âng đơn vị, bác sĩ Thông muy a đay xiêr phố đoọng lum bh’cộ Bệnh viện Đà Nẵng, pa têệt lâng ga vớh râu zooi đoọng bhrợ t’váih tuyến bệnh viên vệ tinh ting đề án âng Bộ Y tế. Cắh mơ đanh lấh n’nắc, muy bh’rợ xa nay zooi đoọng chuyên môn bhlưa 2 đơn vị bơơn ký gr’hoót lâng xơợng brhợ, bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng c’bhúh y, bác sĩ âng Trung tâm Y tế chr’hoong Tây Giang bơơn pa choom apêê kỹ thuật k’dâng cr’ay, pa dưah cr’ay hiện đại, đhộ liêm, chroi đoọng ha dưr dal z’hai, chất lượng lâng bh’rợ zư x’mir lêy c’rơ tr’mung ha đha nuôr da ding ca coong. Xang nắc, công nắc bác sĩ Thông âi chơớc lêy cơnh p’têệt pa zum, chô đơơng bấc dự án liêm choom lâng crêê liêm ha ngành y tế vel đong, công cơnh apêê dịch vụ zooi đoọng zư x’mir lêy c’rơ đha nuôr Cơ Tu.
Ting nắc ma nứih lính, tu cơnh đêếc pr’ặt bh’rợ âng bác sĩ Thông pa bhlâng bhrơợng. Công đươi râu bhrơợng âng t’coóh nắc âi trôông dấc k’zệt cha nắc ca ay mặ ma mông. T’mêê đâu bhlâng, moọt t’ngay 3.8.2018, muy cha nắc pân đil Cơ Tu nắc Tơ ngôn Thị Xuân Lưu ặt cóh vel A rầng 1, chr’val A Xan moọt viện cóh đhr’năng ca ay luônh ngân. A moó Lưu ặt k’đháp ca coon g’lúh 2, 39 tuần, âi ting roóch đhị đâu đanh 9 c’moo. “ Ting quy định, pân đil ngai âi ta roóch vêy đhr’năng ha voóh đong ca coon, choom đơớh đơơng âng ooy bệnh viên chuyên khoa tỉnh đoọng roóch pa dứah. N’đhơ cơnh đêếc, xay moon ha dang đơơng âng ooy tuyến n’piing vêy đhr’năng ha voóh đong ca coon trúih c’lâng lâng cr’pân tước râu ma mông âng mị coon căn, tu cơnh đêếc muy g’lúh bhrợ têng hân đơớh bơơn xay bhrợ, x’ría, t’coóh Thông lâng ê-kíp trực âi quyết định roóch pa dứah đhị trungt âm. Ca rooch pa dứah liêm choom, âi mặ trông dấc ma mông mị ca coon căn n’dhơ doó đơơng âng ooy tuyến n’piing. T’coóh Thông nắc muy cha nắc vêy loom liêm, lứch loom tu ma nứih ca ay, bơơn đha nuôr vel bhươl moon lâng đh’nớc nắc “ Bác sĩ âng bhươl cr’noon!”./.
Bác sĩ của người Cơ Tu
;
Bác sĩ Nguyễn Huy Thông là Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Giang - một trong những đơn vị điển hình của y tế miền núi tỉnh Quảng Nam, với nhiều việc làm sáng tạo phục vụ bệnh nhân. Đặc thù miền núi, do vậy, Bác sĩ Thông cùng đồng nghiệp thường phải vượt đường rừng để cõng thuốc cùng các dụng cụ y tế đến với bà con thôn bản do xe không thể lên tận nơi vì bùn đất lầy lội, cách trở.
Hơn 30 năm công tác ở miền núi tỉnh Quảng Nam, bác sĩ Thông đã đi hết các thôn bản khó khăn nhất của huyện Tây Giang, từ Z’lao (xã Dang), Aur (A Vương), cho đến các thôn Atu 1, Ch’nóc (xã biên giới Ch’Ơm). Đi đến đâu, ông cũng để lại nhiều ấn tượng với đồng bào, nhất là trong cách tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, chăm sóc sức khỏe… Họ quý ông, từ những câu chuyện rất nhỏ như thế. Bác sĩ Thông kể, một lần ông cùng đoàn tình nguyện của trung tâm vượt hơn 20 km đường rừng đến thôn Aur, xã A Vương. Vừa đặt chân đến làng, thật bất ngờ, bà con ai cũng nhận ra ông, rồi mời ông đến thăm từng nhà. Họ mời ông cùng đoàn từng nải chuối, cây mía rất thân tình. Sau chuyến đi đó, bác sĩ Thông giữ liên lạc với bà con. Hễ ai có việc ra trung tâm huyện, hay ốm đau cũng đều nhận được sự giúp đỡ từ vị “bác sĩ của buôn làng”.
Gắn bó cuộc đời mình với đồng bào nên bác sĩ Thông có thể nói thành thạo tiếng Cơ Tu bản địa. Đây chính là lợi thế, giúp ông gần gũi hơn với đồng bào, thấu hiểu hơn những câu chuyện, những tâm sự “khó nói” của bệnh nhân vùng cao mỗi khi họ ngại đến bệnh viện. Bác sĩ Thông nói, cho đến bây giờ ông không thể quên những tình cảm của đồng bào Cơ Tu dành tặng lúc ông chào tạm biệt dân làng ở xã Bha Lêê để xuống phố học lớp nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Câu chuyện đã trôi xa hơn 30 năm trước, nhưng vẫn luôn đọng lại trong dòng ký ức của ông, như màu núi kia vẫn xanh ngát giữa rừng. Hồi đó, mưa núi tầm tã. Nhưng dọc đường tại Azứt, bà con đứng rất đông để chào tạm biệt ông. Trên tay, họ cầm từng nải chuối, măng khô, quả dứa… biếu ông làm quà, khiến ông cảm động. Ông đứng khóc như một đứa trẻ, khiến đồng bào khóc theo. Buổi chia tay bịn rịn, họ như không muốn rời xa nhau nửa bước…
Kết thúc khóa học ông trở lại với buôn làng, đồng bào vẫn dành tình cảm đặc biệt, mà ông nói đùa rằng đó là “phúc phần” của ông. Có một điều rất đặc biệt ở ông, dù chỉ gặp qua một lần, nhưng khi gặp lại ông vẫn có thể nhận ra ngay những bệnh nhân của mình, thậm chí nhớ tên và cả thôn, xã. Bởi thế, họ quý ông và xem ông như người nhà. Mà không chỉ đồng bào Cơ Tu tại địa phương, nhiều bà con các bộ tộc của Lào ở vùng giáp ranh cũng quý ông, xem ông như ân nhân của mình. Những lần trực tiếp phẫu thuật, cứu chữa cho bệnh nhân Lào và nghe những câu chuyện của họ, càng khiến bác sĩ Thông có thêm động lực để cống hiến với nghề, chia sẻ với những khó khăn mà người dân phía bên kia biên giới đang gặp phải.
Vài năm trước, từ yêu cầu về chuyên môn của đơn vị, bác sĩ Thông một mình khăn gói xuống phố để gặp gỡ lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng, kết nối và nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ hình thành tuyến bệnh viện vệ tinh theo đề án của Bộ Y tế. Không lâu sau đó, một chương trình hỗ trợ chuyên môn giữa 2 đơn vị được ký kết và thực hiện, tạo cơ hội để đội ngũ y, bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Tây Giang được tiếp cận, học hỏi các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh hiện đại, chuyên sâu, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng và công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi. Rồi cũng chính bác sĩ Thông đã tìm cách kết nối, đưa về nhiều dự án hiệu quả và hữu ích cho ngành y tế địa phương, cũng như các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đồng bào Cơ Tu.
Từng là người lính, nên tính cách của bác sĩ Thông rất quyết đoán. Cũng nhờ sự quyết đoán của ông mà đã cứu hàng chục bệnh nhân khỏi “lưỡi hái tử thần”. Mới đây nhất, vào ngày 3.8.2018, sản phụ người Cơ Tu là Tơ Ngôl Thị Xuân Lưu ở thôn Arầng 1, xã A Xan nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Chị Lưu mang thai lần thứ 2, thai kỳ 39 tuần, từng sinh mổ cách đây 9 năm. “Theo quy định, sản phụ có tiền sử sinh mổ nguy cơ vỡ tử cung rất cao, phải được chuyển về bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh để phẫu thuật cấp cứu. Tuy nhiên, nhận định nếu chuyển về tuyến trên sẽ có nguy cơ vỡ tử cung dọc đường và đe dọa đến tính mạng cả sản phụ và con, nên một cuộc hội chẩn khẩn cấp được thực hiện. Cuối cùng, tôi và ê-kíp trực đã quyết định tiến hành phẫu thuật tại trung tâm. Ca phẫu thuật thành công, đã cứu sống được sản phụ và con mà không phải chuyển lên tuyến trên” - bác sĩ Thông chia sẻ. Ông là người có tấm lòng bao dung, hết lòng vì người bệnh, được bà con dân bản gọi với cái tên thân mật “Bác sĩ của buôn làng”. /.
Bài và ảnh: A Lăng Ngước
Viết bình luận