Xa nul chiing dưr đơơr chr’va cóh đong rông vel Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, xay trúih apêê bh’rợ ra văng âi ặ xang lứch, t’đang moon zấp ngai đh’rứah chô k’rong đoọng bhuốih c’lang đác nắc âi tơợp. T’coóh vel Y Bang Byă (aê Y Răk) đoọng năl, nâu đoo nắc bh’rợ pa cắh văn hóa âng ma nứih Êđê âi vêy tơợ đanh. Ting n’nắc, ma nứih Êđê buôn bhrợ vel đăn toọm đác. Ma nứih Êđê pa bhlâng chắp lêy đác lâng zư lêy toọm đác đọong liêm ch’ngaach. Zấp c’moo, xang bêl xang bh’rợ ha rêê đhuốch, bêl ra văng moọt bhrợ hân noo t’mêê, buôn nắc moọt c’xêê 3 dương lịch, prang vel vêy đh’rứah bhrợ bhuốih c’lang đác đoọng chắp hơnh a bhuy đác âi ha dưr ha doóc ha vel bhươl vêy bơơn đợ đác đoong liêm ch’ngaach đươi dua, đoọng boo crêê đhí liêm, đoọng hân noo choor chấc, đha nuôr bơơn k’bhố ngăn. Nâu đoo công nắc bêl đoọng đha nuôr vel k’rong pa zum, tr’pác tr’xay pr’ặt tr’mông, bh’rợ tr’nêng cóh muy c’moo ha nua. T’coóh vel Y Bang Byă moon: “T’ngay bhiệc bhan bhuốih c’lang đác nắc muy bh’rợ liêm âng ma nứih Êđê tơợ a hay. Zấp c’moo zêng bhrợ muy chu, nắc cơnh lâng đha nuổ bhui har lâng ting pấh bhrợ têng đhị bh’rợ n’nâu đoọng zư đớc đợ dhr;niêng bh’rợ liêm pr’hay âng acoon cóh đay. Cóh muy c’moo muy chu đha nuôr tr’lum, prá xay ooy văn hóa, pr’ặt tr’mông lâng bhrợ têng ha rêê đhuốch”.
Ting đhr’niêng âng ma nứih Êđê, l’lăm a hay, bêl kiêng bhrợ t’váih muy vel t’mêê, buôn nắc pân đil ( pa cắh ha quyền lực ting n’đắh ca căn âng vel bhươl) đh’rứah lâng ma ming âng đay bhrợ bhiệc bhan zước a bhô dang lâng apêê a bhuy a lụ âng crâng ca coong đọong chơớc lêy c’lang đác t’mêê. Apêê chơớc tước c’la đang bơơn zấp ngai cóh vel moon nắc c’la c’lang đác. Bel vel t’mêê bơơn bhrợ t’váih, c’la c’lang đác nắc ma nứih dzoọng bhrợ bh’rợ bhuôih c’lang đác. P’căn H’Rôl H’đơk ( a duôn Y Rắk), c’la c’lang đác vel Ky đoọng năl, nâu câi, nắc ting ooy pr’đơợ kinh tế âng c’la c’lang đác lâng đha nuôr cóh vel, bh’rợ bhuốih c’la c’lang đác choom bhrợ têng zấp c’moo căh cậ bơr pêê c’moo muy chu: “Đhêêng cơnh cóh vel Ky tơợ a hay tước nâu câi tô gộ H’Đớk k’đhơợng trách nhiệm bhrợ têng bhiệc bhuốih c’lang đác. Choom moon nắc zấp c’moo cắh cậ 2 c’moo muy chu, 3 c’moo muy chu ting pr’đơợ kinh tế âng c’la c’lang đác. Chr’nắp âng bh’rợ bhrợ têng bhuốih c’lang đác nắc đoọng đha nuôr vel bơơn bhréh k’rơ, ca bhố ngăn, têêm ngăn lâng zấp râu đợ bh’rợ bhrợ têng zêng bơơn liêm choom. Đhêêng cơnh lâng tô c’bhúh, công vêy muy chrnắp la lay nắc đoo tô c’bhúh n’đoo k’đhơợng bhrợ bhiệc bhuốih c’lang đác liêm nắc tô c’bhúh n’nắc bơơn bhréh k’rơ, ca coon cha chau toọt lang pa dưr lâng bhrợ cha choom”.
Đoọng ra văng ha bh’rợ bhuốih, l’lăm n’nắc t’coóh vel, c’la c’lang đác pa zum đha nuôr vel prá xay, pác bh’rợ đoọng ha đha đhâm c’mâr díh pa liêm zr’lụ c’lang đác, tu đác lâng bhrợ pa liêm c’lâng lướt tước c’lang đác. Pân đil, t’coóh ga rứa nắc ra gắh đong xang, tang léh. Đha nuôr cóh vel nắc ting pr’đơợ choom mặ chroi đoọng c’rơ bh’rợ, cr’van, ting pấh úh zêệ, pa choom n’toong chiing, ra văng bha nuốih.
Bhuốih c’lang đác ta bhrợ pa zêng 3 c’nặt: bhuốih a bhô dang, a dích a bhướp chô pấh, bhuốih tu toọm đác lâng bhuốih c’rơ c’la c’lang đác. Muy hun bh’rợ bhuốih vêy váih bha nuốih la ay nắc 1 p’nong a tứch cắh cậ 1 p’nong a óc lâng 1 tơơm n’dza. Bh’rợ bhuốih nắc âi tơợp, ma nứih bh’bhuốih pa nhưa xay trúih bh’rợ bhiệc vel bhrợ têng bha nuốih, k’đươi a bhô dang, a dích a bhướp âng c’la c’lang đác lâng a bhuy đh’rứah pấh. Xang n’nắc, zấp ngai tước c’lang đác âng vel, ma nứih bh’bhuốih bhuốih cớ chắp hơnh a bhuy đác, ca văr đoọng va vel bhươl yêm têêm lâng đớc bha nuốih ha a bhuy đác. Đhị đêếc, xang bêl xang bhuốih, a đhi a moó nắc bơơn k’đươi dzết pay đác chô đơơng ooy đong đoọng toong ooy tơơm n’dza zấp ngai ộm. Xang bêl zấp râu xang, nắc tước n’toong ching, goong, bhui har.
Ting pấh bh’rợ bhuốih c’lang đác đhị đong rông vel Ky, a moó H’Su Juê H’Đơk, cha chau c’la c’lang đác đoọng năl, a đoo xơợng bhui har lâng hâng hơnh bêl tô c’bhúh đay bơơn k’đhơợng bhrợ bhuốih c’lang đác cóh vel. N’đhơ ặt zâng lâng bấc râu âng xoọc đâu, n’đhang zấp lang t’tun công dzợ zư đớc đhrniêng bh’rợ n’nâu đoọng ca coon cha chau bơơn năl lâng zư đớc: “Nâu đoo nắc g’lúh 3 vel âng cu bhrợ bhuốih c’lang đác. Cóh zr’lụ thành phố n’nâu nắc choom moon muy vel âng zi dzợ zư đơc c’léh ty đanh n’nâu. Đhị bh’rợ n’nâu zooi acu năl p’xoọng tơơm ría âng đay, năl chăp hơnh c’rơ g’lêếh âng apêê a conh a bhướp âi bhrợ pa dưr vel. Nâu câi n’đhơ zấp rau âi hiện đại n’đhang a đay công dzợ bơơn zư đớc râu liêm pr’hay âng đay lâng lấh n’nắc a đay công ting đươi râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật xoọc đâu”.
Nâu câi, n’đhơ âi bơơn bhrợ t’buôn lâng bhrợ bhr’lậ muy bơr cơnh bhrợ têng đoọng liêm glặp lâng pr’đơợ âng zấp vel n’đhang bh’rợ bhuôih c’lang đác âng ma nứih Êđê cong bơơn zư đớc đợ râu c’léh liêm la lay. Cắh muy đơơng âng chr’nắp a bhô dang, bh’rợ bhuốih c’lang đác dzợ p’too moon zấp ngai coh vel vêy trách nhiệm zư lêy môi trường ma mông, zư lêy crâng, k’tiếc k’buynh, tu đác, lêy n’nắc đoo nắc đợ cr’van âng pa zêng vel bhươl./.
Lễ cúng bến nước – Biểu hiện sự
coi trọng nguồn nước-sự sống của người Êđê
Đối với nhiều người Êđê, bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, theo truyền thống, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, người Êđê thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn cho người dân. Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là biểu hiện sự coi trọng nguồn nước – sự sống của người Êđê.
Tiếng chiêng đồng vang lên rộn rã trong nhà cộng đồng buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, báo hiệu các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, thúc giục mọi người dân cùng tập trung lại để nghi lễ cúng bến nước được bắt đầu. Già làng Y Bang Byă (aê Y Rắk) cho biết, đây là đặc trưng văn hóa của người Êđê đã có từ xưa. Theo đó, người Êđê thường lập buôn ở gần nguồn nước. Người Êđê rất tôn trọng và gìn giữ cho nguồn nước luôn trong sạch. Hàng năm, sau khi kết thúc việc thu hoạch mùa màng, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, thường là vào tháng 3 dương lịch, cả buôn làng sẽ cùng tổ chức lễ cúng để cảm tạ thần nước đã phù hộ cho buôn có được nguồn nước trong lành để sử dụng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, người dân được no ấm. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn tụ họp, chia sẻ về đời sống, công việc sản xuất trong một năm đã qua.Già làng Y Bang Byă nói: “Ngày lễ cúng bến nước là một truyền thống tốt đẹp của người dân tộc từ xưa tới nay. Hàng năm đều tổ chức mỗi năm một lần, thì đối với người dân rất phấn khởi và hồ hởi tham gia trong hoạt động này để bảo tồn những phong tục tốt đẹp của dân tộc mình. Trong một năm một lần bà con gặp mặt nhau, giao lưu về văn hóa, giao lưu về cuộc sống và sản xuất về nông nghiệp”.
Theo phong tục của người Ê Đê, trước đây, khi muốn lập một buôn mới, chủ buôn, thường là người phụ nữ (đại diện cho quyền lực mẫu hệ của cộng đồng) cùng những người anh em trai của mình (gọi là dăm dei), làm lễ xin tổ tiên ông bà và các vị thần linh của núi rừng để tìm bến nước mới. Người tìm ra bến nước được mọi người trong cộng đồng gọi là chủ bến nước (pô pin êa). Khi buôn mới được lập, chủ bến nước là người đứng ra chủ trì công việc cúng bến nước. Bà H’Rôl H’Đơk (aduôn Y Rắk), chủ bến nước buôn Ky cho biết, ngày nay, tùy vào điều kiện kinh tế của chủ bến nước và người dân trong buôn, lễ cúng bến nước có thể được tổ chức hàng năm hoặc vài năm một lần. “Riêng ở buôn Ky từ xưa đến giờ dòng họ H’Đơk chịu trách nhiệm tổ chức lễ cúng bến nước. Có thể là hàng năm hoặc 2 năm một lần, 3 năm một lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước. Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cúng bến nước là cầu cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và tất cả những khâu sản xuất đều đạt được sản lượng cao trong các vụ mùa. Riêng đối với dòng họ thì cũng có một ý nghĩa riêng đó là dòng họ nào duy trì tốt lễ cúng bến nước thì dòng họ được mạnh khỏe, con cháu đời đời phát triển và làm kinh tế, thuận tiện trong cuộc sống hàng ngày”.
Để chuẩn bị lễ cúng, trước đó già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng phân công thanh niên làm vệ sinh khu vực bến nước, nguồn nước và sửa đường vào bến. Phụ nữ, người già thì dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm. Người dân trong buôn tùy điều kiện có thể đóng góp công sức, vật chất, tham gia nấu rượu cần, tập luyện đánh chiêng, chuẩn bị lễ vật cúng.
Lễ cúng bến nước diễn ra gồm 3 phần: cúng mời tổ tiên, ông bà về dự lễ (phat atâo), cúng đầu nguồn nước và cúng sức khỏe chủ bến nước. Mỗi phần lễ sẽ có lễ vật riêng là 1 con gà hoặc 1 con heo và 1 ché rượu cần. Lễ cúng bắt đầu, thầy cúng khấn báo sự việc buôn tổ chức lễ cúng, mời tổ tiên, ông bà của chủ bến nước và các thần linh cùng về dự lễ. Sau đó, mọi người di chuyển ra bến nước đầu buôn, thầy cúng tiếp tục làm lễ cảm tạ thần nước, cầu an cho buôn làng và dâng các lễ vật lên thần nước. Tại đây, sau khi lễ kết thúc, chị em phụ nữ được phân công sẽ lấy nước đưa về nhà cộng đồng để đổ đầy các ché rượu cho mọi người dân cùng thưởng thức. Sau khi kết thúc lễ cúng sức khỏe cho chủ bến nước, phần hội được tiếp tục trong tiếng chiêng rộn rã, tiếng cười nói, hỏi thăm nhau của những người dự lễ.
Tham dự lễ cúng bến nước tại nhà cộng đồng buôn Ky, chị H’Su Juê H’Đơk, cháu gái chủ bến nước cho biết, chị cảm thấy rất vui và tự hào khi dòng họ mình được cai quản và duy trì lễ cúng bến nước trong buôn. Tuy chịu ảnh hưởng của yếu tố thời đại nhưng các thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục lưu giữ nghi lễ này để con cháu được biết và bảo tồn. “Đây là lần thứ 3 buôn làng của em tổ chức lễ cúng bến nước. Trong vùng thành phố này thì có thể nói buôn làng của em vẫn gìn giữ được nét truyền thống này. Qua lễ hội này giúp em hiểu thêm được nguồn gốc của cha ông mình sinh ra, những truyền thống, nét văn hóa… từ đó mình nhớ về cội nguồn của mình, biết ơn công ơn của những cha ông đi trước đã có công xây dựng lên buôn làng của mình. Bây giờ tuy xã hội đã hiện đại nhưng mình hòa nhập nhưng không hòa tan, vẫn giữ nét truyền thống của mình và bên cạnh đó mình vẫn đi theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại”.
Ngày nay, tuy đã được giản lược và điều chỉnh một số khâu tổ chức để phù hợp với điều kiện của mỗi buôn nhưng lễ cúng bến nước của người Êđê vẫn giữ được những nét độc đáo. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn truyền đi thông điệp giáo dục mọi người trong buôn có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, coi đó là những báu vật của cả cộng đồng./.
Viết bình luận