Bhiệc bhan bhuốih ha roo t’mêê-râu chắp hơnh cr’liêng ha roo âng manứih Mnông Gar
Thứ hai, 00:00, 22/04/2019
Lâng manứih Mnông, bhuốih ha roo t’mêê nắc đoo j’niêng cr’bưn chr’nắp, cắh choom cắh váih ooy pr’ắt tr’mung. Lâng râu hơnh déh cr’liêng ha roo âng zâp a’bhô dang lêy đoọng ha đhanuôr, j’niêng cr’bưn bơơn ta bhrợ têng zâp c’moo đoọng zước nhăn boo đhí liêm crêê, bơơn bhrợ bấc, pr’loọng đông k’bhộ ngăn lâng vel bhươl têêm ngăn, bhui har.

 

        Lâng nắc bhrợ têng cha lâng bh’rợ ha rêê đhuốch lâng tị chật ha roo cóh ha rêê, manứih Mnông Gar cóh vel Jiê Yuk, chr’val Đăk Phơi, chr’hoong Lắk, tỉnh Đắk Lắk vêy zâp j’niêng cr’bưn bhuốih bhrợ ha roo liêm chr’nắp. Ting nắc, tơợ bêl tơợp bhrợ k’tiếc, chóh bêết tước bêl xoót bơơn lâng đơơng chô ooy đông nắc vêy 3 chu lêy bhuốih lâng 3 g’lúh chr’nắp, nâu đoo nắc bêl bhrợ k’tiếc, chật bhrợ; cr’chăl ha roo dưr pô váih; cr’chăl hơnh déh ha roo chô ooy zơng cắh cậ dzợ ta moon hơnh déh ha roo t’mêê. T’coóh Y Krông Triết, cóh vel Jiê Yúk, chr’val Đắk Phơi, chr’hoong Lắk, tỉnh Đắk Lăk đoọng năl, nâu đoo nắc đợ j’niêng cr’bưn chr’nắp bhrợ p’cắh râu chắp hơnh cr’liêng ha roo nắc bơơn đhanuôr zư đợc ooy bấc lang lâng dzợ ta ặt zư đợc tước xoọc đâu: “J’niêng cr’bưn nâu nắc ơy vêy tơợ ahay a’hươn lâng nắc acu lêy cha mêết j’niêng cr’bưn bêl ahay ta ặt zư bhrợ tước xoọc đâu, cắh choom lơi jợ. Đhanuôr nắc lêy bhrợ ha roo, tu cơnh đâu apêê buôn bhrợ bhiệc nâu. Bêl ha roo dưr pô apêê bhuốih mưy chu lâng xang nặc bêl pr’lứch hân noo bơơn bhrợ nắc apêê bhuốih cớ mưy chu. Ting cơnh j’niêng cr’bưn nắc bhuốih Yang đoọng váih ha roo t’mêê, ha roo t’mêê zâp đông bhrợ đông lalay, đông ngai k’van nắc bhrợ a’ọc, apêê bhrợ cha k’van lấh mơ nắc choom bhrợ ta rí, ha dợ cắh nắc bhrợ a’tứch.”

       Ting cơnh t’coóh Y’Hai K’bin, cóh vel Jiê Yuk, ooy zâp j’niêng cr’bưn lêy bhrợ nắc bhiệc bhuốih hơnh déh ha roo t’mêê buôn ta bhrợ moót c’xêê 12 dương lịch zâp c’moo, xang bêl đhanuôr ơy bơơn bhrợ xang ha roo. Đợ pr’loọng đông váih pr’đơợ nắc lêy k’đươi manứih bhuốih chô ooy đông bhrợ bhiệc bhan lâng k’đươi đhanuôr, bhúh xoọng chô pấh. Xang nặc, zâp ngai cóh vel lêy pay mưy đhị đoọng lêy k’rong pazưm cớ lâng hơnh déh pr’lứch hân noo: “Bhiệc bhan bhuốih ha roo t’mêê âng acoon cóh Mnông Gar ta bhrợ moót c’xêê 12 zâp c’moo. Pr’loọng đông cắh cậ đhanuôr cóh vel đông hơnh déh bơơn bhrợ, apêê nắc lêy tơợp bhuốih ha roo t’mêê lâng zâp j’niêng cr’bưn bhuốih a’bhô dang bhuốih r’vai ha roo lâng zâp râu m’ma chr’nóh lêy chô chóh cóh vel đông đoọng vel bhươl lâng pr’loọng đông bơơn k’bhộ ngăn prang c’moo. Bhuốih ha roo cơnh đêếc nắc bhuốih cóh zâp pr’loọng đông l’lăm, xang nặc vel bhươl pazưm đhị zâp đhanuôr ắt, cóh vel bhươl ơy lêy pay mưy đhị đoọng lêy pazưm bhuốih ha roo t’mêê.”

       Bêl bhrợ têng đhị đông, bhiệc bhuốih bhrợ nắc bơơn bhrợ têng đhị zơng âng pr’loọng đông n’nắc. Ooy bhiệc bhuốih cắh choom cắh váih zâp pr’đươi pr’dua cơnh cha nur, pr’đươi pr’dua pa bhrợ ta têng, 3 zợ búah, 1 p’nong a’tứch, 1 p’ngan a’vị, 1 a’lui đợc đác, 1 n’coo am, zâp râu bh’nơơn pr’đươi t’mêê bơơn xang ta bhrợ. Đợ pr’đươi pr’dua nâu nắc ơy bơơn ra văng đợc tơợ l’lăm. Bêl t’ngay ta bhrợ bhiệc bhuốih, tơợp ra diu, zâp ngai cóh đông nắc zêng ma bhrợ têng zâp ngai mưy bhiệc. C’la đông nắc k’đươi moon k’coon n’jứih cắh cậ k’diịc lêy ha mệ zợ búah lâng moon p’too k’coon n’đil lêy k’đươi ta mooi, đhi noo bhúh xoọng cóh vel đông chô pấh ooy đông ting bhui har lâng pr’loọng đông. Amoó H Tiếp Liêng Hot, cóh vel Jiê Yok moon, bhiệc ra văng ooy zâp pr’loọng đông ta bhrợ pr’hay chr’nắp, pr’loọng đông n’đoo k’van lấh nắc ra văng liêm zâp lấh mơ: “Tước hân noo ha roo t’mêê, đơơng chô ha roo cóh đông nắc buôn lêy c’la đông k’đươi manứih bhuốih chô bhuốih. Hơnh déh ha roo t’mêê nắc zâp pr’loọng đông bhrợ têng cơnh đêếc, nắc lêy zooi zúp pr’loọng đông bhrợ ch’na đh’nắh đoọng k’đươi ta mooi lâng ra văng pr’đươi bhuốih. Chr’nắp lấh mơ nắc ra văng pr’đươi pr’dua bhuốih bhrợ. Xang nặc zêệ đoọng ta mooi pấh bhiệc bhan. Bhiệc ra văng nắc lêy ting pr’đơợ tr’mung  âng zâp pr’loọng đông, ha dang pr’loọng đông nâu z’zăng m’bứi nắc bhiệc ra văng đenh bhlâng.”

       Bêl zâp bhiệc bhan lêy ra văng bhrợ liêm zâp, nắc cung bêl hơnh déh ha roo t’mêê tơợp bhrợ. C’la đông nắc k’đươi manứih bhuốih tớt đhị zợ búah g’lúh tr’nơợp lâng đơơng p’ngan đợ a’vị, n’coo am đoọng ha manứih bhuốih. Manứih bhuốih nắc plong pa glúh dxa’nưl đắh am lâng lêy pa nhưa t’đang r’vai ha roo chô ooy đông âng pr’loọng đông, đoọng zâp ngai bơơn mamung k’rơ, k’bhộ zâp cha đắh tất c’moo. Ooy j’niêng cr’bưn nâu, a’ham âng a’tứch gôông nắc bơơn xứt ooy zấp râu pr’đươi cóh đông đoọng lêy p’cắh r’val âng ha roo nắc ơy váih cóh đâu. Lâng 3 zợ búah, nắc lêy bhuốih a’bhô dang ha roo lâng manứih ôộm l’lăm nắc manứih bhuốih, xang nặc c’la đông lâng tô bhúh. Zợ thứ 2 nắc đoọng ha vel bhươl, zợ thứ 3 nắc đoọng ha c’bhúh apêê n’toong chi ớih chiing goong lâng apêê pa bhrợ đhị bhiệc bhuốih nâu. Bhiệc lêy k’đươi ôộm búah xang nắc tước đhêr bột cha nêếh. Bột cha nêếh bơơn ta pay tơợ đợ cr’liêng ha roo t’mêê clóh zr’nưm lâng k’lung M’bé lâng Gưn ba, đươi đoọng đhêr ooy zâp pr’đươi pr’dua cóh đông lâng zâp apêê cóh pr’loọng đông zước nhăn c’rơ tr’mung, cóh zơng ta luôn bịng bấc ha roo. Xang nặc tước c’la đông nắc lêy âng đơơng mưy t’ghêy ta rí toong búah lâng a’vị váih lêệ a’ọc, a’tứch. Manứih bhuốih nắc đợc ch’na đh’nắh ooy zơng ha roo xang nặc n’tóh búah. J’niêng bh’rợ nâu đoọng nhăn đắh a’bhô dang ha roo tơợ đâu bơơn pay đắh ha roo cóh zơng lêy clóh pa nhoonh váih cha nêếh zêệ a’vị. Bhuốih xang, c’la đông k’đươi manứih bhuốih, manứih ta chắp lêy cóh vel đông đh’rứah ôộm búah, xang nặc tước đợ apêê lơơng. Đhị zợ búah, zâp ngai ting tr’pác đh’rứah đợ xa’nay t’ruíh bhui har, lêy xơợng pr’hát xa’nưl lâng ting múa t’nơớt r’rộ r’răm....

Cắh mưy manứih Mnông Gar, bhiệc bhuốih ha roo t’mêê nắc mưy j’niêng cr’bưn bhrợ têng liêm chr’nắp cắh choom cắh váih ooy pr’ắt tr’mung âng bấc acoon cóh ooy Tây Nguyên. Nâu đoo bơơn ta lêy nắc mưy ooy đợ bh’rợ chr’nắp ooy hân noo cha c’moo ôộm c’xêê dzợ bơơn ta zư đợc tước xoọc đâu.

 

Lễ cúng lúa mới – sự tôn trọng hạt thóc của người Mnông Gar

                                           PV H Xíu

  Đối với người Mnông, cúng lúa mới là lễ tục quan trọng, không thể thiếu trong đời sống. Với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần ban cho người dân, nghi lễ được thực hiện hàng năm nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc và buôn làng yên vui.

Với nền kinh tế thuần nông và truyền thống trỉa lúa rẫy, người Mnông Gar ở buôn Jiê Yúk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có các nghi lễ cúng theo vòng đời cây lúa khá phong phú. Theo đó, từ lúc bắt đầu làm đất, xuống giống cho đến khi thu hoạch và đưa về nhà thì có 3 lễ cúng ứng với 3 giai đoạn quan trọng, đó là giai đoạn làm đất, xuống giống; giai đoạn lúa trổ đòng; giai đoạn mừng lúa về kho hay còn gọi là mừng lúa mới. Ông Y Krông Triết, ở buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đây là những nghi lễ quan trọng thể hiện sự tôn vinh hạt thóc nên được người dân lưu truyền qua nhiều thế hệ và còn tiếp diễn đến tận ngày nay. “Lễ tục này đã có từ xưa và mình theo dõi phong tục thời xưa đó và tiếp diễn đến tận ngày nay, không bỏ được đâu. Người dân mình làm rẫy nên họ thường làm lễ này. Khi cây lúa mới trổ bông họ cúng một lần và sau khi kết thúc vụ thu hoạch họ lại cúng thêm một lần. Theo phong tục là cúng Yang để có lúa mới, lễ lúa mới mỗi nhà làm riêng, nhà nào giàu thì làm heo, người ta giàu hơn thì có thể làm trâu, còn nếu không có thì có thể làm gà.”

Theo ông Y’Hai K’bin, buôn Jiê Yuk, trong các nghi lễ thì lễ cúng mừng lúa mới thường diễn ra vào tháng 12 dương lịch hằng năm, sau khi bà con đã thu hoạch xong mùa màng. Những gia đình có điều kiện sẽ mời thầy cúng về nhà làm lễ và mời bà con họ hàng đến cùng tham dự. Sau đó, cả buôn sẽ chọn một địa điểm để cùng tụ họp lại và ăn mừng kết thúc mùa vụ. “Lễ tục cúng lúa mới của dân tộc Mnông Gar diễn ra vào tháng 12 hàng năm. Hộ gia đình hoặc người dân trong buôn làng mừng mùa bội thu, họ bắt đầu cúng lúa mới với các nghi thức cúng thần linh, cúng hồn lúa và các loại giống cây trồng về với buôn làng để cho cho buôn làng và hộ gia đình được no ấm cả năm. Cúng lúa mới như thế này thì cúng ở từng hộ gia đình trước xong rồi buôn làng tập trung ở chỗ cộng đồng nào đó, thôn buôn đã lựa chọn một địa điểm để tập trung cúng lúa mới.”

Khi tổ chức tại gia đình, lễ cúng sẽ được thực hiện tại kho lúa của gia đình đó. Trong lễ cúng không thể thiếu các vật dụng và lễ vật như: cây nêu, dụng cụ lao động, 3 ché rượu cần, 1 con gà, 1 con heo, 1 chén cơm rượu cần, 1 bầu đựng nước, 1 ống lồ ô, các loại nông sản mới được thu hoạch. Những lễ vật này đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Vào hôm diễn ra lễ cúng, ngay từ sáng sớm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật mỗi người một công việc. Bà chủ nhà sẽ chỉ cho con trai hoặc chồng bưng ché rượu cần và dặn dò con gái đi mời bà con, anh em trong buôn đến chung vui với gia đình. Chị H Tiếp Liêng Hot, buôn Jiê Yuk kể, việc chuẩn bị trong từng gia đình diễn ra khá nhộn nhịp, gia đình nào càng khá giả thì sự chuẩn bị càng kỹ càng. “Đến mùa lúa mới, đón lúa về nhà thì thường thường chủ nhà mời thầy cúng về để cúng. Mừng lúa mới từng hộ tổ chức như thế này thì mình phụ giúp gia đình làm đồ ăn để mời khách và chuẩn bị đồ lễ cúng. Quan trọng nhất là chuẩn bị đồ lễ cúng sau đó nấu đồ ăn để mời khách tham dự buổi lễ. Việc chuẩn bị tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình, nếu mà hộ gia đình đó khá giả một chút thì việc chuẩn bị sẽ rất lâu.”

Khi tất cả các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ thì nghi lễ cũng mừng lúa mới sẽ bắt đầu.  Chủ nhà mời thầy cúng ngồi vào ché rượu cần thứ nhất và đưa chén đựng cơm rượu cần, ống lồ ô cho thầy cúng. Thầy cúng sẽ thổi ra âm thanh từ ống lồ ô và đọc bài cúng để gọi hồn lúa về nhà của gia đình cho mọi người được sức khỏe dồi dào và luôn no đủ cả năm. Trong nghi lễ này, máu của con gà trống sẽ được bôi lên tất cả các vật dụng trong gia đình để chứng tỏ hồn lúa đã hiện diện nơi đây. Với 3 ché rượu cần, lần lượt để cúng thần lúa và người uống đầu tiên là thầy cúng, sau đến chủ nhà và dòng họ. Ché thứ 2 dùng để mời hàng xóm láng giềng trong buôn và ché thứ 3 dùng để mời đội diễn tấu cồng chiêng và đội hậu cần tại lễ cúng. Nghi thức mời rượu xong sẽ đến phần bôi bột gạo. Bột gạo được lấy từ những hạt lúa mới giã chung với củ “M’bé” và “Gưn ba”, dùng để bôi lên các vật dụng trong nhà và các thành viên trong gia đình cầu sức khỏe dồi dào, kho luôn đầy lúa. Tiếp đến chủ nhà sẽ đưa một cái sừng trâu rót đầy rượu cần và một miếng cơm kèm với thịt heo, gà. Thầy cúng sẽ đặt đồ ăn lên kho lúa rồi đổ rượu cần từ đỉnh kho xuống. Nghi thức này để xin thần lúa từ nay được phép lấy lúa từ trong kho ra giã thành gạo nấu cơm. Cúng xong, gia chủ mời thầy cúng, người uy tín trong buôn cùng uống rượu cần, sau đó lần lượt đến những người khác. Bên ché rượu, mọi người chia sẻ cùng nhau những câu chuyện vui, thưởng thức âm nhạc và hòa vào điệu múa cộng đồng rộn ràng. 

Không chỉ riêng người Mnông Gar, lễ cúng lúa mới là một nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây được xem là một trong những hoạt động truyền thống tiêu biểu trong mùa “ăn năm uống tháng” còn được truyền lại tới tận ngày nay.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC