Bhiệc bhan cha ha roo t’mêê âng ma nứih TháiC’léh liêm pr’hay đoọng ha ta la tranh văn hóa bấc c’bhúh a coon cóh đhị đhăm k’tiếc Tây Nguyên
Thứ hai, 00:00, 05/11/2018
Đhị apêê tỉnh da ding ca coong n’đắh Bắc bhiệc bhan cha ha hoo t’mêê âng đha nuôr Thái âi dưr váih loóih lâng c’léh liêm pr’hay n’nắc âi bơơn đha nuôr Thái chô tước Tây Nguyên ma mông đơơng âng zư đớc. Âi moọt m’pâng c’xêê 9 âm lịch, 3 c’moo muy chu, cóh chr’val Ea Kuêh, chr’hoong Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, zấp ngai nặc bơơn xơợng xa nul xòe Thái dưr đơơr liêm pr’hay, nắc lêy apêê c’mâr Thái cóh xa nập liêm, cuuc khăn piêu, t’nơớt zr’lụ x’nur bơơn pachăm liêm, c’đhâng đhị m’pâng tang đong za zum âng vel đong. Đơơr xa nul tr’coóh nắc đoo moon pa cắh bhiệc bhan cha ha roo t’mêê âng ma nứih Thái, bhrợ têng đhị vel đong t’mêê nắc âi tơợp, brhợ t’váih c’léh văn hóa liêm pr’hay ha ta la tranh bấc c’bhúh acoon cóh ma mông đhị đhăm k’tiếc Đắk Lắk.

 

P’cắn Kha Thị Quý, ặt cóh vel Thái, chr’val Ea Kuêh, chr’hoong Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk đoọng năl, Bhiệc bhan cha ha roo t’mêê âng acoon cóh đây âi vêy tơợ đanh, ting bhr’dzang lướt âng đha nuôr tơợ zr’lụ Tây Nghệ An moọt ooy Đắk Lắk k’nộ 25 c’moo a hay. Nâu đoo nắc bhiệc bhan chr’nắp cóh c’moo, tu cơnh đêếc tơợ l’lăm n’nắc, apêê  bh’rợ tr’nêng ra văng ha bhiệc bhan bơơn zấp ngai đh’rứah bhrợ têng. Apeê đoo ma pác đoọng apêê c’bhúh văn nghệ, bhrợ n’dza, bhrợ p’nănh, thanh sạp, tết còn, pa chăm x’nur… Nâu đoo nắc đợ bh’rợ cắh choom cắh vêy cóh bhiệc bhan âng ma nứih Thái. “Ra văng bhiệc bhan pêê c’moo muy chu nắc cốh cr’chăl muy c’xêê đoọng ra vănh ha t’ngay bhiệc bhan nắc a đhi a moó công pa bhlâng tr’vâng, lâng mr’hal đương kía t’ngay bhiệc bhan bhrợ têng liêm choom. T’ngay bhiệc bhan cha ha roo t’mêê âng vel Thái xay trúih p’too moon zư đớc râu liêm pr’hay âng ma nứih Thái”.

Ting ma nưíh Thái, đoọng vêy muy hân noo choor chấc nắc râu ha dưr zư lêy âng plêêng k’tiếc lâng apêê a bhô dang pa bhlâng chr’nắp. Tu cơnh đêếc, zấp bêl ha roo cóh ha rêê tơợp đoọm, đha nuôr ắnc bhrợ bhiệc bhan bhuốih a vị t’mêê cơnh lâng cr’noọ pa cắh loom luônh chắp hơnh lâng a bhô dang, plêêng k’tiếc. Nâu đoo công nắc bêl đoọng vel bhươl xay trúih cớ đợ đhr’niêng bh’rợ ty đanh đoọng zư đớc lâng pa dưr râu liêm pr’hay âng  acoon cóh đay.

P’căn Xên Thị Lan, moọt ma mông ooy Đắk Lắk tơợ apêê c’moo 1994 đoọng năl, n’đhơ ặt ma mông đhị đhăm k’tiếc t’mêê n’đhang đha nuôr Thái cóh đâu  công đơơng âng đợ c’léh liêm âng vel đong ty. Râu liêm chr’nắp nắc n’dhdơ plêêng k’tiếc cóh Đắk Lắk lâng Nghệ An pa bhlâng la lay, n’đhang đợ m’ma ha roo tơợ vel đong ty moọt chóh đhị vel đong t’mêê công hay crêê t’ngay c’xêê, choor chấc. ha roo Nghệ An chóh cóh Đắk Lắk nắc hân noo xoót pay công moọt c’xêê 9 âm lịch, đoọng bhiệc bhan cha ha roo t’mêê công dzợ choom bhrợ têng crêê bêl tr’cuôl c’xêê 9 cơnh cóh vel đong ty: “Cóh vel đong nắc công âi vêy, n’đhang moọt ooy đâu ắnc vel đong t’mêê nắc bhiệc bhan n’nâu công p’zay zư đớc. Buôn nắc t’ngay 16 c’xêê 9 apêê đoo chô đơơng ha roo ooy đong, tu cơnh đêếc k’dâng lêy tước c’xêê 9 cóh đâu công vêy ha roo t’mêê lâng zấp ngai đha nuôr cóh đâu công bhuốih, n’đhơ za zum lâng cr’nhăng âng pr’loọng đong”.

Cóh Đắk Lắk, ma nứih Ê đê  cóh đêếc công cha ha roo t’mêê, n’đhang dhr’niêng bh’rợ cắh lấh k’đháp, cha a vị t’mêê bơơn xơợng brhợ moọt bêl ra diu, vêy váih zấp prang apêê cóh pr’loọng đong cơnh lâng đợ ch’na âi loóih zấp t’ngay, vêy p’xoọng lêệ a tứch cắh cậ ha dang đong ngai z’zăng ca van nắc vêy lêệ a óc. Ma nứih Thái nâu câi đơơng âng tước muy đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê chr’nắp ga mắc. Bh’rợ bhuốih bơơn bhrợ lâng apêê bha nuốih pa zêng: a vị đhoóh ta đhoóh tơợ ch’nêếh t’mêê, bơr n’đool ha roo t’mêê, apêê ch’na bhrợ tơợ lệ c’roóc, n’dza bơơn ra pặ liêm đhị apêê a pướih bha nuốih, đớc đhị pợ ta bhrợ đăn x’nur. Ma nứih bh’bhuốih vêy pa nhưa hâng hơnh a bhô dang, plêêng k’tiếc âi đoọng đha nuôr boo crêê đhí liêm, k’tiếc k’buynh liêm g’búh, ha roo a bhoo choor chấc, rơơm kiêng apêê a bhô dang đh’rứah ma tướ pấh cha hâng bh’nơơn, t’bhlâng zooi đoọng ha đha nuôr veye choom bhréh k’rơ, ca bhố ngăn. Lứch bh’rợ bhuốih nắc tước bh’rợ bhui har, cơnh lâng bấc pr’hát xa nul liêm pr’hay.

Đhiêr xòe bơơn bhrợ t’bhứah r’dợ, đanh đanh nắc c’chăl lâng apêê xa nập âng ma nứih Thái nắc đoo đợ t’mooi ch’ngai đăn tước pấh. T’coóh Y Quynh Kbuôr, ma nứih Ê đê, ặt cóh vel Thái, chr’val Ea Kuêh, chr’hoong Cư Mgar đoọng năl, bhiệc bhan ma nứih Thái bhrợ ha t’coóh bơơn năl râu tr’lúc tr’clai văn hóa lâng đoàn kết vel bhươl. “Nâu đoo nắc Tết cha ha roo t’meê âng apêê đoo, n’đhang cu lêy bhui har, liêm pr’hay. Tu nâu đoo nắc văn hóa xã hội, pr’ặt tr’mông âng ma nưuíh Thái cắh muy âng vel bhươl Thái nắc dzợ ting pấh âng bấc ngai cóh zr’lụ, n’dhơ nắc ma nứih Ê đê cóh vel Wing, vel Jun ting pấh bhui har. Nâu đoo nắc râu đoàn kết apêê đoo đơơng tơợ Nghệ An moọt ooy đâu. Râu đâu bhrợ ha cu lêy hâng hơnh bhlâng tu đợ râu âng apêê đoo vêy, vêy ha roo, veye ch’nêếh apêê đoo bhrợ crêê đhr’niêng bh’rợ âng lang a hay, râu liêm pr’hay âng apêê công dzợ bơơn zư đớc”.

  T’ngay đâu, bhiệc bhan cha ha roo t’mêê âng ma nứih Thái cóh chr’val Ea Kuêh, chr’hoong Cư Mgar ting t’ngay ting bơơn bấc t’mooi năl tước. K’đhơợng zư đợ râu c’léh âi vêy l’lăm cóh đhăm k’tiếc t’mêê, bhiệc bhan n’nâu bơơn râu hâng hơnh âng apêê đha nuôr acoon cóh đhị đêếc. Đhị đêếc bhrợ t’váih râu liêm pr’hay ha ta la tranh văn hóa bấc pr’hoọm acoon cóh đhị đhăm k’tiếc Đắk Lắk n’nâu./.

 

Lễ hội mừng lúa mới của người Thái
Nét đặc sắc cho bức tranh văn hóa đa sắc tộc trên vùng đất Tây Nguyên

                                         PV H’Xíu

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Thái đã trở nên quen thuộc, và nét đẹp văn hóa ấy đã được bà con người Thái di cư vào Tây Nguyên tiếp tục gìn giữ. Cứ giữa tháng 9 âm lịch, 3 năm một lần, ở xã  Ea Kuêh (đọc là e-a Quế), huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, mọi người lại nghe thấy tiếng nhạc xòe Thái cất lên nhịp nhàng, lại thấy những cô gái Thái trong bộ sắc phục màu sắc rực rỡ, cổ quàng khăn, uyển chuyển múa vòng quanh cây nêu được trang trí đẹp mắt, dựng sẵn giữa sân nhà sinh hoạt cộng đồng. Tiếng nhạc là tín hiệu báo, lễ hội mừng lúa mới của người Thái, tổ chức trên quê hương mới đến lúc bắt đầu, tạo nên nét đặc sắc cho bức tranh văn hóa đa sắc tộc trên vùng đất cao nguyên Đắk Lắk. 

Bà Kha Thị Quý, ở buôn Thái, xã Ea Kuêh, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc mình đã có từ rất lâu đời, theo bước di cư của bà con từ vùng Tây Nghệ An vào Đắk Lắk gần 25 năm trước. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm, nên từ trước đó cả tháng, các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội được mọi người dân cùng thực hiện. Họ tự phân công các đội tập văn nghệ, nấu rượu cần, làm cung tên, thanh sạp, tết còn, trang trí cây nêu… Đây là những vật không thể thiếu trong lễ hội của người Thái.“Chuẩn bị lễ hội ba năm một lần thì trong vòng một tháng để chuẩn bị cho ngày lễ thì chị em cũng rất bận rộn rất háo hức chờ đợi ngày lễ này cho thành công tốt đẹp. Ngày hội mừng lúa mới của buôn Thái tuyên truyền giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Thái”.

Người Thái quan niệm để có một mùa vụ bội thu thì sự phù hộ của đất trời và các vị thần linh cai quản ruộng đồng là rất quan trọng. Do vậy, mỗi độ lúa ngoài đồng chín thơm nồng, bà con lại làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất. Đây cũng là dịp để cộng đồng ôn lại những phong tục tập quán truyền thống nhằm duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Cụ bà Xên Thị Lan, di cư vào Đắk Lắk từ những năm 1994 cho biết, dù định cư trên vùng đất mới nhưng cộng đồng người Thái nơi đây vẫn mang theo những nét đẹp của quê cũ. Điều thú vị là tuy khí hậu ở Đắk Lắk và Nghệ An rất khác nhau, nhưng những giống lúa từ quê cũ vào gieo trồng nơi quê mới vẫn nhớ đúng lịch, đúng mùa. Lúa Nghệ An gieo ở Đắk Lắk thì mùa gặt vẫn  vào tháng 9 âm lịch, để Lễ hội mừng lúa mới vẫn có thể tổ chức vào đúng rằm tháng 9 như vùng quê cũ:“Ở ngoài quê thì cũng có sẵn rồi nhưng khi vào đây là vùng quê mới thì lễ hội này cũng là giữ lại truyền thống của ngày xưa. Thường thường là ngày 16 tháng 9 người ta mang lúa mới về nhà, cho nên hầu như đến tháng 9 ở đâu cũng có lúa mới và mọi người dân ở đâu cũng cúng, kể cả tập thể, kể cả gia đình”.

Ở Đắk Lắk, người Ê đê tại chỗ cũng mừng cơm mới, nhưng nghi lễ khá đơn giản, ăn cơm mới được thực hiện vào buổi sáng sớm, có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình với những món ăn quen thuộc hàng ngày, có thêm thịt gà hay nhà nào khá giả có thêm thịt heo. Người Thái nay mang tới một nghi lễ mừng lúa mới trang trọng. Lễ cúng được tiến hành với các lễ vật gồm: xôi được nấu từ gạo nếp mới gặt, thủ bò, hai gánh lúa mới, các món ăn chế biến từ thịt bò, rượu cần được xếp khéo léo vào các mâm lễ, đặt trên căn chòi dựng sẵn cạnh cây nêu. Thầy cúng khấn cảm tạ các thần linh, trời đất đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, dâng lên những của lễ với tất cả lòng thành, mong các thần linh cùng hưởng thành quả, tiếp tục phù hộ cho mưa thuận gió hòa, người dân được khỏe mạnh, ấm no. Dứt phần lễ là phần hội, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Vòng xòe được mở rộng dần, thấp thoáng xen giữa những bộ đồ sắc phục của người Thái là những gương mặt của du khách gần xa đến dự hội. Ông Y Quynh Kbuôr, dân tộc Ê Đê, ở buôn Thái, xã Ea Kuêh, huyện Cư Mgar cho biết, lễ hội của dân tộc Thái khiến ông cảm nhận được sự giao thoa văn hóa và đoàn kết cộng đồng. “Đây là Tết mừng lúa mới của họ, nhưng tôi thấy rất mừng, rất tuyệt vời. Bởi đây là văn hóa xã hội, cuộc sống của người Thái mà không chỉ riêng của cộng đồng người Thái mà họ mời tất cả những người dân trong vùng, kể cả người Ê đê ở buôn Wing, buôn Jun tham gia chung vui cùng nhau. Đây là sự đoàn kết họ mang đến từ Nghệ An vào đây. Điều này khiến tôi thấy rất xúc động và rất vui vì những gì họ có, có lúa, có gạo họ cũng làm đúng bản chất, bản sắc dân tộc của họ vẫn luôn mang theo với họ”.

Ngày nay, lễ hội mừng lúa mới của người Thái ở xã Ea Kuêh, huyện Cư Mgar ngày càng được nhiều du khách biết đến. Giữ nguyên những nét độc đáo vốn có nên trên vùng quê mới, lễ hội này được sự đón nhận và cộng cảm của các dân tộc tại chỗ. Qua đó tạo nên nét đặc sắc cho bức tranh văn hóa đa sắc tộc trên vùng đất cao nguyên Đắk Lắk./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC