Bhiệc bhan ch’ploọng óih ( Nhì Ang Chằng Đao) âng ma nứih Dao bhrông đhị Điện Biên
Thứ hai, 00:00, 03/12/2018
Acoon cóh Dao cóh Điện Biên vêy lấh 6.000 cha nắc, k’rong ặt bấc cóh apêê chr’hoong Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa cơnh lâng apêê c’bhúh cơnh: Dao Bhrông, Dao Quần Chẹt, Dao Khâu… Cóh lang ma nứih Dao, vêy bấc đhr’niêng bh’rợ, n’đhang muy cóh bấc đhr’niêng bh’rợ đơơng âng c’léh văn hóa la lay nắc đoo Đhr’niêng bh’rợ ch’ploọng óih. Ma nứih Dao bhrông cóh vel Huổi Sâu, Ch’val Pa Tần, chr’hoong Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên xoọc đâu công dzợ bơơn zư đớc đhr’niêng bh’rợ n’nâu.

 

Vel Huổi Sâu vêy 95 pr’loọng, lấh 430 cha nắc, cơnh lâng 100 % acoon cóh Dao Bhrông đơơng tô Chảo. C’moo đâu ma nứih Dao Bhrông cóh Huổi Sâu âi chơơih pay t’ngay 21/11 dương lịch ( nắc t’ngay 15/10 âm lịch) đoọng bhrợ bhiệc bhan Ch’ploọng óih.

Tơợ đơớh ra diu ra dương, bêl mơ rây tơợp ta căr, công nắc bêl apêê đhr’nong đong cốh vel ang đèn. Pân đil tr’zooi dh’rứah xập xa nập acoon cóh; ha dợ pân jứih cóh đong vêy bh’rợ ra văng bha nuốih đơơng âng tước bhiệc bhan. L’lăm a hay, Bhiệc bhan Ch’ploọng óih đơơng âng cốh tô c’bhúh tu cơnh đêếc nắc muy dưr váih đhị đong  trưởng tô. N’đhơ cơnh đêếc nâu câi âi bơơn bhrợ t’bhứah, đơơng âng râu p’teeẹt pa zum vel bhươl lấh, tu cơnh đêếc đha nuôr buôn chơớih pay đhị trung tâm âng vel đoọng bhrợ têng, đoọng zấp ngai cóh vel choom tước pấh. T’coóh chảo Siêng Tá, t’coóh vel cóh Huổi Sâu, chr’val Pa Tần, chr’hoong Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đoọng năl: “Bhrợ đoọng k’đươi sư phụ lâng binh mã âng đay, a bhô dang ha dưr ha doóc đoọng đha nuôr choom bhrợ cha, hân noo choor chấc, doó ngai jéh ca ay, acoon cha chau dưr liêm choom”.

  Đoọng ra văng ha đhr’niêng bh’rợ n’nâu a pướih bha nuốih vêy zấp: Muy bêệ a cọ a óc ( cắh cậ a óc k’tứi); chom hương; đác chriết; a lắc lâng 5 bêệ ly; bha ar pa cắh đoọng vàng bạc ha c’móch; quẻ âm dương ( lâng muy c’nặt cram bhlắh bơr); 2 hào bạc; ch’nêếh âi bơơn tôm cóh bhai… Beel bha nuốih âi ra văng zấp, tước bêl crêê, đhị râu k’đhơợng xay âng ma nứih pa bhuốih vêy bhrợ têng apêê đhr’niêng bhuốih l’lăm đhị pa pan bhuôih a bhô dang lâng a pướih bha nuốih. Cóh cr’chăl n’nâu, cha gâr, chiing nắc tr’coó xa nul chr’nắp cắh choom cắh vêy, xa nul tr’coó bơơn lêy cơnh poong p’têệt, zooi apêê a bhô dang chô bhui har lâng đha nuôr. Đhr’niêng bh’rợ pa bhlâng chr’nắp, tu cơnh đêếc vêy bơơn xơợng bhrợ bấc chu, cơnh lâng bấc đhr’niêng bh’rợ.

L’lăm bgêl g’lúh bhuốih k’noọ bhrợ, muy bh’nọ óih ga mắc âi bơơn óch đhị m’pâng tang bhứah; pa tước bêl đhr’niêng bh’rợ ca văr âng ma nứih pa bhuốih xang, công nắc bêl óih cát j’jộ. Bấc ngai kiêng bơơn ch’ploọng óih, xang bele ma nứih pa bhuốih zước quẻ âm dương bơơn a bhuy óih đoọng, apêê đha đhâm c’mâr ma nứih Dao cơnh bơơn  chơớih cr’lọ, apêê đoo ch’ploọng z’lấh ooy bha nụ cr’hơơng óih cát. Apêê đoo ch’ploọng lâng dzung ca goóh đhị cr’hơơng óih, n’đhang doó chấc pr’đôm ta óch ốt lâng apêê đoo lêy nắc đoo p’loọng bơơn gợ tước a bhô dang. Ặt cơnh đêếc, a pêê đoo ta tooi p’têệt, ma nứih n’nâu tước ma nứih n’tốh đợ bêl cr’hơơng óih căh dzợ cát. A noo Chảo San Phin. Muy cha nắc ting pấh chploọng moon: “A zi cơnh vêy a buy moọt ooy a chắc, bêl đêếc a cu cơnh pâm poo, đhân đhônh, xang n’nắc a zi der cắh năl râu rí nắc tơợp ch’ploọng ooy óih, cuốch óih. Cuốch óih xang xơợng bhréh k’rơ tân taach lấh”.

  Xang bêl bh’rợ ch’ploọng óih nắ cbêl bh’rợ múa hát, nâu đoo công ắnc muy bh’rợ chr’nắp cóh bh’rợ ch’ploọng óih âng ma nứih Dao bhrông. CÓh bêl Bhiệc bhan ch’ploọng óih vêy bơr manứih bh’bhuốih k’đhơợng lêy, muy cha nắc nắc c’la k’đhơợng bhrợ bhiệc bhan ( Sliêu họ), muy cha nắc nặc k’đhơợng múa ( Khoi tàn). Apêê pr’múa pa zêng vêy: “ Tam nguyên an ham”; pr’múa bha lâng nắc Hìang Chầm đao; pr’múa tal ha rêê, pr’múa coóp coóp, pr’múa a tứch… Nâu đoo nắc apêê pr’má pa cắh c’rơ âng ma nứih tướng quân c’móch, xay pa cắh cớ pr’ặt tr’mông, bhrợ têng zấp t’ngay âng đha nuôr.

Đhr’niêng x’ría nắc bh’rợ ma nứih bh’bhuốih óch zên c’móch đoọng apêê a bhô dang, c’móch a bhuy ha dưr ha doóc pr’loọng đong, tô c’bhúh, đha nuôr vel râu liêm crêê, zư lêy pr’ặt tr’mông yêm têêm. X’ría hơớ nắc múa hát pa cắh bhui har âng vel bhươl. T’coóh Chảo Kiềm Phin, t’coóh múa ( Khoi Tàn) đoọng năl: “Apêê ting pấh ch’ploọng óih nắc đhêêng 8 cha nắc, vêy sư phụ ting zooi vêy choom. Đợ apêê ting ch’ploọng nắc k’đhơợng nhâm veye bréh ca rơ, doó đắh a choo, doó bệch lâng pân đil cóh apêê t’ngay ra văng ch’ploọng”.

Bhiệc ch’ploọng óih buôn bhrợ têng mọot x’ría c’moo cắh cậ tơợp ha pruốt c’moo t’mêê zước a bhuy óih chô đơơng râu têêm ngăn, hơnh muy c’moo bơơn bhrợ choor chấc lâng ga vớh a bhô dang ha dưr ha doóc đoọng ca bhố ngăn, doó ngai jéh ca ay. Nâu đoo nắc c’léh bh’rợ văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr Dao bhrông đhị Điện Biên xoọc đâu. CƠnh lâng c’léh liêm la lay âng acoon cóh, xoọc đâu ngành văn hóa tỉnh Điện Biên xoọc t’bhlâng đoọng zư đớc râu văn hóa n’nâu./.

 

Lễ Nhảy lửa (Nhìang Chằng Đao) của người dân tộc Dao đỏ tại Điện Biên

                        Vũ Lợi

Dân tộc Dao ở Điện Biên có hơn 6.000 người, tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa với các nhóm như: Dao Ðỏ, Dao Quần chẹt, Dao Khâu... Trong vòng đời người Dao có nhiều lễ và hội, nhưng một trong những nghi lễ mang tính bản sắc văn hóa đặc trưng là Lễ nhảy lửa. Người Dao đỏ ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay vẫn còn lưu giữ được nghi lễ này.

Bản Huổi Sâu có số 95 hộ, hơn 430 nhân khẩu, với 100% dân tộc Dao đỏ mang dòng họ Chảo. Năm nay cộng đồng Dao đỏ ở Huổi Sâu đã chọn ngày 21/11 dương lịch (tức ngày 15/10 âm lịch) để tổ chức Lễ Nhảy lửa.

Ngay từ sáng sớm, khi con gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên, cũng là lúc các ngôi nhà trong bản sáng đèn. Phụ nữ tất bật giúp nhau diện trang phục truyền thống; còn đàn ông trong nhà có nhiệm vụ chuẩn bị đồ cúng mang đến lễ. Trước kia, Lễ Nhảy lửa mang tính chất trong dòng họ nên chỉ diễn ra tại nhà trưởng họ. Song ngày nay đã được mở rộng, mang tính cố kết cộng đồng hơn, nên bà con thường lựa chọn địa điểm tổ chức tại trung tâm của bản để mọi người cùng chung vui. Ông Chảo Siêng Tá, già làng uy tín ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên  cho biết.“Làm để mời các sư phụ và binh mã của mình, thần linh, tổ tiên xuống phù hộ cho bà con làm ăn, mùa màng bội thu và trừ tà ma, bệnh tật, ủng hộ con cháu học hành tiến bộ”.

Để chuẩn bị cho nghi lễ này mâm lễ phải có đủ: Một cái đầu lợn (hoặc lợn con); bát hương; nước trắng; rượu và năm cái chén; giấy dó tượng trưng vàng bạc âm phủ; quẻ âm dương (bằng một đoạn tre bổ đôi); 2 hào bạc; gạo đã được gói trong túm vải.... Khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, giờ tốt đến, dưới sự chủ trì của thầy cúng chính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc sẽ thực hiện các nghi thức cúng lễ trước bàn thờ tổ tiên và mâm lễ. Trong suốt quá trình này, trống, chiêng là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu, tiếng nhạc được xem như cầu nối, giúp các vị thần linh về chung vui với dân bản. Nghi lễ cúng rất quan trọng, vì thế sẽ được thực hiện nhiều lần, với nhiều nghi thức.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, một đống củi lớn đã được đốt lên ở khoảng sân rộng; cho đến khi nghi lễ cầu may, cầu phúc của thầy cúng xong, cũng là lúc củi cháy thành đống than hồng rực đỏ. Những người muốn được nhảy lửa ngồi hầu lễ phía sau thầy cúng, sau khi thầy cúng xin quẻ âm dương được thần lửa đồng ý, các chàng trai người Dao như được phù phép, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào nhảy giữa đống than hồng rừng rực. Họ nhảy bằng chân trần trên than hồng, nhưng không bị ảnh hưởng gì đến thân thể, và họ coi đó là cánh cửa chạm đến thần linh. Cứ như vậy, người nọ nối tiếp người kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại. Anh Chảo San Phin, một thành viên tham gia đội nhảy lửa nói. “Chúng tôi như kiểu thần linh nhập vào chúng tôi, lúc đó thì tôi như người nằm mơ, mộng du ấy, sau đó chúng tôi run run người không biết gì bắt đầu nhảy lên bới lửa. Bới xong thấy người tỉnh táo hẳn, thoải mái và khỏe hơn”.

Sau khi nghi thức nhảy lửa là đến nghi thức trình diễn các điệu múa, đây cũng là một nghi thức rất quan trọng trong lễ nhảy lửa của người Dao đỏ. Trong Lễ nhảy lửa có hai thầy cúng đóng vai trò của người quán xuyến, một ông là chủ đám (Sliêu họ), một ông múa (Khoi tàn). Các điệu múa gồm có: “Tam nguyên an ham” hay còn gọi là múa “ra binh vào tướng”; điệu múa chính thức Nhìang Chầm đao; điệu Múa phát nương, múa điệu bắt ba ba; múa gà… Đây là các điệu múa thể hiện sức mạnh của tướng quân âm binh, biểu dương tinh thần thượng võ và tái hiện lại đời sống sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân.

Nghi lễ cuối cùng là việc thầy cúng đốt tiền âm phủ biếu vàng mã để các cụ, ông bà, tổ tiên, các vị thần thánh trở về cõi tiên  và cầu khấn để phù hộ cho gia đình, dòng họ, dân bản mọi sự tốt lành, bảo vệ cuộc sống được thanh bình, yên vui. Sau cùng là phần múa hát thể hiện niềm vui, niềm tin của bản làng qua nghi lễ. Ông Chảo Kiềm Phin, ông múa (Khoi tàn) cho biết.“Đối tượng tham gia nhảy lửa chỉ được 8 người, có sư phụ yểm trợ thì mới được. Những người tham gia nhảy lửa phải đảm bảo điều kiện có sức khỏe bình thường, kiêng không ăn thịt chó, không ngủ với phụ nữ trong những ngày chuẩn bị nhảy lửa”

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm hoặc đầu xuân năm mới cầu thần Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên hiện nay. Với những nét đặc trưng dân tộc, hiện nay ngành văn hóa tỉnh Điện Biên đang rất nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC