Hân noo ha’ọt plêệng k’tiếc cha’cêết ra’ngoóh, đh’rứah lâng đợ g’lúh đhí nắc râu bhrợ p’niên buôn ma jéh k’ay, buôn váih zâp râu cr’ay ooy c’lâng pr’hơơm cơnh k’ay đh’mâl cr’oóh, k’hir, dị ứng, k’hir phát ban. T’ruíh Manứih padứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noon bêl đâu zúp đoọng đhanuôr lâng pr’zợc vêy pa’xoọng kinh nghiệm đắh bhiệc zư lêy c’rơ tr’mung p’niên liêm crêê.
Zư têêm ngăn crêê cơnh đoọng zêl cha’groong pr’lúh hân noo ha’ọt đoọng ha p’niên:
Đoọng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay hân noo ha’ọt ha p’niên liêm choom, lấh mơ nắc đợ pr’lúh cr’ay crêê tước c’lâng pr’hơơm nắc bhiệc zư têêm ngăn đoọng ha p’niên nắc đoo bh’rợ chr’nắp bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc cắh vêy cứ vêy xập xa’nập têêm ngăn đoọng ha p’niên nắc choom. Ahêê nắc lêy đoọng p’niên xập bấc xa’nập xập zúp đoọng bhiệc zư têêm ngăn liêm choom lấh mơ nắc apêê p’niên nắc lêy bhlếh xa’nập xâp 1, 2 lang bêl xơợng pứih. Lấh mơ, nắc lêy taluôn đơợ tất, g’loọp têy, khẩu trang, poọr khăn đhị tuôr lâng pơng pr’nơng len đoọng ha p’niên, tu đợ đhị nâu nắc đợ đhị cắh mặ zâng lâng plêệng cha’cêết. Lấh mơ, đhanuôr nắc lêy pa’xiêr bhiệc đoọng p’niên glúh cóh ngoai đhí cha’cêết, vêy bấc đhí k’rơ.
Bhrợ têng chế độ dinh dưỡng liêm choom đoọng zêl cha’groong hân noo ha’ọt ha p’niên:
Chế độ dinh dưỡng liêm glặp nắc đoo chr’nắp đoọng p’niên k’rơ lấh mơ, bhriêl ta’bách lấh mơ, pậ dal lấh mơ, padưr pa’xớc liêm choom lấh mơ, lâng nắc zúp đoọng p’niên zêl cha’groong pr’lúh cr’ay liêm choom. Hân đhơ cơnh đêếc, đoọng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay hân noo ha’ọt đoọng ha p’niên, chế độ dinh dưỡng cung lêy p’gít đợ bhiệc cơnh đâu:
Lêy têêm ngăn đoọng ha p’niên âm pứih, cha chêện, đác pứih, sữa pứih, ch’na pứih, pr’dzăm pứih…
Lêy pa’xoọng đoọng ha p’niên cha đợ ch’na bấc năng lượng cơnh lê ệ, a’xiu, ngĩ cốc, cr’liêng a’tứch, sữa… đợ ch’na đh’nắh têêm ngăn cơnh hành, hẹ, tỏi… đợ ch’na đh’nắh bấc vitamin tự nhiên cơnh p’lêê p’coo t’mêê, bhơi r’véh..
Taluôn đoọng p’niên cha đợ ch’na vêy đhr’năng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay hân noo ha’pruốt cơnh trà gừng pứih, đác chanh đác a’mát pứih, tỏi, hẹ, hành…
Lêy oó lấh đoọng p’niên âm cha đợ pr’âm ch’na chriết bhrợ k’ay loom luônh cơnh a’puội, k’cập… đợ ch’na đh’nắh đợc cóh tủ chriết cơnh đác chriết, sữa chriết, sữa chua đợc pa’chriết… nắc râu tu bhrợ p’niên buôn k’ay đh’mâl cr’oóh đenh.
Liêm choom bhlâng nắc lêy đoọng p’niên cha bấc ooy t’ngay đoọng p’niên vêy choom cha tết bấc lấh, pachô bấc chất liêm choom lấh lâng k’rơ lấh.
Khuyến khích đoọng p’niên p’gớt chi’ớh bấc lấh mơ đoọng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay hân noo ha’ọt liêm choom
Ooy đợ t’ngay plêệng cha’cêết, apêê p’niên buôn k’pân cắh lấh kiêng chấc chi’ớh p’gớt lâng nâu đoo cung nặc râu tu bhrợ c’rơ zêl cha’groong âng p’niên xiêr, bhrợ padưr đhr’năng dưr váih pr’lúh ooy hân noo ha’ọt nâu. Tu cơnh đâu, đoọng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay liêm choom lấh mơ nắc lêy đoọng p’niên chi’ớh p’gớt bấc lấh cơnh bhiệc chấc tập thể dục cắh cậ chi’ớh lâng p’niên đoọng p’niên ting chi’ớh ooy zâp câu lạc bộ thể dục đoọng pachoom liêm choom zâp t’ngay, cắh cậ đoọng p’niên bhrợ bhiệc đông bấc lấh. p’niên lêy p’gớt chi’ớh bấc nắc vêy c’rơ liêm choom lấh mơ, đhr’năng zêl cha’groong pr’lúh cr’ay liêm choom lấh mơ lâng padưr pa’xớc liêm lấh.
Lêy oó lấh đoọng p’niên ắt pa’đăn lâng zâp râu bhrợ váih pr’lúh cr’ay hân noo ha’ọt:
Moót hân noo ha’ọt, c’rơ zêl cha’groong pr’lúh cr’ay âng p’niên xiêr lấh mơ, tu cơnh đâu, p’niên nắc buôn váih cr’ay hadang taluôn glúh ắt crêê đhí k’rơ, cha’cêết ra’ngoóh, cha đắh râu chriết, nha nhự môi trường, râu bh’năn cóh đông… Tu cơnh đâu, đoọng zêl cha’groonểnp’lúh cr’ay hân noo ha’ọt ha p’niên nắc lêy g’đéch cha’groong đợ bhiệc xay moon tếh./.
Phòng bệnh cho trẻ trong mùa đông
Mùa đông với tiết trời mưa lạnh, hanh khô, cùng với những đợt gió mùa chính là nguyên nhân khiến trẻ em suy giảm sức đề kháng, rất dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, cảm sốt, viêm mũi dị ứng, ho khan, sốt phát ban. Tiết mục Thầy thuốc buôn làng hôm nay giúp bà con và các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe con trẻ đúng cách.
Giữ ấm đúng cách để phòng bệnh mùa đông cho trẻ:
Để phòng bệnh mùa đông cho trẻ hiệu quả đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì việc giữ ấm cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải cứ mặc nhiều áo quần ấm cho trẻ là được. Chúng ta cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt 1 hoặc 2 lớp khi cảm thấy nóng. Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đeo khăn quàng cổ và đội mũ len cho bé, bởi đây là những bộ phận rất nhạy cảm với tiết trời lạnh. Ngoài ra, bà con cần phải hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ ra nơi gió lạnh, có nhiều gió lùa.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh mùa đông cho trẻ:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng để trẻ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, cao lớn hơn, phát triển toàn diện hơn đồng thời còn giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên để phòng bệnh mùa đông cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cũng cần những nét lưu ý riêng như sau:
- Phải đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, luôn ăn nóng uống nóng (nước nóng, sữa nóng, cơm nóng, canh nóng,…).
- Tăng cường bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu năng lượng (thịt, cá, ngũ cốc, trứng, sữa,….), những thực phẩm ôn nhiệt (hành, hẹ, tỏi,….), những thực phẩm giàu vitamin tự nhiên (trái cây tươi, rau xanh,…).
- Thường xuyên cho trẻ ăn những món ăn có khả năng phòng bệnh mùa đông như trà gừng nóng, nước chanh mật ong nóng, tỏi, hẹ, hành…
- Hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm có tính mát dễ gây rối loạn tiêu hóa (nghêu, sò, ốc, ….), những thực phẩm để tủ lạnh (nước lạnh, sữa lạnh, sữa chua để lạnh…) sẽ là nguyên nhân khiến bé yêu rất dễ bị viêm họng, kho kéo dài.
- Tốt nhất hãy cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ có thể ăn nhiều hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để phòng bệnh mùa đông hiệu quả:
Vào những ngày tiết trời đông lạnh, các bé yêu thường rất ngại vận động và đây cũng là nguyên nhân khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong mùa đông đấy. Do đó, để phòng bệnh mùa đông cho trẻ hiệu quả, bạn cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng các biện pháp như tập thể dục hoặc chơi đùa cùng trẻ, cho trẻ tham gia các câu lạc bộ thể dục để tập luyện đều đặn hàng ngày hay đơn giản là nhờ các bé làm việc nhà nhiều hơn. Trẻ vận động nhiều sẽ có sức khỏe tốt hơn, khả năng phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn và phát triển toàn diện hơn rất nhiều
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh mùa đông:
Vào mùa đông, sức đề kháng cơ thể của các bé cũng sẽ có những suy giảm nhất định, chính vì vậy, bé rất dễ mắc bệnh nếu thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh mùa đông như: gió lùa, không khí lạnh, thức ăn lạnh, môi trường ô nhiễm, thú vật có lông,… Do đó, để phòng bệnh mùa đông cho trẻ việc tránh xa những tác nhân này cũng hết sức cần thiết ./.
Viết bình luận