Bhling Hạnh – Ma nứih zư đớc râu chr’nắp văn hóa Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 04/10/2018
Cóh cr’chăl zư đớc râu liêm chr’nắp văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu cóh chr’hoong Nam Giang moon la lay lâng tỉnh Quảng Nam moon za zum cắh choom cắh moon tước t’coóh Bhling Hạnh. Đha nuôr Cơ Tu cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang moon t’coóh lâng dhd’nớc nắc “ r’vai âng da ding ca coong”. 30 c’moo ha nua, t’coóh p’zay ta pun lâng râu chắp kiêng âng t’coó xa nul acoon cóh lâng bấc bh’rợ liêm la lua đoọng zư đớc tr’coó xa nul a coon cóh, “r’vai” âng ma nứih Cơ Tu cóh cr’chăl tr’lúc tr’claanh bhlưa bấc râu văn hóa n’lơơng.

 

  Zấp ra diu, bêl apêê tr’dzốh nhưr dzợ boọ cóh apêê đoong ha la crâng, tơợ đhr’nong đong dh’rơơng âng nghệ nhân 69 c’moo – Bhling

Hạnh nắc dưr đơơr cậ xa nul khèn. Đhr’nong đong đh’rơơng âng t’coóh Bhling Hạnh ặt đhị a ral bha đưn. Zấp bêl t’coóh oọt a bel, plong khèn,

bêl grờm bêl priêng nắc chr’va đơơr prang vel Công Dồn. Đha nuôr Cơ Tu moon nâu đoo nắc xa nul t’mêếh đha nuôr vel zấp ra diu.

 N’niên lâng dưr pậ cóh muy pr’loọng Cơ Tu đha rựt da dô, c’moo 15 c’moo t’coóh Bhling Hạnh ting pấh cách mạng. Xang t’ngay vell đong bơơn pa chô, Bhling Hạnh rạch chô ooy vel đong lâng ting pấh bhrợ cóh bh’rợ Y, Tư pháp xang n’nắc bơơn k’đươi bhrợ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chr’val Zuốih 10 cmoo. Cóh bấc chu lướt tước apêê vel bhươl, lêy Gươl âng đha nuôr Cơ Tu ra hi ra ha cắh vêy dăng zợ, chiing goong đoọng pa cắh đớc, c’bhúh p’niên nắc cắh năl râu rí ooy văn háo a cônh a bhướp đay, n’dhdơ đhưưng toong muy điệu công cắh choom… T’coóh ta u loom bhlâng! Tơợ đêếc, bấc t’ngay doó tr’vâng, t’coóh tước apêê vel cóh chr’val p’too moon đha nuôr chơớc lêy, zư đớc đợ tr’coó xa nul cơnh chiing goong, cha gâr, a bel, a luốt,… Xang n’nắc t’coóh nắc p’zay pa choom đoọng ha c’bhúh p’niên cóh vel ng’cơnh cha ớh tr’coó xa nul âng acoon cóh đay. T’coóh Hạnh xay moon, tu tr’coó xa nul Cơ Tu nắc đoo r’vai âng acoon cóh Cơ Tu; nắc đoo loom tr’kiêng âng nhi ch’roonh zr’muông, loom chắp kiêng pr’ặt tr’mông bơơn lang a hay zư đớc đhị bấc lang tu cơnh đêếc p’zay zư đớc. t’coóh Bhling Hạnh moon: “Acu chắp kiêng tr’coó xa nul âng hêê. Tơợ tứi tu đong đha rựt cắh vêy chiing cha gâr đoọng pa choom. A cu âi chơớc tước apêê t’coóh vel đoọng pa choom, cóh apêê t’ngay bhiệc bhan âng vel a cu coon k’đhơợng pa choom. Tước nâu câi, muy t’ngay cắh bơơn xơợng xa nul âng cha gâr, chiing, âng khèn, âng a luốt, n’jưl… nắc a cu cắh choom bhrợ râu rí. N’đhơ bêl jéh ca ay, ga lêếh k’bao bơơn píah n’jưl, plong khèn bơr pêê pr’lêếh nắc xơợ cóh a chắc a zân hân hil tân taách…!”

Cơnh lâng râu chắp kiêng tr’coó xa nul ma nứih Cơ Tu, 15 c’moo t’coóh Bhling Hạnh âi năl cha ớh bấc râu tr’coó xa nul. Bấc ha dum cha ớh pr’hát xa nul bhiệc bhan,  xa nul cha gâr chiing ca dzriing, xa nul khèn ga đor, xa nul a bel, a luốt chr’va prang da ding ca coong bhrợ ha der da dul bấc pân đil c’mâr.

C’moo 1998, chr’hoong Nam Giang k’đhơợng xay bhrợ t’váih muy chr’val muy c’bhúh cha gâr chiing. Chr’val Zuốih chơớih pay vel Công Dồn tu cóh đêếc vêy t’coóh Bhling Hạnh. T’coóh nắc tước zấp pr’loọng đong coh vel p’too moon, đợ ma nứih vêy z’hai k’rong pa zum đoọng pa choom. T’coóh Hạnh trúih, tr’nơợp công k’đháp bhlâng tu apêê đoo k’chít bêl t’nơợt đhị bấc ma nứih, n’đhang ặt p’too moon, moon nâu đoo nắc văn hóa liêm chr’nắp âng acoon cóh hêê,  t’bhlâng zư đớc, apêê đoo xơợng crêê loom nắc công ma xơợng. T’coóh pa chắp cớ, nâu câi tr’xăl tmêê bấc râu, tr’coó xa nul pr’múa pr’hat công choom bhrợ bhr’lậ đoọng u liêm glặp ha dang cắh buôn pa tâng muy đhị. Cơnh đêếc nắc t’coóh tơợp bhrợ bhr’lậ t’mêê apêê pr’múa, 3 cơnh pr’múa cha gâr ching t’mêê nắc Raroong, Pr’glếch lâng bhiệc bhan ty đanh âi bơơn t’coóh bhrợ bhr’lậ t’mêê liêm choom, lướt pa cắh bấc ooy. Xoọc c’bhúh cha gâr ching vel Công Dồn âi vêy lấh 30 cha nắc, ting pấh bấc g’lúh thi, cha ớh cóh tỉnh lâng bấc vel đong n’lơơng cơnh: Hà Nội, Cần Thơ, Tây Ninh, Đà Lạt, Đà Nẵng.... G’lúh cha ớh pa cắh n’đoo công bơơn bấc ch’ner huy chương vàng, bạc zấp râu.

Đha nuôr Cơ Tu cóh vel Công Dồn tơợ p’niên tước t’coóh zấp ngai zêng chắp nhêr t’coóh Bhling Hạnh.

 Abhướp Hạnh pa choom ha zi pa bhlâng liêm ta níh. A đoo âi pa choom đoọng ha zi loom chắp hơnh văn hóa Cơ Tu. A cu âi ting pấh tân tung da dặ cóh bấc đhị”.

Acu bhui har bhlâng bêl pấh xay trúih p’cắh văn hóa acoon cóh Cơ Tu cóh bấc tỉnh. Đươi vêu râu pa choom đoọng lứch loom âng a bhướp nắc a cu âi lêy văn hóa ty đanh âng hêe liêm cắh cơnh.

Bhướp Hạnh nắc muy cha nắc thầy muy cha nắc caconh chắp nhêr. A đoo bơơn xay moon Nghệ nhân Ưu tú nắc đoo râu bhui har hâng hơnh âng zấp ngai ma nứih Cơ Tu.

T’coóh Nguyễn Văn Phi, Phó Trưởng phòng Văn hóa chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam moon ghít, t’coóh Bhling Hạnh nắc ma nứih toót lang p’zay zư đớc văn hóa acoon cóh đay. A đoo crêê bơơn moon nắc ma nứih “ k’đhơợng đớc râu chr’nắp – pa dưr bh’rợ”, nắc r’vai tr’coóh xa nul âng da ding ca coon n’đắh Tây Quảng Nam. Tơợ tứi, a đoo âi ting chắp kiêng văn hóa ma nứih CƠ Tu. Cóh cr’chăl pa dưr trmông tr’mêếh pr’ặt tr’nợt, vêy râu bil pật ooy văn hóa, cơnh lâng ma nứih nnắc n’jứah cán bộ nhà nước, n’jứah nắc ma nứih chắp kiêng văn hóa Cơ Tu, t’coóh Bhling Hạnh pa bhlâng vêy trách nhiệm lâng bh’rợ zư đớc văn hóa acoon cóh. A đoo âi chơớc lêy ha âu đớc, lướt tước zấp vel bhươl p’too moon đha nuôr zư đớc râu liêm pr’hay âng acoon cóh. Pa bhlâng nắc a đoo âi bhrợ tváih apêê lớp pa choom đoọng k’goóh đhị vel đong, pa choom đoọng ha lang p’niên zư đớc văn hóa. Tước nâu câi, chr’val Zuốih vel đong âng đoo pa bhlâng k’rơ n’đắh bh’rợ văn hóa văn nghệ chroi đoọng ha bh’rợ zư đớc lâng pa dưr râu liêm choom văn hóa.

Hơnh déh c’rơ g’léh lâng loom luônh âng nghệ nhân Bhling Hạnh cóh bh’rợ zư đớc văn hóa ty đanh, Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch âi đoọng ha t’coóh danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. N’đhơ cơnh đêếc, Bhling Hạnh moon, cơnh lâng đoo, ch’ner ga mắc chr’nắp bhlâng nắc bơơn lêy lang p’niên cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih âi choom đhưưng n’toong, tân tung da dự, cha ớh zấp râu tr’coó xa nul acoon cóh lâng năl chắp hơnh văn hóa acoon cóh đay./.

 

Bhling Hạnh – Người giữ lửa văn hóa Cơ Tu

                     A lăng Lợi

Trong hành trình lưu giữ nét đặc sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung không thể không nhắc đến ông Bhling Hạnh. Đồng bào Cơ Tu thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang gọi ông với cái tên trìu mến “linh hồn của núi rừng”. 30 năm qua, ông kiên trì theo đuổi niềm đam mê với âm nhạc dân tộc và bằng nhiều cách làm thiết thực để gìn giữ, bảo tồn âm nhạc truyền thống, “cái hồn” của người Cơ Tu trong dòng chảy của sự giao thoa các giá trị văn hóa.

Mỗi sớm tinh mơ, khi những giọt sương mai còn đọng trên những nhánh hoa rừng tỏa mùi thơm thoang thoảng, từ ngôi nhà sàn của nghệ nhân  69 tuổi – ông Bhling Hạnh lại vang lên giai điệu réo rắt của khèn bè. Ngôi nhà sàn của gia đình ông Bhling Hạnh nằm cheo leo giữa triền đồi. Mỗi lần ông kéo đàn Abel hay thổi khèn bè,  âm thanh lúc trầm lúc bổng lại vang vọng khắp thôn Công Dồn. Bà con Cơ Tu nơi đây bảo, đó là những âm thanh báo thức của dân làng mỗi sớm mai.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Cơ Tu nghèo khó, năm 15 tuổi, ông Bhling Hạnh tham gia cách mạng. Sau ngày quê hương giải phóng, Bhling Hạnh về quê và tham gia công tác trong ngành Y, Tư pháp rồi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Zuôih 10 năm liền. Trong những lần đi đến các thôn, nhìn thấy nhà Gươl đồng bào Cơ Tu trống trơn, không có ché, chiêng để trưng bày, lũ trẻ thì mù mờ với văn hóa truyền thống dân tộc mình, thậm chí một điệu trống chiêng cũng không đánh được... Ông buồn lắm! Từ đó, những ngày rảnh rỗi, ông lại đến từng thôn trong xã vận động bà con tìm kiếm, cất giữ lại các nhạc cụ truyền thống như cồng, trống, chiêng, Abel, Aluôt,…Rồi ông lại cần mẫn chỉ bảo cho lũ trẻ trong thôn cách sử dụng từng loại nhạc cụ dân tộc mình. Ông Hạnh tâm sự, vì âm nhạc Cơ Tu chính là cái hồn của dân tộc Cơ Tu; đó là tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống được cha ông gìn giữ lưu truyền qua nhiều đời nên phải giữ lại. Ông Bhling Hạnh thổ lộ:“Tôi yêu thích âm nhạc của đồng bào mình lắm. Từ nhỏ vì nhà nghèo nên không có sẵn trống chiêng để đánh. Tôi đã lân la đến các già làng để được chỉ bày cách chơi nhạc, trong các dịp lễ hội của làng tôi mới được cầm chơi thử. Đến bây giờ, một ngày không nghe được âm thanh của trống chiêng, của khèn, của a luốt, n’jưl... là tôi không thể làm được việc gì hết. Thậm chí lúc mệt mỏi, đau ốm vặt, tôi lấy n’jưl gãy vài điệu, lấy khèn thổi vài điệu,... là trong người cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái lắm...!

Với niềm đam mê âm nhạc dân tộc Cơ Tu cháy bỏng, năm 15 tuổi, ông Bhling Hạnh đã biết chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ. Những đêm sinh hoạt văn nghệ hay hội làng, tiếng trống chiêng trầm hùng, tiếng khèn réo rắt, tiếng Abel, Aluốt vang vọng khắp núi rừng làm bao trái tim sơn nữ xao động.

 

Năm 1998, huyện Nam Giang chỉ đạo thành lập mỗi xã một đội trống chiêng. Xã Zuôih chọn thôn Công Dồn vì nơi đó có ông Bling Hạnh. Ông phải đến từng nhà trong thôn vận động, thuyết phục những người có năng khiếu tập trung lại để tập luyện. Ông Hạnh kể, ban đầu cũng khó lắm vì họ xấu hổ khi múa trước đám đông, nhưng rồi mình thuyết phục, bảo đây là văn hóa của dân tộc mình, phải giữ gìn chứ, họ thấy vừa cái bụng nên nghe theo. Ông lại nghĩ, bây giờ đổi mới rồi nên điệu nhạc điệu múa cũng phải cải biên cho phù hợp nếu không sẽ dẫm chân tại chỗ. Vậy là ông bắt tay vào cải biên lại các điệu múa trống chiêng, 3 điệu trống chiêng mới là Rarong, Pr’glêch và mừng lễ hội dân gian đã được ông cải biến áp dụng thành công, đi diễn nhiều nơi. Hiện đội cồng chiêng thôn Công Dồn đã có hơn 30 người, tham gia nhiều cuộc thi, biểu diễn trong tỉnh và nhiều địa phương khác như: Hà Nội; Cần Thơ, Tây Ninh, Đà Lạt, Đà Nẵng…. Cuộc thi nào, đoàn của ông cũng được tặng thưởng nhiều huy chương vàng bạc các loại.

Đồng bào Cơ Tu ở thôn Công Dồn từ già đến trẻ đều yêu mến và quý trọng nghệ nhân Bhling Hạnh.

Ông Hạnh hướng dẫn cho chúng tôi rất tận tình. Ông đã truyền được tình yêu và đam mê văn hóa Cơ Tu cho em. Em đã đi biểu diễn  tân tung da dặ ở nhiều nơi.

Em rất vui và vinh dự khi đi quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc Cơ Tu ở nhiều tỉnh. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và truyền đam mê văn hóa của ông Hạnh mà em đã thấy văn hóa truyền thống của mình đẹp và hay biết bao.

Ông Hạnh là một người thầy một cha chú đáng kính. Ông được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú đó là niềm vinh hạnh cho cả dân tộc Cơ Tu Công Dồn.

Ông Nguyễn Văn Phi, Phó Trưng phòng Văn hóa huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khẳng định, ông Bling Hạnh là người suốt đời sáng tạo và lưu giữ văn hóa dân tộc mình qua âm nhạc. Ông xứng đáng là người “giữ lửa - truyền nghề”, là linh hồn âm nhạc của núi rừng miền tây Quảng Nam. “Từ nhỏ ông đã đam mê nghệ thuật văn hóa của người Cơ Tu. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có sự mai một về văn hóa, với một người vừa làm cán bộ nhà nước vừa là người am hiểu văn hóa Cơ Tu, ông Bhling Hạnh rất có trách nhiệm với việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Ông đã tìm tòi, chọn lọc lại, đi đến các thôn, bản để vận động bà con tập luyện lại những bài múa, cách hát- nói lý, cách sử dụng nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt Ông đã mở các lớp giảng dạy miễn phí tại địa phương, hướng dẫn cho thế hệ trẻ để tạo một thế hệ kế cận. Đến nay, xã Zuốih quê hương của ông Hạnh rất mạnh về phong trào văn hóa văn nghệ góp phần cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

Ghi nhận công sức và tâm huyết của nghệ nhân Bling Hạnh trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao tặng ông danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Thế nhưng, Bling Hạnh lại bảo rằng, đối với ông, phần thưởng lớn nhất được thấy thế hệ trẻ ở thôn Công Dồn, ở xã Zuốih có thể đánh trống chiêng, tân tung da dặ, chơi các loại nhạc cụ truyền thống và biết yêu văn hóa dân tộc mình./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC