Bh’rợ băn zư p’niên pr’ang cóh cr’chăl xoọc măm
Thứ tư, 00:00, 05/09/2018
Dinh dưỡng liêm glặp cóh apêê c’moo tr’nơợp âng p’niên pr’ang pa bhlâng chr’nắp cơnh lâng râu dưr pậ banh âng p’niên, pa xiêr đhr’năng lum jéh ca ay lâng chêệt bil. Zư x’mỉ rlêy dinh dưỡng ha p’niên cơnh ooy đoọng liêm glặp cơnh lâng ting cr’chăl pa dưr âng p’niên nắc đoo râu pang ra âng cắh hắt apêê ca căn xoọc vêy ca coon nhum.


Cơnh lâng p’niên n’dup 6 c’xêê bơơn băn lâng đác tóh ca căn nắc cơnh xang bêl pr’ang dâng 1 giờ, ca căn choom t’măm ca coon đoọng đác tóh choom hooi. P’niên bơơn đớp măm đợ đác tóh tr’nơợp mặ cha groong nhiễm khuẩn xang bêl pr’ang lâng đơớh choom u êế, doó buôn lum jéh ca ay. Đớc p’niên măm ca căn lâng zooi p’niên choom c’boọm liêm đoọng măm liêm đác tóh. Đoọng p’niên măm ting cr’noọ lâng choom đoọng măm  ppa lứch muy n’đắh xang n’nắc vêy dzang t’măm n’đắh muy đoọng p’niên bơơn măm đợ liêm râu chất liêm. Râu chr’nắp nắc đoọng p’niên măm muy đác tóh ca căn cóh cr’chăl 6 c’xêê tr’nơợp, tu đác tóh ca căn zấp đoọng ha cr’noọ đác lâng chất dinh dưỡng, n’đhơ doó đoọng p’niên cha p’xoọng ch’na n’hâu, ộm đác.

Cơnh lâng p’niên tơợ 6-24 c’xêê nắc đác tóh ca căn công dzợ nắc đợ ch’na chr’nắp, mặ dâng 70% cr’noọ năng lượng ha p’niên 6-8 c’xêê, 55% bêl p’niên tơợ 9-11 lâng 40% bêl p’niên 12-24 c’xêê. Tu cơnh đêếc, choom t’bhlâng đoọng p’niên măm đanh tước 2 c’moo dh’rứah lâng đoọng cha p’xoọng.

Cha p’xoọng nắc đoọng p’niên cha p’xoọng apêê ch’na n’lơơng dhd’rứah lâng đác tóh ca căn. Ch’na p’xoọng pa chô đợ râu cắh zấp năng lượng lâng apêê chất dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin A…). Cr’chăl tơợp cha p’xoọng nắc bêl p’niê đhiệp bingj 6 c’xêê ( 180 t’ngay cắh cậ 26 tuần) tu cóh rúh n’nâu p’niên nắc tơợp c’léh kiêng cha ộm, c’niêng tơợp chắt, năl đươi n’tác đoong t’moọt ch’na cóh boóp lâng pa choom bh’nhai, đh’rứah lâng vêy đhr’năng tiêu hóa ch’na coóc.

Cha p’xoọng đơớh lấh buôn bhrợ ha p’niên măm cắh lấh bấc, đác tóh cắh lấh hooi cr’đơơng tước bh’rợ măm âng p’niên công xiêr. Lấh mơ, cóh p’niên n’dúp 6 c’xêê, tiêu hóa dzợ nhum, tu cơnh đêếc nắc muy mặ cha ch’na đa đác. Đợ ch’na p’xoọng đa đác buôn cắh vêy dinh dưỡng, cr’đơơng tước pa dưr pậ âng p’niên, dh’rứah lâng cắh zấp râu miễn dịch tơợ đác tóh ca căn bhrợ ha p’niê buôn crêê ca ay, pa bhlâng nắc pa zruốh lâng cr’ay c’lâng ỏ’hơơm. Pa chô cớ, cha ch’na p’xoọng la lấh z’lưa nắc p’niên công buôn oom oóch, cắh chất chất (kẽm, sắt, vitamin, A,B…).

Ch’na p’xoọng choom bấc cơnh lâng brhợ crêê cơnh cr’noọ ha râu pa dưr âng p’niên lâng nắc choom vêy cóh zấp vel đong n’đhang choom zấp  4 c’bhúh ch’na:

C’bhúh tinh bột  tơợ ngũ cốc lâng clang nắc đoo ch’na  vêy bấc năng lượng đoọng pa chô râu cắh zấp năng lượng âng p’niên cóh cr’chăl n’nâu.

C’bhúh chất đạm tơợ lêệ zấp râu lâng c’bhúh a tuông đoọng pa chô râu cắh zấp protein, sắt, vitamin A…

C’bhúh chất l’mặ tơợ n’xiêng nắc đợ ch’na p’xoọng năng lượng lâng bhrợ ha ch’na u nhum buôn lơợn đh’rứah  đoọng bhrợ pa cloóch apêê vitamin cóh chất l’mặ (Vitamin A, D, E, K).

C’bhúh Vitamin lâng khoáng chất tơợ  apêê bhơi r’véh  lâng p’lêê p’coo choom bhrợ ha p’niên mặ zêl râu cắh zấp dinh dưỡng.

Năng lượng tơợ ch’na p’xoọng dâng 200 -300 kcal/t’ngay đoọng ha p’niên 6-8 c’xêê, 300-400 kcal/t’ngay ha p’niên tơợ 9-11 c’xêê lâng 500-700 kcal/t’ngay pơ’niên 12-14 c’xêê.

Đợ g’lúh cha cha  r’dợ bấc ting c’xêê đoọng liêm glặp lâng p’lung âng p’niên. Đoọng p’niên đớp zấp dinh dưỡng, choom pa dzoóc năng lượng ch’na bhrợ pa coóc lấh, choom xăl đoọng muy hun đac úh bột lâng đác sữa cắh cậ 1 zr’hố sữa bột ooy c’bát bột cắh cậ p’xoọng giá a tuông, ú pa clíc đoọng p’niên cha.

Đoọng p’niên cha p’xoọng 2 chu/t’ngay, muy chu 100-150 ml (10 g bột/100ml) cơnh lâng p’niên tơợ 6-8 c’xêê; 3 chu/t’ngay, muy chu 200ml lâng cha p’xoọng muy chu cớ cơnh lâng p’niên 9-11 c’xêê; 3 chu/t’ngay, muy chu 250 ml lâng 2 chu p’xoọng cớ cơnh alang p’niên tơợ 12-24 c’xêê. G’lúh cha cha bha lâng nắc bột pr’chớh, súp coóc lâng bấc ơl ch’na zấp 4 c’bhúh ch’na.

G’lúh cha p’xoọng đơơng đoọng p’xoọng dinh dướng cơnh p’lêê p’coo, sữa lâng apêê bh’nơơn tơợ sữa. Ch’na vêy bấc đường, hắt dinh dưỡng cơnh đác ngam veye ga, kẹo, kem… cắh choom lêy nắc ch’na p’xoọng. Apêê g’lúh cha p’xoọng cắh choom xăl đoọng ha pêê g’lúh cha bhlâng.

Bêl cha p’xoọng, choom đoọng p’niên ộm p’xoọng đác, dâng 100-150ml/t’ngay. Tu cơnh đêếc, choom p’ghít đoọng p’niên ộm p’xoọng đác úh ca joóc đớc pa chriết dâng 400-600 ml/t’ngay./.

 

Cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ

                               Theo Suckhoedoisong.vn

Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là băn khoăn của không ít các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Trong TM Thầy thuốc buôn làng hôm nay chúng tôi gởi đến bà con và các bạn về cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ thì ngay sau sinh trong vòng 1 giờ, bà mẹ nên bắt đầu cho con bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết. Trẻ sẽ nhận được sữa non giúp phòng chống nhiễm khuẩn sau đẻ và thải phân nhanh, tránh bệnh lý vàng da. Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt để trẻ nhận đủ sữa. Cho trẻ bú theo nhu cầu và nên cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Điều quan trọng là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng, không cần cho trẻ ăn thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác (kể cả nước lọc).

Đối với trẻ từ 6- 24 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng, đáp ứng được 70% nhu cầu năng lượng lúc trẻ 6- 8 tháng tuổi, 55% khi trẻ từ 9- 11 và 40% khi trẻ 12- 24 tháng tuổi. Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 năm cùng với ăn bổ sung.

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác cùng với sữa mẹ. Thức ăn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin A...). Thời gian bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày hoặc 26 tuần tuổi) vì ở lứa tuổi này trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, răng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai, đồng thời có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.

Ăn bổ sung quá sớm sẽ làm cho trẻ bú mẹ ít đi, sự tiết sữa giảm ảnh hưởng đến việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, chức năng tiêu hóa còn yếu nên chỉ chấp nhận thức ăn lỏng. Những thức ăn bổ sung dưới dạng lỏng thường ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, đồng thời thiếu hụt các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và hô hấp. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn thì trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất (kẽm, sắt, vitamin A, B...).

Thức ăn bổ sung cần đa dạng và đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thể chất, tinh thần, trí não của trẻ và sẵn sàng có ở từng địa phương nhưng phải có đủ 4 nhóm thức ăn:

Nhóm tinh bột từ ngũ cốc và khoai củ là thức ăn chiếm nhiều năng lượng khẩu phần để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của trẻ ở thời kỳ này.

Nhóm chất đạm từ nguồn đạm động vật và đậu đỗ để bù đắp sự thiếu hụt protein, sắt, vitamin A...

Nhóm chất béo từ dầu mỡ là nguồn bổ sung năng lượng và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, đồng thời là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K).

Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau lá màu xanh thẫm và củ quả có màu vàng đỏ giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Năng lượng từ thức ăn bổ sung khoảng 200- 300 kcal/ngày cho trẻ từ 6- 8 tháng tuổi, 300- 400 kcal/ngày cho trẻ từ 9- 11 tháng tuổi và 500- 700 kcal/ngày lúc trẻ 12- 24 tháng tuổi.

Số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ. Để trẻ nhận đủ dinh dưỡng, cần tăng đậm độ năng lượng thức ăn bằng cách quấy bột đặc hơn, có thể thay thế một phần nước nấu bột bằng một lượng sữa tươi hoặc 1 thìa sữa bột vào bát bột hoặc cho thêm giá đỗ (10g giá đỗ/10g bột) để thủy phân tinh bột làm cho bột lỏng mà không thay đổi thể tích, đảm bảo đậm độ năng lượng.

Cho trẻ ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml (10g bột/100ml) với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml và ăn thêm 1 bữa phụ với trẻ từ 9- 11 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml và 2 bữa phụ với trẻ từ 12- 24 tháng tuổi. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn.

Bữa ăn phụ cung cấp thêm dinh dưỡng như hoa quả, sữa và các sản phẩm của sữa. Thức ăn chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng như nước ngọt có ga, kẹo, kem... không coi là bữa ăn phụ. Các bữa ăn phụ không thể thay thế các bữa ăn chính.

Khi ăn bổ sung, cần cho trẻ uống thêm nước, trung bình 100- 150ml/ngày kể cả lượng nước có trong thức ăn. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội khoảng 400– 600ml/ngày./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC