Bh’rợ bhrợ đong ặt âng ma nứih Mông cóh Hà Giang
Thứ tư, 00:00, 22/08/2018
Cóh apêê acoon c’lâng trúih a ral coong chăng. Đồng Văn, Mèo Vạc âng tỉnh Hà Giang, t’mooi ta luôn bơơn t’đang t’pấh tu râu liêm pr’hay âng crâng ca coong. Cắh muy cơnh đêếc, apêê đoo dzợ lêy liêm pr’hay tu râu liêm la lay âng apêê vel bhươl đha nuôr apêê acoon cóh đơơng âng pr’đhang chóh bhrợ đong la lay. Cóh đêếc nắc đợ đhr’nong đong z’đêr m’poọ k’tiếc âng đha nuôr Mông. Apêê đhr’nong đong zêng vêy pr’hoọm bhrộ âng k’tiếc, dưr n’léh bhlưa apeê g’roong đhêl pr’hoọm bhr’lúuc bhrợ t’váih ta la tranh chríh, bhrợ ha zấp ngai bêl tước đâu công kiêng pa đhêy đoọng mọong lêy.



Ma nứih Mông âi vêy k’ha riêng c’moo đâu ma mông đhị apêê a ral da ding chăng dal, plêêng k’tiếc mốp bênh âi bhrợ tước pr’đhang bh’rợ đong ặt âng ma nứih Mông. Tơợ pr’chắp ma mông, môi trường ma mông âi dưr váih râu liêm la lay cóh pr’đhang bhrợ đong nắc đong m’poọ a bhị, chr’pợ ngói cắh cậ chr’pợ plăng lieem glặp lâng pr’ặt tr’mông âng apêê đoo, cơnh lâng pr’đơợ n’jứah k’đhơợng zư đớc ngăn moọt hân noo ha ót, đh’hi đhí cóh hân noo ch’noọng lâng nắc choom cha groong apêê a rập a bhuy, a đhắh dzăm.

Đong z’đêr a bhị ting cơnh xay moon âng đha nuôr cóh đâu vêy choom năl nắc vêy z’đêr đong bhrợ lâng k’tiếc. Đoọng z’đêr a bhị, đha nuôr nắc bhrợ bấc khuôn n’loong vêy dal 1,5 m, bhứah 0,45 -0,5 m. Bêl bhrợ z’đêr k’tiếc, apêê đoo n’tóh k’tiếc bịng khuôn n’loong, đươi apêê bêệ n’loong m’bhí pa tanh k’tiếc. K’tiếc đươi đoọng m’poọ  bhrợ z’đêr nắc đoo k’tiếc liêm doó vêy tr’lúc lâng ríah n’loong, đhêl ga mắc, x’xriing. Bêl bhrợ têng z’đêr k’tiếc, apêê đoo k’rong k’zệt đha đhâm bhréh k’rơ cóh vel tước zooi; âi cơnh đêếc nắc khuôn n’nâu p’têệt lâng khuôn n’tốh pa tước bêl bhrợ liêm xang.

Bấc z’đêr k’tiếc bơơn m’poọ bhrợ pa tíh, mâng. Xang bêl m’poọ z’đêr k’tiếc xang, c’la đong nắc vêy chơớih pay t’ngay crêê c’xêê liêm, choom lâng ma nứih c’la đong nắc vêy đoọng moọt ooy crâng col pay n’loong chô bhrợ t’noọl, coong chr’léh nắc tơợp cha pợ. N’đắh k’rong pa zêng, pr’đhang chóh đong âng ma nưuíh Mông, n’đhơ pậ tứi zêng vêy 3 gian 2 p’loọng (pa zêng muy p’loọng bhlâng, muy p’loọng la lêếh lâng 2 p’loọng a lúh. Dhr’nong đong choom vêy muy cắh cậ 2 zr’múh đong. Pêê gian đong bhlâng âng ma nứih Mông bơơn ra pạ liêm glặp. gian n’đắh a đai nắc đươi đoọng đớc ta pêếh z’zêệ lâng cliệu bệch âng díc điêl c’la đong; gian n’đắh a toọm nắc đớc ta pêếh hang óih lâng cliệu bệch ha t’mooi; gian m’pâng buôn bhứah lấh nắc đhị đớc pa pan bh’bhuốih, công nắc đhị đoọng tợt prá lâng t’mooi, ộm cha âng pr’loọng đong.

Moọt lum đong z’đêr k’tiếc âng a noo Giàng Mí Sử ma nứih Mông cóh chr’hoong Mèo Vạc, a moó Hà Thị Liên t’mooi cóh tỉnh Tuyên Quang xay moon: Bêl bh’dzang moọt ooy đong n’nâu acu xơợng l’na, bhứah bháih. Pa bhlâng nắc cóh m’pâng tang vêy zr’lụ bha lếp đhêl ha p’niên cha ớh bhrợ râu yêm têêm, bhui har.

P’loọng bhlâng âng ma nứih Mông buôn bhrợ lâng n’loong liêm. P’loọng zấp bêl công ta hơ ooy cr’loọng, cắh vêy ta hơ ooy tang. Ma nứih Mông cắh đươi dua bản lề, cr’lăng p’loọng bhrợ lâng nam nắc zêng bhrợ lâng n’loong, tu đha nuôr Mông lêy p’loọng ta hơ ca đấp nắc đoo loom luônh ma nưih, ha dang bhrợ bản lề nam nắc u proọng bơơn p’ma moon cơnh coóih bhoọt, cơnh đêếc nắc căh choom pa cắh loom liêm, râu chắp hơnh t’mooi âng c’la đong. Cóh p’loọng bha lâng, đong âng ma nứih Mông dzợ vêy p’loọng la lêếh, nắc đoọng đơơng  đoọng pr’đươi ha mứih cắh dzợ moọt ooy đong bêl pấh a bhuy. Nắc  muy bêl đơơng lướt tập vêy lướt z’lấh p’loọng bhlâng.

Muy râu la lay cớ cóh pr’đhang bh’rợ đong âng ma nứih Mông, nắc đoo zấp đhr’nong đong buôn ra pặ đhêl bhrợ g’roong. Đoọng vêy bơơn g’roong đhêl liêm xang ga ving prang đong lâng đhăm k’tiếc ruộng dâng 200-300 mét vuông, c’la đong dhd’rứah lâng ma nưuíh đong vêy bêl bil t’c’xêê lướt chơớih đhêl  lêy đhêl ha bvoóh prang đong lâng chô ra pặ ra đhơơn bhrợ g’roong. Đợ c’cọ đhêl vêy pậ tứi la lay cơnh nắc bơơn bọ ra đhơơn muy ooy, brhợ t’váih đợ g’roong nhâm mâng, tíh liêm nắc chấc đươi râu rí đoọng lêệt pa zum. Bêệ c’riing n’loong vêy chr’pợ lâng lêệt bha ar bhrôông c’chăl  bhlưa g’roong  đhị đăn p’loọng đong, bơơn đha nuôr mông bhrợ pa liêm bhrợ t’váih râu têêm ngăn cóh m’pâng hân noo cha kêết cóh coong chăng.

Dzoọng đhị g’roong đhêy đăn đong âng đay, a noo Thà Minh Chơ, ma nứih Mông cóh chr’hoong Mèo Vạc, xay moon: Dha nuôr Mông zê ra pặ đhêl bhrợ g’roong cơnh đêếc nắc đoọng zư . Moọt hân noo p’răng doóh púih, hân noo cha kêệt nắc doó lấh cha kêệt. Nắc apêê z’đêr đêl choom za đêr đhí.

Râu liêm pr’hay bhlâng cóh pr’đhang đong âng ma nưih Mông nắc đhị apêê g’roong đhêl, đha nuôr buôn chóh tơơm đào, tơơm mận, mơ. Bêl hân noo ha pruốt tước, râu liêm pr’hay âng pr’hoọm bhr’lúuc âng g’roong đhêl lâng pr’hoọm bhrộ rơớc âng đhr’nong đong nắc cớ bơơn t’boọ p’xoọng pr’hoọm bhrôông âng pô đào, poo bhoóh choóh âng mơ, mận, lê… zấp râu cơnh hr’lúc bhrợ t’váih muy ta la tranh crâng bhơi liêm pr’hay cóh m’pâng coong chăng.

Z’lấh k’ha riêng c’moo, ma nứih Mông Hà Giang t’ngay đâu công cắh pa đhêy bhrợ t’váih tmêê đoọng bhrợ pa liêm dhr’nong đong âng đay liêm glặp lâng pr’đơợ xoọc đâu, n’đhang công doó ha vil zư đớc râu liêm pr’hay la lay âng acoon cóh đay./.

 

Kiến trúc nhà ở của người Mông ở Hà Giang

Tô Tuấn

Trên những con đường men theo sườn núi lên cao nguyên đá, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, du khách luôn bị thu hút bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Không những vậy, họ còn bị lôi cuốn bởi cảnh đẹp của những bản làng đồng bào các dân tộc mang lối kiến trúc độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông. Các ngôi nhà đều có màu nâu vàng của tường đất, nổi bật giữa những hàng rào đá màu xám tạo nên một bức tranh hoang sơ, kỳ bí, khiến bất cứ ai khi đi ngang qua cũng muốn dừng lại ngắm nhìn.

       Dân tộc Mông đã hàng trăm năm nay sống trên các triền núi đá cao, khí hậu lạnh khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mông. Từ quan niệm sống, môi trường sống đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc của ngôi nhà trình, tường bằng đất, lợp ngói hay lợp lá tranh phù hợp với cuộc sống của họ, với ưu điểm vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ…

       Nhà trình tường theo cách giải thích của người dân ở đây có nghĩa là có tường nhà làm bằng đất. Để trình tường nhà, bà con phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng 0,45 m- 0,5 m. Khi trình tường, người ta đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những chiếc vồ nền chặt đất. Đất dùng để trình tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Khi tiến hành trình tường, người ta huy động vài chục thanh niên trai tráng trong làng đến giúp; cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi hoàn thành.

        Những bức tường nhà được đập bằng phẳng, vuông vức, chắc chắn. Sau khi trình tường xong, gia chủ mới tiến hành chọn ngày tốt, hợp với tuổi chủ nhà mới để vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc và tiến hành lợp mái. Về tổng thể, kiến trúc ngôi nhà của người Mông, dù to hay nhỏ đều phải có 3 gian 2 cửa (gồm một cửa chính, một cửa phụ và thường có 2 cửa sổ. Ngôi nhà có thể có một hoặc 2 chái nhà. Ba gian nhà chính của người Mông được sắp xếp hợp lý. Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách; gian giữa thường rộng hơn 2 gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình.

       Vào thăm nhà trình tường của anh Giàng Mí Sử dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, chị Hà Thị Liên du khách ở tỉnh Tuyên Quang nhận xét: "Khi mà bước vào cửa ngôi nhà này cho tôi cảm giác rất thoải mái, không gian khá rộng. Đặc biệt ở giữa sân có một khoảng sân lát đá cho trẻ con vui đùa tạo nên cảm giác ấm áp, bình yên."

      Cửa chính nhà của ngưòi Mông thường làm bằng gỗ tốt. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người Mông không sử dụng bản lề, then chốt cửa làm bằng sắt mà làm hoàn toàn bằng gỗ, bởi người Mông coi cánh cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, nếu làm bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm, như thế không thể hiện lòng tốt, sự hiếu khách của chủ nhà. Ngoài cửa chính, nhà của người Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.

        Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc nhà truyền thống của người Mông là tất cả các ngôi nhà thường được xếp đá làm hàng rào. Để có được hàng rào đá hoàn chỉnh bao quanh ngôi nhà và mảnh đất rộng chừng 200 – 300 m2, gia chủ cùng với người thân có khi phải mất hàng tháng trời nhặt những mảnh đá vỡ quanh nhà về xếp thành hàng rào đá. Những viên đá có kích cỡ khác nhau với nhiều góc cạnh được xếp lèn vào nhau, tạo nên bức tường bao kiên cố, phẳng mà không cần sử dụng chất kết dính nào. Chiếc cổng gỗ có mái và dán giấy đỏ xen giữa bờ rào đá trước nhà, được người Mông trang điểm tạo nên vẻ ấm cúng giữa cái lạnh mùa đông ở Cao nguyên đá.

        Đứng bên hàng rào đá trước ngôi nhà của mình, anh Thà Minh Chơ dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, giải thích: "Đồng bào Mông mình xếp hàng rào đá rộng như vậy để bảo vệ. Vào mùa nắng không nóng, còn mùa lạnh thì bớt rét. Mà các tường đá nó cũng che được gió".

        Điều ấn tượng nhất trong kiến trúc nhà của người Mông là bên những hàng rào đá, đồng bào luôn trồng những cây đào, cây mận, cây mơ. Khi mùa xuân đến, nét đẹp nguyên sơn, thơ mộng màu xám của hàng rào đá và màu nâu vàng của ngôi nhà trình tường lại được tô điểm bởi màu đỏ của hoa đào, màu trắng muốt của hoa mơ, hoa mận, hoa lê…tất cả như hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên độc đáo giữa cao nguyên đá.

      Trải qua hàng thế kỷ, người Mông Hà Giang ngày nay vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như trong sinh hoạt, lao động sản xuất mà vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC