Bh’rợ chiêm cha niêm âng đha nuôr Cơ Tu: bh’rợ liêm coh da ding ca coong
Thứ năm, 00:00, 27/02/2020
Ma nưih Cơ Tu bâc năc ma mông coh truih da ding Trường Sơn âng apêê chr’hoong Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang âng tỉnh Quảng Nam lâng chr’hoong Nam Đông, Alưới âng tỉnh Thừa Thiên Huế. N’đhơ ma mông coh bâc zr’lụ la lay đhị, cr’đơơng tu bâc râu, n’đhang apêê đhr’niêng cr’bưn liêm pr’hay tơợ lang a hay âng đha nuôr Cơ Tu âng dzợ bơơn zư đơc liêm.... Coh đêêc vêy đhr’niêng bh’rợ chiêm cha niêm p’têêt pa zum vel ma nang.

Đhị tang đong t’cooh A lăng Bhlaanh ăt coh vel Agrồng, chr’val A Tiêng, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bhui har p’rá c’chăng âng đha nuôr Cơ Tu. T’ngay đâu, đong t’cooh Alăng Bhlaanh vêy xa xao tươc tr’mooi. Ting đhr’niêng âng ma nưih Cơ Tu coh zr’lụ da ding ca coong Quảng Nam, tơơp c’moo, đong chuih da a xao buôn tươc lươt tr’mooi, lươt r’dáo. Đong cha chuih năc buôn đơơng âng, căh câ băn đong xa xao đợ acoon bơr dzung lâng căh ma dzung cơnh a xiu, a tưch a đha... Ha dợ đong xa xao năc đơơng âng căh cậ băn đong chuih da lâng acoon puôn dzung. Đha lum tơơp c’moo, đong t’cooh Alăng Bhlaanh bơơn xa xao đơơng đoọng muy bha lêch a oc ga măc. Zâp ngai c’bhuh xoọng âng t’cooh Bhlaanh zêng bơơn k’đươi tươc pâh bhui har. Xang bêl a oc bơơn bh’zi p’chêên đoọng zâp ngai đăh cha. Mơ dzợ u xưa năc vêy chiêm ting cha niêm k’tứi k’độ lâng ha la a riêt mr’cơnh đoọng ha ting pr’loọng đong c’bhuh xoọng. T’cooh Bhlaanh moon:“Cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu, n’đhơ ma mông đhị ooy, âi vêy ngai bơơn a đhăh dzăm, căh cậ vêy ngai đoọng a oc a châr, căh cậ coh vel vêy bhrợ bhiệc ga măc za zum, zâp bêl công zêng vêy bhrợ chiêm cha niêm ha zâp ngai coh vel. Ha dang a đhăh dzăm, a tưch a đha k’tứi năc chiêm ting tr’pêêh đong. ha dang ga măc năc chiêm ting cha năc ma nưih, k’độ coh ha la a riêt chiêm đoọng muy ngai m’bứi. N’đhơ đợ cha niêm căh bâc, n’đhang bêl đơp cha niêm, zâp ngai công bhui har, tu năc đoo hun pr’hêl âng vel bhươl đơc đoọng ha đay.”

Ting bâc t’cooh vel Cơ Tu, đhr’niêng chiêm cha niêm dưr vaih tơợ bh’rợ cha za zum âng đha nuôr da ding ca coong coh apêê t’ngay bhiệc bhan cha ha roo t’meê, xay xơ ma nưih, r’dáo coh t’ngay ha pruôt.... Năc ting cr’đơơng pr’đơợ lâng đhr’niêng âng ting zr’lụ năc đha nuôr Cơ Tu buôn chiêm đoọng cha niêm lêệ hât căh cậ lêệ chêên. Hun lêệ n’nâu choom k’xic lâng tr’vănh căh cậ k’độ lâng ha la a riêt đoọng chô đơơng ooy đong.

Bêl a hay, ha dang muy ngai vêy bơơn muy pnong chr’gơơng căh cậ xoọng oih công zêng ma glơớc đơơng ooy Gươl bh’zi đăh đh’rưah. A coon a đhăh dzăm  xang bêl bh’zi p’chêên nắc chiêm mr’cơnh lâng prang vel đăh đh’rưah. Ch’ner ha ngai bơơn nắc vêy đoọng bêệ chr’lang. Ha dang ma nưih n’năc vêy bh’rợ kiêng tươc lêệ n’nắc đoọng băn t’mooi năc vel pac đoọng p’xoọng muy bêệ p’lâu dzợ, ting cr’đơơng âng cr’noọ bh’rợ. Lâh n’năc, đợ hun lêệ bơơn đơơng chô tơợ đong xa xao căh cậ chuih da, đha nuôr Cơ Tu công buôn chiêm ting ta pêêh coh vel. N’đhơ nắc đhêêng bơr pêê n’cọ n’đhang k’rong k’độ bâc chr’năp liêm loom, pa bhlâng năc bâc bêl bhiêc bhan tết nhất. Ting a noo Pơloong Plênh, ăt coh vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nâu đoo năc muy đhr’niêng bh’rợ liêm chr’năp, lang p’niên cơnh a noo choom zư đơc lâng pa dưrr:“ Cơ Tu hêê tơợ a hay âi vêy bâc đhr’niêng bh’rợ pr’hay, liêm, zâp ngai zêng bhui har xơợng đươi. Coh đêêc vêy đhr’niêng chiêm cha niêm. Đhr’niêng n’nâu pa căh ghit pr’ăt liêm âng vel ma nang, râu đoàn kết, tr’pac, tr’zooi âng đha nuôr hêê choom zư đơc. Chơớ hơơ nâu câi đhr’niêng n’nâu vêy cơnh k’noọ bil ă.”

  Pr’ăt tr’mông ăt ma mông đanh âi bhrợ t’vaih pr’ăt bh’rợ liêm pr’hay, zooi đha nuôr Cơ Tu ăt ma mông liêm muy cơnh mâng nhâm, đhị bh’rợ chiêm cha niêm. Lâh apêê ngai coh vel, n’đhơ apêê p’niên dzợ coh luônh ca căn coong bơơn chiêm cơnh apêê n’lơơng. N’đhơ năc apêê căh dzợ ma mông căh âi tr’zap c’moo công chiêm đoọng. Đha nuôr moon, r’vai âng apêê đoo căh ma mông coh cr’chăl muy c’moo công dzợ ăt lâng vel. Ting n’năc, hun lêệ n’nâu năc đoọng ooy đong apêê đoo n’năc đơp. Ting t’cooh Alăng Bưng, Phó Phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, râu đâu pa căh chr’năp ăt ma mông liêm âng acoon ma nưih, pa chăp tươc râu ma mơ mr’cơnh lâng zâp ngai đha nuôr:“Đhr’niêng chiêm cha niêm năc đoo đoọng tr’pac tr’đoọng, coh bêl zâp ngai zr’năh k’đhap năc ma nưih vêy tr’pac đoọng ha ma nưih căh vêy. Cơnh đêêc, vêy choom bhrợ pa liêm pr’ăt tr’mông, tinh thần đoàn kết dal. Coh cr’chăl đêêc doó râu châc cr’đơơng tu cơnh đêêc ma mông cơnh đêêc năc liêm glăp. Đhr’niêng chiêm cha niêm liêm chr’năp năc đhị, tinh thần đoàn kết, tr’zooi tr’đoọng... Xooc đâu, tu bâc râu cr’đơơng, dhr’niêng chiêm cha niêm căh dzợ bơơn bhrợ têng ta luôn coh vel bhươl. N’đhơ cơnh đêêc đợ pr’zơc chr’ơh, đhi noo đăn năc công dzợ bơơn zư đơc.”

  Tu bâc rau cr’đơơng, đhr’niêng chiêm cha niêm âng đha nuôr Cơ Tu vêy cơnh bil, n’đhang coh muy bơr vel Cơ Tu da ding ca coong Quảng Nam công dzợ bơơn zư đơc. Nâu đoo năc muy c’leh liêm coh bh’rợ ăt ma mông âng đha nuôr da ding ca coong choom zư đơc lâng pa dưr liêm glăp lâng pr’đơợ la lua./.

Tục chia phần của đồng bào Cơ Tu: Nét đẹp vùng cao

(Alăng Lợi + Alăng Hương)

Dân tộc Cơ Tu đa phần sinh sống trên dãy Trường Sơn, thuộc các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Đông, A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dù sinh sống ở nhiều vùng miền khác nhau, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, nhưng các phong tục truyền thống đặc sắc của dân tộc Cơ Tu vẫn được bà con bảo tồn và gìn giữ... Trong đó có tục chia phần để gắn kết cộng đồng làng bản...

Trước sân nhà của ông Alăng Bhlaanh ở thôn Agrồng, xã A Tiêng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam rộn ràng giọng cười nói của bà con Cơ Tu. Hôm nay, nhà ông Alăng Bhlaanh mở tiệc mừng con rể đến thăm. Theo phong tục của người Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam, đầu năm, thông gia hai bên thường tổ chức đến thăm nhau (người Cơ Tu gọi là R’dáo). Nhà gái thường mang biếu hoặc đãi khách nhà trai bằng những con vật hai chân và không chân như gà, vịt, cá... Còn nhà trai thì mang biếu hoặc đãi khách nhà gái bằng những con vật bốn chân. Nhân dịp đầu năm, nhà ông Alăng Bhlaanh được con rể đến thăm mang biếu con lợn khoảng một tạ. Tất cả bà con họ hàng của ông Bhlaanh đều được mời đến chung vui. Sau khi con lợn được mổ làm thịt, những miếng thịt tươi được cắt nhỏ và chế biến chín để đãi họ hàng thân thuộc. Số thịt còn dư sẽ gói lại từng phần nhỏ bằng lá chuối chia đều cho từng hộ gia đình họ hàng. Ông Bhlaanh nhấn mạnh: “Với đồng bào Cơ Tu, bất kể ở vùng nào, hễ ai có bắt được thú rừng hay được biếu con vật, hoặc trong làng tổ chức lễ hội ăn trâu chung vào dịp sự kiện nào đó, đồng bào cũng đều thực hiện những cuộc chia phần cho các thành viên trong làng. Nếu con thú nhỏ thì chia theo hộ gia đình. Nếu con thú to thì chia theo đầu người, đựng trong lá và chia cho mỗi người một ít. Dù số lượng thịt không nhiều nhưng khi nhận được cha’niêm (phần thịt), ai cũng rất vui, bởi đó là phần quà ý nghĩa mà cộng đồng dành tặng riêng cho mình.”

Theo nhiều già làng Cơ Tu, tập tục chia phần xuất phát từ việc “ăn chung” của cộng đồng vùng cao trong các dịp lễ hội ăn mừng lúa mới, cưới hỏi, r’záo (thăm viếng nhau) trong ngày xuân… Tùy theo phong tục của từng vùng mà đồng bào Cơ Tu thường phân chia thịt khi đã chín hoặc còn sống. Phần thịt này có thể được xâu bằng dây lạt theo vòng hoặc có thể gói trong lá chuối tươi để mang về nhà.

Ngày xưa, khi một chủ hộ nào đó bắt được con nai, con hoẵng cũng đều “sung công” cho làng một cách tự giác, không bị bắt buộc. Con thú sau đó sẽ được làm thịt, rồi chia đều và cả làng ăn chung. Phần thưởng cho người bắt được thú thường là hai thăn thịt lưng. Trong trường hợp người chủ hộ có việc gia đình cần dùng đến thịt đãi khách thì sẽ được dân làng cho thêm một cái đùi, tùy theo nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, những phần thịt (hoặc cá) nhà gái mang về từ đám cưới hay có quà biếu từ một người nào đó, đồng bào Cơ Tu vẫn thường chia theo hộ trong làng. Dù chỉ vài miếng nhưng chứa đựng giá trị tình cảm thắm thiết gắn bó, nhất là những dịp lễ hội, tết nhất. Theo anh Pơloong Plênh, ở thôn Prning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đây là một tập tục đẹp và nhân văn, thế hệ trẻ như anh cần lưu giữ và phát huy: “ Cơ Tu mình từ xa xưa đã có rất nhiều luật tục hay, mọi người đều rất vui vẻ và thực hiện theo những luật tục ấy. Trong đó có tục chia phần. Tục này thể hiện rõ tính cộng đồng, tình đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi của đồng bào chúng ta cần lưu giữ. Rất tiếc tục này hiện nay có phần mai một.

Cuộc sống cộng cư lâu đời đã tạo nên nếp sinh hoạt đẹp đẽ, giúp đồng bào Cơ Tu gắn kết cộng đồng một cách bền chặt, thông qua tập tục chia phần. Ngoài các thành viên chính thức của làng, những em bé trong bụng mẹ dù chưa chào đời vẫn được đồng bào để dành phần riêng như các thành viên khác. Thậm chí, ở một số vùng, đồng bào Cơ Tu vẫn giữ tục chia phần cho người đã mất chưa giáp năm. Bà con quan niệm rằng, linh hồn người mất trong vòng một năm vẫn còn ở trong làng. Theo đó, phần thịt này sẽ do gia đình người mất được hưởng theo phong tục của làng. Theo ông Alăng Bưng, Phó Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, điều này thể hiện giá trị nhân văn trong tập tính cộng đồng, hướng đến sự bình đẳng và công bằng giữa mọi cư dân: “Tục chia phần mang tính chất chia sẻ, trong lúc mọi người khó khăn thì người có sẻ chia cho người không có. Như vậy, sẽ điều hòa cuộc sống, tinh thần đoàn kết cao. Ở thời điểm đó không bị chi phối gì cả nên sống như vậy rất hợp lý. Tục chia phần rất hay ở chỗ đó, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau... Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan, tục chia phần không còn được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng. Tuy nhiên, những bạn bè thân thiết, anh em họ hàng gần thì vẫn duy trì.

Do nhiều yếu tố khách quan, tục chia phần của bà con Cơ Tu có thể mai một phần nào, nhưng ở một số bản làng Cơ Tu vùng cao tỉnh Quảng Nam vẫn còn lưu giữ tập tục này. Đây là một nét đẹp trong cách ứng xử của đồng bào vùng núi cao cần được lưu giữ và phát huy phù hợp với điều kiện thực tế./.

                                         

                                                                                                              Ảnh: B'riu Quân

 

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC