(Thực hiện: Vơ nich Oang)
Hiện nay, tại các huỵên miền núi tỉnh Quảng Nam thời tiết đang chuyển lạnh. Trong khi đó, điều kiện mặc ấm, giữ sức khoẻ tốt của bà con ở miền núi còn nhiều khó khăn. Do đó, dễ gây bệnh vào mùa lạnh, nhất là viêm họng. Sau đây, bác sĩ Briu Quang, Trung tâm Y tế huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam sẽ hướng dẫn bà con cách phòng và điều trị viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ.
PV: Xin chào bác sĩ Briu Quang, TTYT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Thưa bà con và các bạn!
Trong điều kiện thời tiết giao mùa, ở huyện miền núi thời tiết lạnh nhiều, đây sẽ là điều kiện cho các bệnh mùa lạnh dễ xuất hiện. Nhất là viêm họng, một bệnh lý viêm nhiễm mà người lớn hay trẻ nhỏ cũng dễ bị viêm nhiễm khiến cổ họng bị đau. Vậy bác sĩ Briu Quang cho bà con biết nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bác sĩ Briu Quang: Xin chào bà con!
Nguyên nhân gây ra viêm họng là do ô nhiễm môi trường. Dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng có thể viêm họng. Khi ở trong môi trường không khí bị ô nhiễm nên thường xuyên hít các chất độc hại như là bụi đường, khí bụi ở trong sinh hoạt.
Khi thời tiết thay đổi cũng dễ bị mắc viêm họng, thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh.
Uống nước đá trong mùa hè nóng cũng dễ mắc bệnh viêm họng.
Vệ sinh cổ họng chưa sạch, tạo một lớp chứa vi khuẩn trong cổ họng và gây viêm nhiễm.
Vi rút ngoài không khí cũng có thể tạo viêm nhiễm cổ họng khi chúng ta đi ra ngoài hít phải.
Đối với trẻ em hay mắc viêm họng do cha mẹ cha sóc không kỹ. Nhất là ở miền núi, cha mẹ hay bỏ bê con cái. Trời lạnh, khi ra ngoài không mặc ấm cho con. Cho trẻ vui chơi ngoài trời rất dễ gây viêm nhiễm họng.
PV: Vậy làm sao để dễ nhận biết và cách chữa trị viêm họng. Thưa bác sĩ?
Bác sĩ Briu Quang:
+ Thứ nhất, bệnh nhân sẽ nghe đau trong cổ họng, khi uống nước, nuốt nước bọt đều nghe đau cả. Cũng có người bình thường thì không nghe đau, khi nuốt mới đau.
+ Thứ hai là gây sốt, sốt rất cao.
+ Thứ ba, nó hôi trong miệng, hơi thở cũng hôi.
+ Thứ tư, gây ho, ho dai dẳng, ho đờm (đờm xanh hoặc vàng) thậm chí có người ho ra máu.
Lúc đó, lấy đèn pin rọi vào họng nhìn thấy họng đỏ và sưng. Có người bị nung mủ trong họng.
Cũng có người chỉ nghe ngứa trong cổ họng, có người thì vừa ngứa cổ họng vừa nghe rát và gây sốt. Tuỳ theo, mỗi người có biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhưng đều xảy ra ở cổ họng.
Đó là biểu hiện đối với người lớn. Còn với trẻ nhỏ thì dễ nhận biết hơn.
+ Đối với trẻ em, 10 trẻ viêm họng đều bị sốt 10 trẻ. Nghẹt mũi, khó thở, bỏ ăn. Có trẻ sưng vùng cổ và nổi hạch. Có trẻ sưng nghẹt đường thở phải đem cấp cứu.
PV: Vậy đối với miền núi thì cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất làm cách nào thưa bác sĩ?
Bác sĩ Bríu Quang:
Đối với đồng bào Cơ Tu mình hay chủ quan, không để ý đến bệnh trong người. Cứ nghĩ vào ngày sẽ hết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó chúng ta đừng có chủ quan, đặc biệt đối với trẻ em. Nên đi khám bác sĩ và chữa trị. Nếu chúng ta không có điều kiện đến bệnh viện vì đường xá xa xôi, tiền bạc không có thì chúng ta nên đề cao cách phòng bệnh.
Thứ nhất, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Thứ hai, thường xuyên xúc miệng sau khi ăn uống. Đôi khi những thức ăn hàng ngày cũng tạo ra vi rút khi dính trong miệng. Không hút thuốc.
Thứ ba, vào mùa lạnh nên giữ ấm cổ bằng cách đeo khăn quàng cổ. Không dùng nước đá nhiều. Đặc biệt mùa lạnh rất dễ mắc bệnh viêm họng.
Thứ tư, xúc miệng sau khi ăn và trước khi ngủ bằng nước ấm, nếu có nước muối càng tốt.
Còn đối với trẻ em cũng vậy, khi thấy chảy nước mũi thì chúng ta hút hết chất nhầy, nước mũi ra. Vì nước mũi không được hút ra sẽ chảy xuống cổ họng và sẽ gây viêm họng cho bé. Nếu thấy không đỡ nên đưa bé đến trạm xá chữa trị.
PV: Đối với miền núi có nhiều bà con ở xa trung tâm y tế, vậy có cách chữa dân gian nào chữa được bệnh viêm họng không bác sĩ?
Bác sĩ Bríu Quang:
Cách đơn giản nhất là bà con sử dụng gừng. Chúng ta ngậm gừng, ngậm muối cũng đỡ rất nhiều.
PV: Vâng, cảm ơn bác sĩ.
Viết bình luận