Cha groong cr’ay ha p’niên moọt hân noo boo
Thứ tư, 00:00, 29/11/2017


Cr’chăl moọt hân noo boo, râu dzệp dzong ta luôn tr’xăl, bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng ha vi rút, vi khuẩn zấp râu bhrợ t’váih cr’ay. Râu đâu pa zum lâng c’rơ âng p’niên cắh âi k’rơ, bhrợ ha p’niên k’tứi buôn crêê ca ay cơnh: ca ay cr’oóh, cr’ay têy dzung boóp, cr’ay bhíh pa, k’hir plóh aham….

Cha groong cr’ay cr’oóh

Moọt hân noo boo, plêêng cha kêệt nắc đoo râu buôn bhrợ t’váih pr’đơợ ha vi rút lâng vi khuẩn dưr k’rơ, bhrợ t’váih cr’oóh… Apêê ca conh ca căn choom vêy c’lâng bh’rợ cha groong ha p’niên k’tứi lâng bh’rợ: Pa liêm móh, bhr’loọng, boóp zấp t’ngay lâng đác bhoóh sinh lý; k’đhơợng râu ngăn tuôr ha p’niên bêl bệch, g’đách crêê cha kêệt; k’đhơợng đớc đong xang ta luôn đh’hi tân taach; ma nứih ga rứa bêl ặt k’đhơợng p’niên nắc choom rao têy pa liêm lâng xà phòng; cắh choom ta hơ lứah p’loọng a lứh, p’loọng đong bêl đơớh ra diu tu đhí ra diu cha kêệt; ta luôn ra văng gr’loóp boóp ha p’niên bêl lướt cóh c’lâng, choom đươi khăn cắh cậ têy za đêr boóp bêl ca oóh, chéh; cắh lấh đoọng p’niên tước đhị bấc ma nứih cóh hân noo pr’lúh cr’ay; cắh lấh đoọng p’niên lướt cóh c’lâng bêl plêêng boo.

Cha groong cr’ay têy dzung boóp

Vi rút bhrợ t’váih cr’ay têy dzung boóp dưr váih prang c’moo, n’đhơ cơnh đêếc vêy cr’đơơng dưr k’rơ moọt c’xêê 5 lâng c’xêê 9 zấp c’moo, cr’ay buôn lum bấc bhlâng p’niên tơợ 3-5 c’moo. Cr’ay buôn dưr váih cóh đong pa ặt p’niên, trường học cắh cậ đhị ặt ma mông za zum. Xoọc đâu công cắh âi vêy vắc xin tiêng bhlâng đoọng cha groong cr’ay, tu cơnh đêếc kiêng xơợng bhrợ liêm apêê c’lâng bh’rợ đoọng cha groong cr’ay. Cơnh lâng cr’ay trơơi đhị c’lâng tiêu hóa: Xơợng bhrợ cha chêện ộm chêện, ta luôn rao têy – dzung lâng xà phòng đhị c’lang đác hooi, bêl ra văng cha cha lâng bêl xang lướt pr’noong. Ha dang vêy x’mir lêy  p’niên nắc choom rao têy zấp bêl xăl gr’loóp êế, rao pứa p’niên, rao pa liêm apêê pr’đươi, pr’dua, chr’ớh, léh đong lâng đác lâng xà phòng, xang n’nắc khử trùng lâng cloramin B 5%, gloóp gr’loóp móh boóp bêl chéh lâng ca oóh, đớc ặt la lay ngai ca ay đhị đong đợ tước bêl dứah, buôn nắc hắt bhlâng 7 t’ngay. G’đách ặt lum ha mếc, choọm lâng ngai ca ay, cắh đươi dua đh’rứah pr’đươi. Cắh choom đoọng p’niên k’tứi ca ay tước trường cắh cậ tước đhị rúp ma nứih, rao têy lâng xà phòng bêl ra văng cha cha, za đêr boóp, móh bêl ca oóh chéh, đoọng p’niên ặt đhị dhd’hi đhí, liêm tân taach, nắc  đoo bh’rợ cắh choom cắh vêy đoọng zooi p’niên rơớt râu trơơi boọ âng cr’ay.

Cha groong bhíh pa

Hân noo boo, p’niên buôn crêê bhíh pa, p’nung… cơnh lâng bhíh p’nung, buôn lum cóh p’niên k’tứi cắh lấh pa liêm a chắc, cha ộm cắh zấp, c’rơ đhur, bhrợ t’váih pr’đợơ đoọng ha vi khuẩn dưr k’rơ. C’léh buôn lum nắc đợ k’moọn, bhíh p’nung cóh n’căr, k’rong cóh zr’lụ cơnh têy, dzung, bêl ha voóh bhrợ t’váih băng, vêy xiêl pr’hoọm rơớc cắh cậ k’noọ bh’bhrông, toor nắc vêy xiêl cắh cậ bhrông. Đoọng pa dứah cr’ay n’nâu kiêng choom pa liêm a chắc a rang, cắh đoọng p’niên ặt tợt đhị dzệp dzong đanh, choom rao têy lâng xà phòng, dzụt pa goóh a chắc; bêl vêy c’léh cr’ay nắc choom rao lâng đác metylen t’viêng; bêl apêê n’nâu góoh nắc đươi fucidin cắh cậ Bacttroban…

Cr’ay dị ứng m’mêy, vêy bấc râu tu, cóh đêếc vêy tu plêêng k’tiếc cha kêêtk, dưr víah bấc bêl plêêng tr’xăl, bêl glúh đhị đhí cắh cậ bêl boo, bêl cha kêệt cắh cậ đác boo moọt a chắc, p’niên k’tứi công buôn váih m’mêy. Bêl đêếc, đhị n’căr ma nứih ca ay buôn cr’clốt u plóh bh’bhrông, pậ tứi tr’xăl lâng plóh váih zấp đhị cóh a chắc, pa bhlâng nắc cóh têy, dzung, bran mặt cr’đơơng ting ca coọt. Bêl crêê plóh m’mêy, choom bhrợ pa ngăn ha p’niên, rơớt đoọng lúh ooy tang bêl boom đhí, đh’rứah lâng đươi dua đợ z’nươu pa dứah m’mêy cơnh xirô, cơnh z’nươu Aerius, đoọng p’niên ộm tơợ 1-5 c’moo 2,5ml, t’ngay muy chu, p’niên tơợ 6-11 c’xêê ộm 2ml ộm muy chu cóh t’ngay; pơ’niên lấh 12 c’moo nắc ộm 1 viên 5mg muy chu cóh t’ngay cơnh ma nưuíh ga rứa.

Cha groong k’hir plóh a ham

  K’hir plóh a ham nắc muy cr’ay nhiễm trùng cấp tính tu siêu vi Dengue bhrợ t’váih; cr’ay dur váih prang c’moo n’đhang buôn dưr váih bấc bhlâng tơợp hân noo boo lâng choom dưr víah pr’lúh, dưr váih ngân p’jớh, bhrợ chêệt bil bấc ha dang cắh loon zư pa dứah. Cr’ay choom lum cóh zấp ngai p’niên k’rứa n’đhang bấc bhlâng p’niên tơợ 1-15 c’moo, bấc bhlâng nắc 5-9 c’moo, p’niên n’dúp 12 c’xêê công veye dhr’năng crêê cr’ay.

Xoọc đâu công cắh âi vêy z’nươu cha groong lâng tiêng zư pa dứa k’hir plóh a ham tu cơnh đêếc bh’rợ cha groong cr’ay vêy pa bhlâng chr’nắp. Cắh bhrợ t’váih pr’đơợ ha k’gơu cắp cơnh đoọng p’niên xập xa nập dal, bệch vêy màn n’đhơ ha dum lâng t’ngay; cắh đớc p’niên ặt đhị ca năm ca pặt, dzệp dzong; đươi dua hương k’gơu, z’nươu xịt k’gơu, vợt điện, xút z’nươu cha groong k’gơu cóh têy dzung đoọng zư lêy p’niên zấp đhị, n’đhơ t’ngay lâng ha dum. Lêêng liêm lứch k’gơu lâng cr’vóc cr’véc: ta lắp cách liêm apêê lu, tọ cr’độ đác, cắh bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng ha k’gơu dưr váih. Príh doóh đong xang tân taach, đh’hi đhí, cắh dông t’bếc đớc xa nập bhrợ đoọng ha ca gơu boọ ặt; xăl đác tọ pô zấp t’ngay, toong dầu nặ cắh cậ lúc bấc bhoóc ooy ché đác cha groong a liing cóh dzung tủ ch’na đoọng cắh đớc đhị k’gơu lạch váih. Tal xraach bhơi nhấc toor đong; príh doóh lâng cha hooi chr’hooi đác, cắh x’xring zấp ooy. Choom vước z’nươu c’chêệt k’gơu cóh záp đong; bêl moọt hân noo boo nắc choom xịt z’nươu cha groong lâng prúh k’gơu./.

 

Phòng bệnh cho trẻ em vào mùa mưa

(Theo Sức khoẻ&Đời sống)

Thời tiết mùa mưa, độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển. Điều này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ em dễ mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp trên, bệnh chân tay miệng, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...

Phòng bệnh viêm đường hô hấp

Vào mùa mưa, khí hậu lạnh là yếu tố chính tạo điều thuận lợi cho vi rút và vi khuẩn phát triển, gây nên viêm đường hô hấp trên… Các bậc cha mẹ cần có giải pháp phòng bệnh cho trẻ bằng cách: vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh; giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ; người lớn khi tiếp xúc với trẻ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn; không nên mở rộng cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh; luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường, cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi; hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh; hạn chế cho trẻ ra ngoài đường khi trời mưa.

Phòng bệnh tay chân miệng

Vi rút gây bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng mạnh vào tháng 5 và 9 hàng năm, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 - 5 tuổi. Bệnh thường bùng phát nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể. Hiện nay vẫn chưa có vắcxin đặc hiệu để phòng bệnh, cho nên cần thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh. Đối với bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: thực hiện ăn chính uống sôi, thường xuyên rửa tay - chân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%, đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho, cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh, thường ít nhất là 7 ngày. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh, không dùng chung dụng cụ. Không nên cho trẻ bị bệnh đến trường hay các nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi, cho bé ở chỗ  thoáng mát, sạch sẽ, là việc làm không thể thiếu để giúp trẻ thoát khỏi sự lây truyền của bệnh.

Phòng bệnh ngoài da

Mùa mưa, trẻ thường gặp bệnh viêm da mủ, viêm nang lông, bệnh viêm kẽ... Với bệnh viêm da mủ, thường gặp ở trẻ em có điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Triệu chứng thường là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân, khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu hơi nâu, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Để đối phó với bệnh này cần giữ vệ sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với ẩm ướt kéo dài, cần phải  rửa sạch bằng xà phòng, lau khô da; khi có biểu hiện bệnh lý cần sát khuẩn da bằng dung dịch xanh methylen; khi các sang thương đã khô thì dùng Fucidin hay Bactroban…

Bệnh dị ứng nổi mày đay, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do khí hậu lạnh, xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, khi ra gió hay lúc trời mưa, khí hậu lạnh và nước mưa thấm vào người, bé cũng dễ bị nổi mề đay. Khi đó, trên da người bệnh sẽ nổi sần, mảng cứng có màu hơi hồng, kích thước thay đổi từ một đến vài centimet và nổi ở bất kỳ vị trí nào trong người, nhất là ở những nơi hở ra ngoài như: tay, chân, mặt, kèm theo ngứa dữ dội. Khi bị nổi mề đay, cần giữ ấm cho trẻ, tránh ra ngoài trời khi đang mưa, gió, đồng thời sử dụng những thuốc chữa mề đay dạng xirô như thuốc Aerius, dùng với liều trẻ từ 1 - 5 tuổi uống 2,5ml, ngày một lần duy nhất, trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi uống 2ml uống 1 lần trong ngày; trẻ em trên 12 tuổi thì uống 1 viên 5mg dùng lần duy nhất trong ngày như người lớn.

Phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra; bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường rộ lên vào đầu mùa mưa và có thể trở thành dịch, diễn tiến nặng bất ngờ, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ em từ 1 - 15 tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 5 - 9 tuổi, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng và đặc trị sốt xuất huyết nên việc phòng bệnh có ý nghĩa hết sức to lớn. Không tạo điều kiện cho muỗi chích như cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày; không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp; sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm. Triệt tận gốc muỗi và lăng quăng như: đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu; thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến ở chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Phát quang bụi rậm quanh nhà; dọn dẹp và khơi thông cống rãnh, không xả rác xuống kênh rạch. Cần phun thuốc diệt muỗi ở từng nhà trong bán kính 250m tính từ nhà có ca bệnh để tránh muỗi vằn tiếp tục truyền bệnh; khi vào đầu mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC