Chấc lêy năl ooy cr’ay a’ngặt zêl cha’groong zanươu
Thứ tư, 00:00, 29/03/2017

         Crêê cr’ay a’ngặt zêl cha’groong zanươu k’rang k’pân lấh mơ cr’ay a’ngặt bêl lơơng tu vi khuẩn cắh mưy zêl mưy bơr, nắc bấc râu zanươu zêl cha’groong a’ngặt, bhrợ đhr’năng chêết bil bấc lấh mơ. Cung tu cơnh đâu, bhiệc đấh bơơn lêy zâp râu c’léh bh’rợ zêl cha’groong zanươu nắc zúp đoọng manứih k’ay đấh loon zư padứah. T’ruíh Manứih padứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noon bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah chấc lêy năl ooy cr’ay a’ngặt zêl zanươu lâng bhiệc zư padứah.

          A’ngặt zêl zanươu nắc n’hâu?

        A’ngặt zêl zanươu, nắc lêy manứih k’ay cắh choom ôộm đươi zanươu, bhrợ cr’ay ting ngân lấh mơ lâng zư padứah cung k’đhạp lấh, bil bấc cr’chăl t’ngay lấh mơ cr’ay bêl lơơng.

          Lêy manứih k’ay a’ngặt ha dợ zư padứah cắh liêm choom, hân đhơ xoọc ôộm zanươu zêl cha’groong a’ngặt nắc cung xơợng ga’lêếh, k’oóh bấc, k’hir, cắh cậ bêl pa’đhêy cắh ôộm zanươu nắc lêy cr’ay a’ngặt chô váih k’rơ cớ… nắc ahêê lêy bhiệc nâu ơy lấh crêê cr’ay a’ngặt zêl zanươu.

         Crêê cr’ay a’ngặt nắc k’rang k’pân bhlâng, ha dợ a’ngặt zêl zanươu nắc ting k’rang k’pân lấh mơ. Cr’ay cơnh đâu k’rang moon lấh mơ nắc bhiệc vi khuẩn cắh mưy zêl mưy bơr nắc bấc râu zanươu zêl cha’groong a’ngặt, bhrợ đhr’năng chếêt bil bấc lấh mơ. Ting cơnh xay moon lêy cha’mêết, mơ 100 cha’nặc crêê cr’ay a’ngặt nắc vêy k’dâng 30 cha’nặc a’ngặt zêl zanươu.

             C’léh cr’ay âng a’ngặt zaêl zanươu

           -Lâm sàng: Hân đhơ xoọc zư padứah nắc cung dzợ k’hir lâng k’oóh đh’mâl cắh choom dứah cắh cậ dứah mưy cr’chăl nắc lêy chô k’ay cớ lâng ngân lấh mơ.

          -Cận lâm sàng: Xquang xoóh đhị bhrêy tắh cắh vêy tr’xăl, dưr váih cớ đhị bhrêy tắh t’mêê, lấh mơ cung vêy ngai ơy crêê bhrêy tắh dứah liêm nắc lêy t’tưn dưr váih cớ đhị t’mêê.

            Dzool kính nắc lêy vi khuẩn a’ngặt dương tính taluôn, âm hoá mưy cr’chăl xang nặc dương tính cắh cậ âm tính, dương tính hr’lục pazưm.

           Đoọng năl gít cr’ay a’ngặt zêl zanươu nắc lêy cấy vi khuẩn a’ngặt, bhrợ kháng sinh đồ.

          A’ngặt zêl zanươu pabhlâng k’rang k’pân lâng choom bhrợ đhr’năng chêết bil đấh hadang bơơn lêy đấh lâng zư padứah đấh loon. Tu cơnh đâu, manứih k’ay nắc lêy đấh lướt ooy cơ sở y tế, bệnh viện vêy chuyên khoa Hô hấp bêl vêy c’léh cr’ay cơnh a’ngặt zêl zanươu.

            Bhiệc zư padưr cr’ay lao zêl zanươu

            Đoọng zêl cha’groong cr’ay a’ngặt zêl zanươu, nắc manứih k’ay lêy đươi bhrợ zâp liều lượng, crêê zanươu âng bác sĩ đoọng. bêl dưr váih lalay cơnh cắh cơnh cr’noọ nắc lêy oó tự pa’đhêy bhiệc ô ộm zanươu, lêy ta’moóh bác sĩ xay moon đoọng.

           Cr’ay a’ngặt nắc lêy trơơi ting c’lâng pr’hơơm. Cơnh đêếc, nắc đợ manứih k’ay a’ngặt xoóh vêy váih đhr’năng trơơi boọ vi trùng a’ngặt lâng bhrợ trơơi boọ cr’ay đoọng ha pêê lơơng. Đợ apêê k’ay doọ vêy a’ngặt cóh xoóh, ha dợ a’ngặt mưy ooy lơơng cơnh a’ngặt hạch, a’ngặt đhị luônh, a’ngặt cóh màng a’bục… nắc lêy doọ vêy trơơi boọ đoọng ooy apêê lơơng.

           Đợ apêê k’ay a’ngặt phổi zêl zanươu nắ lêy năl gít, apêê nắc đhị trơơi boọ a’ngặt zêl zanươu đoọng ha đợ apêê lơơng bêl apêê cắh bơơn zư padứah, cắh cậ bêl lơi jợ cắh dzợ padứah a’ngặt zêl zanươu. Hadang pr’zợc vêy bhúh xoọng cóh đông crêê cr’ay a’ngặt zêl zanươu, nắc lêy k’đươi moon lêy zư padứah liêm crêê lâng zâp cơnh lâng moon pachoom âng bác sĩ. Đợ apêê vêy ắt đăn taluôn lâng manứih k’ay a’ngặt xoóh zêl zanươu, nắc lêy bơơn khám lêy cha’mêết đoọng cha’mêết liêm gít cr’ay a’ngặt./.

 

 

TÌM HIỂU VỀ BỆNH LAO KHÁNG THUỐC

              Mắc bệnh lao kháng thuốc nguy hiểm hơn bị bệnh lao thông thường bởi vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, làm tăng nguy cơ tử vong. Chính vì thế, việc phát hiện sớm các dấu hiệu lao kháng thuốc sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời. Tiết mục Thầy thuốc buôn làng hôm nay, mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu về bệnh lao kháng thuốc và cách phòng bệnh.

            Lao kháng thuốc là gì?

           Lao kháng thuốc, hiểu nôm na là việc bệnh nhân “nhờn” thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với thông thường.

          Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lao mà điều trị không hiệu quả, dù đang uống thuốc lao mà vẫn mệt, vẫn ho nhiều, vẫn sốt, hoặc vừa ngừng thuốc lại thấy xuất hiện bệnh lao trở lại…thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc.

           Mắc bệnh lao đã nguy hiểm, thì mắc lao kháng thuốc mức độ nguy hiểm còn tăng gấp nhiều lần. Bệnh nguy hiểm ở chỗ vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, khiến nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, cứ 100 người mắc bệnh lao thì có khoảng 30 người bị lao kháng thuốc.

            Dấu hiệu lao kháng thuốc

           - Lâm sàng: Mặc dù đang điều trị nhưng sốt ho khạc đờm không cải thiện hoặc thuyên giảm một thời gian sau đó trở lại và tăng hơn.

           - Cận lâm sàng:

            Xquang phổi: Tổn thương không thay đổi, xuất hiện tổn thương mới, đặc biệt cũng có trường hợp tổn thương cải thiện sau đó mới xuất hiện tổn thương mới.

            Soi kính thấy vi khuẩn lao dương tính liên tục, âm hóa một thời gian rồi lại dương tính hoặc âm tính, dương tính xen kẽ.

             Để xác định bệnh lao kháng thuốc phải nuôi cấy vi khuẩn lao, làm kháng sinh đồ.

            Lao kháng thuốc rất nguy hiểm và có thể gây nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp khi có dấu hiệu lao kháng thuốc.

             Cách phòng lao kháng thuốc

            Để phòng bệnh lao kháng thuốc, không có gì khác là người bệnh phải tuân thủ đủ liều lượng, đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Khi gặp tác dụng không mong muốn không được tự ngừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

            Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác (lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.

            Những bệnh nhân bị lao phổi kháng thuốc cần hiểu rằng, họ sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị, hay khi họ bỏ điều trị lao kháng thuốc.Nếu bạn có người thân bị lao kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao./.

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC