Cóh m’pâng crâng ma bhuy, toor k’ruung đác chr’ngaách chr’đhắh, boóp pr’nhưa k’coóh âng t’coóh bhươl Siu Tới, vel Ograng, chr’val Ia Pếch, chr’hoong Ia Grai, tỉnh Gia Lai dưr chr’va pa gơi tước dang crâng ma bhuy.
T’coóh bhươl Siu Tới xọoc pa căh mặt đhanuôr vel bhươl, zước tợơ pleng k’tiếc đoọng boo liêm cr’đơơng, đhí liêm c’lâng, hân noo liêm bấc, đoọng pa zêng rau liêm ta níh tước lâng đhanuôr vel bhươl. T’coóh cung zước đoọng đhăm crâng ta liêm t’viêng liêm, đoọng k’bhúh zư lêy crâng dzung mâng, mắt ang zư lêy crâng đoọng liêm. T’coóh Tới đoọng năl, ma nuýh Jarai cóh đâu k’ra bhầu lang nâu ặt ma mông pa tệêt lâng crâng, crâng zư đoọng boo đhí liêm, đoong đác pa bhrợ ta têng, crâng đoọng chr’na cha, n’loong bhrợ đong pay tợơ crâng, a đhắh dzăm cung bơơn tợơ crâng. Crâng chr’nắp pa bhlầng lâng đhanuôr, pa bhlầng nắc bêl tr’zêl tr’panh lâng a rọp lalăm ahay, ha dang căh vêy crâng k’rang zư lêy năc đhanuôr căh vêy bơơn tệêm ngăn. Tu cơnh đếêc, đhơ pr’ặt tr’mông ơy vêy bấc rau tr’xăl ha dợ chr’nắp âng crâng dzợ zư liêm lâng bhiệc bhuốih crâng đhanuôr dzợ bhrợ têng đhị zập c’moo.“Xay ooy crâng, lalăm a hay tr’zêl tr’panh lâng a rọp ha dang căh vêy crâng nắc lưm k’đháp pa bhlầng, đươi vêy crâng nắc vêy bơơn ma mông. Bêl đếêc, pháo bom panh pa hư lứch crâng. Nâu kêi ơy tệêm ngăn, nắc lêy bhrợ pa dưr đoọng crâng chắt váih cớ, đoọng liêm t’viêng lấh.”
Bhuốih crâng bơơn đhanuor Jarai đhị chr’val Ia Pếch bhrợ têng tợơ bêl ơy xoót xang ha roo, đéh xang a bhoo, zập chr’nóh chr’bệêt ơy ta pếêh pay xang lâng đhanuôr nắc mọot hân noo bếch cha a năm. Đh’rứah lâng bhiệc bhan lơơng nắc bhiệc bhan bhuốih crâng bơơn lêy nắc bhiệc bhan ga mắc, k’rong zập ma nuýh cóh vel, tợơ ma nuýh ta coóh tước p’niên k’tứi, pân jứih lâng pân đil đh’rứah moọt ooy crâng. Đhị bhrợ bhiệc bhan bhuốih cáih crâng nắc đhị toor k’ruung đác đoọng buôn pay đác đọong bhrợ têng, bhuốih crâng cung cơnh đoọng ma nuýh đươi dua. Lêy pr’đợơ cơnh vêy nắc lêy bhrợ ga mắc k’tứi, ha dợ zập bêl zêng vêy buốh, a vị hor, a tứch boóh đoọng bhuốih crâng.
Cơnh lâng c’moo đâu, bhuốih crâng âng đhanuôr vel Ograng bơơn ta bhrợ têng ga mắc lấh bêl vêy rau ting zooi đoọng, đh’rứah ting pấh âng cấp ủy, chính quyền cấp chr’hoong lâng chr’val. T’cooh Siu Thunh, Bí thư Đảng ủy chr’val Ia Pếch, cung nắc ma nuýh âng vel Ograng đọong năl, chr’val lâng chr’hoong ting pấh bhuốih nắc đoọng chắp hơnh muy j’niêng cr’bưn laliêm, đh’rứah nắc t’pấh đhanuôr chắp năl, zư lêy crâng: “Đọong pa dưr k’rơ zư lêy crâng âng đhanuôr nắc chr’val bhrợ têng g’lúh xay moon đoọng ha đhanuôr năl. Đh’rứah lâng đếêc, pa dưr j’niêng cr’bưn âng đhanuôr đhị đâu, zập c’moo nắc chr’val t’pấh đhanuôr bhuốih crâng lâng rơơm kiêng crâng bơơn ta zư lêy liêm ta níh, zư lêy c’rơ tr’mông, kiêng pa dưr tr’mông tr’méh tợơ crâng”.
Rau pr’hay bhlầng đhị bêl bhuốih crâng âng vel Ograng nắc bơơn ta bhrợ têng đhị m’pâng crâng, vêy tước k’ha riêng cha nắc tước pấh, ha dợ đhanuôr doó ngai col goóh muy t’nơơm n’loong. Zập rau pr’đươi ha dang kiêng đươi dua nắc zêng ta bhrợ lâng cram cr’đe. K’chắh đoọng boóh lệê năc apêê pay óih ơy goóh tợơ crâng. Nâu đoo nắc rau lalua ta níh bhlầng, chr’nắp bhlầng đoọng đhanuôr pa trơơi đoọng ha lang coon cha châu lâng loom luônh chắp kiêng crâng, zư lêy crâng.
T’coóh Lâm Văn Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chr’hoong Ia Grai, tỉnh Gia Lai đoọng năl, k’bhúh chức năng zư lêy crâng đhị vel đong âng chr’val nắc m’bứi, 1-2 cha nắc a năm. Bh’rợ zư lêy crâng nắc lêy vêy rau pa zưm têy âng đhanuôr. Tu cơnh đếêc, bh’rợ đhanuôr chr’val Ia Pếch bhuốih crâng nắc muy bh’rợ chr’nắp pr’hay pa bhlầng: “Bh’rợ zư lêy crâng nắc lêy c’rơ âng pazêng đhanuôr. Đhị đâu, đhanuôr bhuốih crâng cóh m’pâng crâng nắc chr’nắp ga mắc, chroi k’rong bấc bhlầng đoọng ha k’bhúh Kiểm lâm đăh zư lêy crâng. Nâu đoo nắc pa dưr c’rơ âng pazêng đhanuôr đhị zư lêy crâng”.
Tây Nguyên xọoc moọt hân noo bhiệc bhan, hân noo âng pazêng rau liêm choom lâng bh’rợ bhuốih crâng âng ma nuýh Jarai đhị chr’val Ia Pếch nắc pa xoọng rau liêm choom đoọng chr’nắp văn hoá âng đhanuôr zập acoon cóh đhị zr’lụ. Pr’ặt tr’mông vêy bấc rau tr’xăl ha dợ loom luônh liêm ta níh lâng crâng da ding, văn hoá zư crâng dzợ bơơn đhanuôr cóh đâu chắp bhrợ. Nắc đoo bơơn lêy cơnh muy cr’van chr’nắp bhlầng âng đhanuôr cóh đâu cher đoọng ha lang t’tun./.
Độc đáo Lễ cúng rừng đầu xuân của người Jarai
Công Bắc
Từ bao đời nay, từ tháng cuối đông đến tháng đầu xuân, luôn là mùa ăn năm uống tháng của đồng bào Tây Nguyên. Đây là mùa của những lễ hội, của niềm vui, của những cầu mong tốt đẹp. Một những lễ độc đáo được tổ chức trong mùa này là Lễ cúng rừng của người Jarai ở xã Ia Pếch, huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai, cầu mong thần rừng ban cho những điều tốt đẹp, mong cho rừng mãi xanh tươi để cuộc sống được bền vững.
Giữa cánh rừng xum xuê, bên dòng suối trong vắt, mát lành, lời khấn của già làng Siu Tới, làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vang lên trang trọng gửi tới thần rừng linh thiêng:
Già làng Siu Tới đang thay mặt dân làng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng tốt tươi, cho những điều tốt đẹp đến với bà con dân làng. Già cũng cầu cho cánh rừng mãi xanh, cho đội ngũ cán bộ bảo vệ rừng chân vững, mắt sáng để giữ rừng thật tốt. Già Tới cho biết, người Jarai nơi đây nghìn đời nay sống gắn bó mật thiết với rừng, rừng giữ cho mưa thuận gió hòa, nước cho sản xuất, cho sinh hoạt từ rừng mà ra, cái cây làm nhà lấy từ rừng, con chim con thú cũng lấy từ rừng. Rừng với bà con rất quý, đặc biệt, trong thời chiến tranh, nếu không có rừng che chở, bảo vệ cho bà con được an toàn. Bởi vậy, dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng giá trị của rừng vẫn còn nguyên vẹn và lễ cúng rừng vẫn được bà con tổ chức hàng năm tùy theo quy mô, địa điểm: “Nói về rừng, trước đây chiến tranh nếu không có rừng thì khó lắm, nhờ rừng mà sống được. Chứ thời đó, bom pháo nó bắn tới tan nát cả rừng ấy. Bây giờ thời bình rồi, phải làm cho rừng mọc lại, cho tốt đẹp hơn.”
Lễ cúng rừng thường được người Jarai ở xã Ia Pếch tổ chức sau khi lúa trên nương, ngô trên rẫy đã được thu hoạch, mùa màng đã xong xuôi và bà con bước vào mùa ăn năm uống tháng. Cùng với các lễ hội khác thì Lễ cúng rừng được xem là một lễ lớn, quy tụ tất cả dân làng, từ người già cho tới người trẻ em, đàn ông và phụ nữ cùng vào rừng. Vị trí làm lễ thường được chọn ngay bên dòng suối để thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ lễ cúng rừng cũng như để mọi người dùng. Và tùy theo điều kiện mà lễ cúng được tổ chức với quy mô khác nhau, nhưng thường lúc nào cũng có rượu ghè, cơm lam, gà nướng để cúng thần rừng.
Riêng năm nay, lễ cúng rừng của bà con làng Ograng được tổ chức lớn hơn khi có sự ủng hộ, cùng tham gia của cấp ủy, chính quyền cấp huyện và xã. Ông Siu Thunh, Bí thư Đảng ủy xã Ia Pếch, cũng xuất thân từ làng Ograng cho biết, việc xã và huyện tham gia lễ cúng là để cùng tôn vinh một nghi lễ tốt đẹp, đồng thời cổ vũ, động viên cho tình yêu rừng, cho tinh thần bảo vệ rừng của người dân: “Để phát huy tinh thần bảo vệ rừng của người dân thì xã đã tổ chức các buổi tuyên truyền đến người dân. Bên cạnh đó, phát huy phong tục, tập quán của người dân tại chỗ, hàng năm xã khuyến khích người dân tổ chức cúng rừng với mong muốn bảo vệ tốt môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe, rồi mong muốn là phát triển kinh tế có hưởng lợi từ rừng.”
Điểm ấn tượng trong lễ cúng rừng của bà con làng Ograng là được tổ chức giữa rừng, phục vụ hàng trăm người nhưng bà con tuyệt nhiên không động đến bất cứ một cây gỗ nào. Tất cả các vật dụng nếu cần thiết thì đều dùng từ những cây tre, nứa, lồ ô. Riêng phần than để nướng thịt thì dùng những cây củi khô có sẵn trong rừng. Đây là cũng là cách thiết thực nhất, ý nghĩa nhất để dân làng truyền cho các thế hệ tương lai tình yêu với rừng, tinh thần bảo vệ rừng.
Ông Lâm Văn Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, lực lượng chức năng bảo vệ rừng ở một địa bàn xã là rất ít, chỉ 1-2 người. Công tác bảo vệ rừng rất cần sự chung tay của người dân. Do đó, việc người dân ở xã Ia Pếch tổ chức Lễ cúng rừng là một sự kiện rất ý nghĩa:“Việc giữ rừng là phải sức mạnh của toàn dân. Ở đây, cộng đồng người ta tổ chức lễ cúng rừng ở giữa rừng là có ý nghĩa rất lớn, góp phần rất lớn cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng. Đây là phát huy sức mạnh của toàn dân trong bảo vệ rừng.”
Tây Nguyên đang trong mùa lễ hội, mùa của những điều tốt đẹp và lễ cúng rừng của người Jarai ở xã Ia Pếch tô điểm thêm cho những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trong vùng. Cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng tình yêu với rừng, văn hóa giữ rừng vẫn được bà con nơi đây trân trọng giữ gìn. Đó cũng được coi là một tài sản vô giá dành mà cộng đồng nơi đây trao gửi cho thế hệ mai sau./.
Viết bình luận