T’nil pa khâu lâng ca ay đh’mâl
Đh’mâl zấp bêl công vêy k’hir
C’léh âng cr’ay đh’mâl nắc k’hir. Cơnh lnag dhd’mâl, k’hir buôn ngân, n’đhơ cơnh đêếc ha dang crêê pa khâu nắc tr’nơợp cắh vêy k’hir. N’đhang k’hir dzợ nắc c’léh âng bấc râu cr’ay n’lơơng. Ha dang muy t’nil bhlưa pa khâu lâng đh’mâl nắc k’jir buôn dưr n’léh cóh cr’ay đh’mâl lấh.
Ca ay đh’mâl buôn bhrợ ca ay cr’híc prang a chắc a zân
Ca ay a chắc a zâng nắc c’léh crêê tước ca ay đh’mâl, ha dang dưr n’léh k’hir ngân cr’đơơng ca ay a cộ, nắc đơớh pa chắp tước cr’ay đh’mâl. Ma nứih ca ay choom rơớt đhr’năng trơơi ooy apêê lơơng tu cr’ay đh’mâl pa bhlâng buô u trơơi. Cóh ma nứih ca ay pa khâu, ca ay cr’híc a chắc a zân doó buôn lum, ha dang vêy n’léh đơớh u vêy cắh vêy xang muy bơr t’ngay lâng ca ay đanh cơnh cr’ay đh’mâl.
Xơợng buôn pa grun moon pa cắh cr’ay đh’mâl
Nâu đoo nắc c’léh đọong t’nil bhlưa ca ay dhd’mâl lâng pa khâu. Ha dang xơợng ca xrớu pa grun nắc đoo c’léh âng ca ay đh’mâl, tu pa grun nắc đoo âng muy g’lúh k’hir. Ha dợ k’hir nặc cắh crêê tước pa khâu. Apêê chuyên gia y tế p’too moon ha dang xơợng pa grun, cr’đơơng lâng k’hir ngân nắc choom lướt đơớh ooy bệnh viện đoọng chơớc lêy hâu tu váih cr’ay.
Ga lêếh ca bao nắc đoo ca ay dhd’mâil
Ta mêêng xơợng a chắc a zân đay đoọng bơơn năl a đay xoọc crêê ca ay n’hâu, ha dang xơợng choom dưr ca ay ca chắc a zân, cr’đơơng tước c’léh ga lêếh ca bao nắc đoo ca ay đh’mâl lấh.
Apêê c’léh p’jớh lâng ta luôn nắc đoo đh’mâl
Ha dang apêê c’léh t’mêê moon n’tếh cưnh cha kêệt, k’oóh, k’hir mân jứah dưr váih đơớh, nắc đoo cr’ay đh’mâl. Vêy đoo nâu đoo nắc đoo cr’ay đh’mâl ngân choom chêệt bil cơnh apêê chủng H1.
Pa ckhâu nắc tơợp chéh
Apêê c’léh cơnh chéh, đêêng móh nắc đoo pr’zơc crêê pa khâu. Pa khâu nắc buôn bhrợ hooi đh’mâl bấc lấh, đh’mâl buôn vey rơớc, t’viêng tu móh lấh nhiễm trùng. Nắc đoo bêl pr’zơc crêê pa khâu ngân.
Hooi đh’mâl cắh cậ đêệng móh nắc đoo pa khâu
Nâu đoo nắc muy cóh hắt apêê c’léh k’đháp bơơn năl bhlâng bhlưa 2 râu cr’ay, n’đhơ cơnh đêếc ha dang hooi đh’mâl cắh cậ đêệng móh nắc đoo pa khâu, n’đhơ cơnh đêếc bấc nắc cong buôn vêy nắc ca ay dhd’mâl.
Xơợng a chắc a rang k’đháp ặt tợt, lâng đhr’năng pa chéh, hooi đh’mâl, ngân nắc đoo ca ay bhr’loọng – nắc đoo pa khâu, bêl đêếc pr’zớc công dzợ mặ pa bhrợ. N’đhang ha dang ca ay đh’mâl, apêê ca ay nắc buôn cr’đơơng ga lêếh ca bao, k’hir cắh kiêng bhrợ zấp râu.
Zư pa dứah la lay cơnh
Cơnh lâng cr’ay đh’mâl, cắh vêy z’nươu n’đoo tiêng tu đh’mâl nắc tu virut bhrợ t’váih, buôn u tự dứah xang 5-7 t’ngay cơnh lâng râu dh’mâl buôn lum. Xoọc đâu bh’rợ zư pa dứah ha ma nứih ca ay nắc bấc zư pa dứah ting c’léh. Bêl đh’mâl dử váih ngân cơnh viêm xoóh, nhiễm trùng bhứah pa bhlâng cr’pân tước tr’mông cơnh virut H1N1, H5N1 xoọc đâu. Ha dợ cóh ngai pa khâu, tr’nơợp choom pa dứah lâng z’nươu hoo móh, ca ay bhr’loọng. n’đhơ cơnh đêếc nắc ting ooy c’léh cr’ay bác sĩ vêy đoọng z’nươu la lay cơnh đoọng dứah pa khâu lâng đh’mâl.
Pa dứah pa khâu
Gọ đác đha hấc: ha la đha hấc pa zêng bhlăng xi, ha la píh, ha la hương nhu, kinh giới, ngài cứu… Rao pa liêm zấp râu ha la, t’moọt ooy gọ ta gâph pa cạch, úh pa ca joóc dâng 5-10 phút, cắh choom đoọng ca joóc la lấh đanh 15 phút tu buôn bhrợ apêê tinh dầu cóh z’nươu bil.
Dấc gọ đhr’hấc đớc đhị loom ma nứih ca ay xoọc tợt, plum ga lóp muy bêệ đhr’num đoọng u cạch. Đhị bêl đha hấc, ma nứih ca ay choom pa hước tr’xin lâng pa lưu lâng c’júuc huôl đác… cr’hố vêy glúh, nắc tơợ mang, tuôr, t’gúc, xang nắc tước hoọng, đha đhưa, luônh. Tu cơnh đêếc đha hấc bêl lêy cóh a chắc âi n’hil, doó dzợ buôn cha kêệt, doó k’pân đhí nắc pa tâng ạ. Đươi khăn goóh dzụt cr’hố, clêy c’lêy goóh xang n’nắc t’bệch pa đhêy. P’ghít, bêl đha hấc: nắc muy đọong cr’hố lúh tr’xin, cóh a chắc. Cắh choom đh’hấc bấc chu tu buôn bhrợ goóh a chắc bil đác cóh a chắc.
Đợ apêê ngai cắh choom đh’hấc. bêl crêê k’hir lâng lúh cr’hố bấc, bêl a chắc la lấh đhur: Ting Y học cổ truyền, bêl a chắc đhur ha dang crêê pa khâu ha dợ đha hấc bấc lúh cr’hố buôn bhrợ ha chắc ga lêếh lấh.
Pr’chớh pa dứah pa khâu: Xang bêl đha hấc xang choom cha pr’chớh púih. Nắc muy za hương pr’chớh k’goóh đa đác, chrọ m’bứi bhơi đha hưm cơnh tía tô, kinh giới, quế cắh cậ bơr pêê t’clát a hứ, a pul hành, a moọt. Bêl cha pr’chớh dzợ púih nắc c’juucs huôl pr’chớh ooy móh boóp bh’nhăn bấc bh’nhăn choom, tu bêl đâu, za hương pr’chớh dzợ vêy pr’đươi cơnh muy gọ đh’hấc k’tứi.
Cha groong cr’ay nắc đoo chr’nắp
Bêl moon tước pa khâu, đh’mâl, cha groong cr’ay zấp bêl công crêê lâh pa dứah cr’ay. Lâng muy cóh bấc cơnh bhrợ buôn bhlâng nắc rao têy lâng xà phòng. Xập đhêêng ngăn, pa bhlâng lâng apêê ngai xoọc ca ay cr’oóh cắh cậ viên phổi, viêm phế quản. bêl âi crêê pa khâu, nắc ting ma nứih choom ting lêy tập thể dục. Moon pa zum, ha dang apêê c’léh tơợ tuôr nắc a tếh lâng doó la lấh ngân, pa đhang moon cơnh ca ay bhr’loọng, hooi đh’mâl, ca ay a cọ nắc choom tập thể dục đoọng pa dưr râu c’rơ zêl cr’ay. Pa rạch cớ, ha dang prang a chắc a zân xơợng ca bao ga lêếh, pa bhlâng nắc tơợ tuôr nắc a choóh xơợng cơnh u đêêng, cr’híc a chắc a rang, k’hir…, nắc boóp p’too moon choom đhêy ặt, cắh choom tập thể dục, cr’ay buôn đanh lâng cr’pân ngân lấh. Bêl đâu nắc bêl a hêê choom ta mêệng xơợng a chắc đay pa ghít./.
Cách nhận biết và phòng, trị cảm lạnh, cảm cúm
Khi thời tiết chuyển mùa, giá lạnh, nhiều người thường gặp phải vấn đề về sức khỏe với các bệnh như viêm hô hấp, nhiễm khuẩn... Đây cũng là thời điểm để cảm lạnh và cúm song hành vào mùa. Nhưng các triệu chứng của cảm cúm thông thường và cảm lạnh hay khiến chúng ta bị nhẫm lẫn, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn. Vậy làm thế nào để biết bạn đang mắc bệnh cảm cúm hay cảm lạnh?
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Cúm bao giờ cũng có sốt
Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt. Với bệnh cúm, sốt sẽ rất cao, tuy nhiên nếu chỉ bị cảm lạnh, những dấu hiệu ban đầu sẽ không sốt. Nhưng sốt còn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác như viêm đường hô hấp. Nếu chỉ phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thì sốt thường xuất hiện ở bệnh cúm nhiều hơn.
Cúm thường làm cho cơ thể đau nhức
Nhức mỏi là dấu hiệu khác liên quan đến cúm, nếu xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, hãy lập tức nghĩ ngay đến bệnh cúm. Người bệnh cần đề phòng lây lan cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây do tiếp xúc thông thường. Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.
Cảm giác ớn lạnh báo hiệu bệnh cúm
Đây là điểm đặc trưng để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh. Nếu thấy ớn lạnh thì đó là triệu chứng của cúm bởi ớn lạnh là kết quả của một cơn sốt. Mà sốt lại không liên quan đến cảm lạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu thấy ớn lạnh, kèm theo sốt cao cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Mệt mỏi là do cúm
Hãy lắng nghe cơ thể bạn để biết được mình đang mắc căn bệnh gì, nếu đột nhiên bạn cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm nhiều hơn.
Các triệu chứng dồn dập, đột ngột hãy ưu tiên cúm
Nếu các triệu chứng vừa nói ở trên như lạnh, ho, sốt tấn công cơ thể đột ngột và dồn dập với mức độ nặng tăng nhanh, đó là bệnh cúm. Thậm chí có thể đây là loại cúm gây tử vong cao như các chủng H1.
Cảm lạnh sẽ bị hắt hơi
Các triệu chứng như hắt hơi, nói bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh sâu.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh
Đây là một trong số ít các triệu chứng khó phân biệt nhất giữa 2 loại bệnh, tuy nhiên nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh đầu tiên, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có khi xuất hiện ở cảm cúm.
Có cảm giác khó chịu, bứt rứt - chỉ là cảm lạnh
Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, nặng có thể đau họng - đó chỉ là cảm lạnh, khi đó bạn vẫn có thể làm các công việc ưa thích bình thường. Nhưng nếu bị cúm, người bệnh sẽ kèm theo mệt mỏi, sốt và không muốn làm bất cứ việc gì.
Điều trị khác nhau
Đối với bệnh cúm, không có thuốc đặc trị bệnh bởi cúm là do virut gây ra, nó sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày với các loại cúm thường. Hiện nay việc điều trị thuốc cho người bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virut H1N1, H5N1 hiện nay. Còn ở người cảm lạnh, ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng. Tuy nhiên tùy thuộc vào dấu hiệu của bệnh bác sĩ sẽ cho chỉ định cụ thể để bạn thoát khỏi tình trạng cảm lạnh hay cảm cúm mắc phải.
Cách trị cảm lạnh
Nồi nước xông giải cảm (xông hơi): lá xông gồm lá sả, lá bưởi, lá hương nhu, kinh giới, ngải cứu... Cách làm: Rửa sạch các loại lá, bỏ vào nồi đậy kín, đun cho nước sôi khoảng 5-10 phút, không nên để sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu (thành phần tác dụng chính trong một nồi xông) bay hơi hết. Nhấc xuống để trước mặt người bệnh đang ngồi, trên có trùm một cái mền để giữ hơi. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là tác dụng qua đường hô hấp... Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực, bụng. Nên ngừng xông khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ. Lưu ý khi xông: Chỉ nên cho mồ hôi ra từ từ, rươm rướm trên da. Không nên xông nhiều lần vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.
Trường hợp nào không nên xông? Khi bị cảm sốt và ra mồ hôi nhiều, khi cơ thể quá yếu: Theo Y học cổ truyền, khi cơ thể quá suy nhược là tình trạng dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.
Cháo giải cảm: Sau khi xông nên ăn cháo nóng. Đơn giản nhất là một tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Ăn khi cháo còn nóng và trong lúc ăn nên “tranh thủ” hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ. Thường cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.
Phòng bệnh là ưu tiên số 1
Khi nói đến cảm lạnh, cảm cúm, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Và một trong những cách rẻ nhất và hiệu quả nhất là rửa tay bằng xà phòng. Mặc đủ ấm, nhất là với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị viêm phổi hay viêm phế quản không khí lạnh sẽ kích thích cơn ho. Khi đã bị cảm lạnh, tùy sức khỏe mỗi người mà cân nhắc tập thể dục. Nói chung, nếu các triệu chứng từ cổ lên và không quá nghiêm trọng, ví dụ đau họng, chảy nước mũi hoặc đau đầu nhẹ, tập thể dục vừa phải sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Ngược lại, nếu toàn thân cảm thấy không khỏe, đặc biệt là dưới vùng cổ như tắc nghẽn ngực, nhức mỏi cơ bắp, sốt..., lời khuyên là nên nghỉ ngơi, tránh tập thể dục vì tập luyện cường độ mạnh lúc này, bệnh có thể kéo dài và gây nguy hiểm. Trường hợp này chính là lúc chúng ta cần “lắng nghe cơ thể mình”./.
Theo Suckhoedoisong.vn
Viết bình luận