Cơnh đương zêl cha groong bhrêy tắh đhị t’ngay chr’noong đoọng ha p’niên k’tứi
Thứ tư, 00:00, 04/07/2018
T’ngay cha noọng nắc bêl apêê a đhi học sinh bơơn đhêy ặt, bhui har cha ớh. Rau đâu nắc ặt lớơp bấc rau căh liêm tước apêê a đhi. Cóh đếêc, bấc đhr’năng bhrêy tắh đhị p’niên cóh hân noo cha noong a hêê nắc lêy k’rang tước, nắc đoo: hr’lệêngđác, bhrêy tắh xoọc bêl cha ớh (ha buốh), a rang xách, k’xenh choóh…

 

       

         Hr’lệêng đác: Bêl đác căh cợ chất dịch moọt bấc lâng pâm bhroọt ooy c’lâng pa hơơm ( móh, boóp, loom, xoóh) bhrợ không khí vêy o xy căh choom moọt ooy xoóh nắc bơơn ta moon hr’lệêng đác.

         Nắc pa dứah cơnh đâu:

         Tr’nợơp: Pa đấh trôông p’niên  tợơ đác.

         C’nặt bơr: Đớc p’niên bếch đhị doó dzệêp dzong, áih l’thai.

         C’nặt pêê: Ha dang p’niên căh dzợ năl ma nuýh, lêy p’niên dzợ pa hơơm căh, nắc pa ghít đhị boọc loom vêy pa gớt hay căh.

        Ha dang bọoc loom căh vêy pa gớt, nắc xoọc đếêc p’niên căh dzợ pa hơơm, nắc pa đấh bhluh ooy boóp p’niên n’nặc. Tợơ ơy bhlúuh bơr chu, nắc lêy da dul âng p’niên ơy hơơm hay căh lâng bhiệc k’đhợơng đhị mạch cảnh, đhị ca vang căh cợ pa đăn k’târ xợơng da dul p’niên ơy choom hơơm. Ha dang căh choom ch’đị mạch nắc năl ặ, da dul p’niên căh dzợ hơơm, lêy bhlúh cớ cóh boóp lâng đị đhị da dul cóh bọoc loom (đị đăh toor đha đhưa đăh a đai) ting cơnh j’niên 15/3 (nắc lêy đị da ul 15 bệê nắc bhlúuh ooy boóp p’niên 2 chu) ha dang vêy 2 cha nắc, căh cợ 30/2 ha dang vêy 1 cha nắc. Xang đếêc nắc n’jứah bhrợ n’jứah đơơng p’niên tước bệnh viện. Ha dang p’niên dzợ hơơm, đoọng p’niên bếch đa đêng muy đăh. Loóh lứch xa nập zệêp tợơ a chắc, zư pa ngăn a chắc. Pa đấh đơơng p’niên tước bệnh viện đăn đếêc tu choom dưr váih cớ đhr’năng căh choom p’hơơm.

         Cơnh đương zêl cha groong: Lâng p’niên k’tứi nắc vêy ma núyh đương zư lêy; ta loon goon lêy pa ghít, oó lu lơ. Pa prá lâng p’niên xoọc manuýh ta ha pa bhrợ đoọng p’niên bơơn lêy a đay vêy ngai k’rang zư.

        Ha bhuốh: Ha bhuốh lâng pazêng rau bhrêy tắh tu ha bhuốh nắc pazêng rau bhrêy tắh buôn lưm đhị p’niên, đhị zập rúh c’moo, zập bêl, zập đhị. Ha bhuốh đớc rau căh liêm xoọc đếêc lâng cóh ha y chroo, bấc chu bhrợ ngân pa bhlầng tước a chắc a zân âng p’niên.

        Cơnh bhrợ pa dứah xoọc tr’nợơp: Bêl lêy p’niên ha bhuốh, aconh căn nắc lêy đhr’năng bhrêy tắh cơnh ooy đoọng vêy cơnh bhrợ têng liêm choom bhlầng. Cơnh bhrợ xoọc tr’nợơp nắc pay khăn trâm ooy đác chrộ pị đoọng hooi đác lứch căh cợ t’nôm đác đá xứt đhị băng ta bhâm n’nặc. Ha dang p’niên moon ca ay bấc đhị zr’lụ bhrêy bêl đị têy ooy băng bhrêy, lêy băng bhrêy éh lâng xang đếêc nắc ta bhâm bhrậu, k’đháp đoọng pa gớt tu bhrêy, căh cợ dzung têy p’niên dưr văng cha chríh nắc pa đấh đơơng p’niên tước zr’lụ y tế đoọng lêy cha mệêt lâng pa dứah đấh loon.

        Cơnh đương zêl cha groong: Pa choom p’niên oó cha ớh rau cr’pân, cơnh: trâm tợơ piing dal ooy chóh, đh’rứah cha ớh tr’plăm đhị zr’lụ cr’pân, chr’ớh chr’ploọng cơnh a xếêh… dzoóc đhuônh đhị căh tệêm ngăn cơnh: t’nơơm n’loong, t’nol điện, bha bhung đong… Oó đớc pr’đươi âng p’niên đhị pazêng zr’lụ lalấh dal p’niên căh choom dzoọng pay. Tệêm ngăn đhị p’niên cha ớh liêm ang. Tếch lơi đoong n’loong goóh, groong lâng n’loong ha dang choom. Lâng p’niên zăng ta ha, aconh căn nắc lêy pa ghít: oó đớc đoọng p’niên dứp 10 c’moo k’rang zư p’niên dứp 3 c’moo. Nắc vêy ma nuýh k’rang zư lêy p’niên. Oó đoọng p’niên dzoóc pếêh p’lêê tợơ t’nơơm, dzoóc n’loong coóp a chim, căh đoọng t’păr diều cóh piing đong, zr’lụ đăn a bóc đác, k’ruung, tâm căh cợ đhị c’lâng lướt.

        Bhrêy tắh tu ta iết, ta chúh (pr’đươi n’toóch): P’niên bhrêy tắh tu pr’đươi n’tóch nắc rau buôn lưm bhlầng, đhr’năng bhrêy tắh cơnh đâu zêng váih đhị zập p’niên, zập bêl, zập đhị. Bhrêy tắh tu pr’đươi n’tóch choom bhrợ váih băng bhrêy ngân pa bhlầng.

        Cơnh zư pa dứah xoọc tr’nợơp: Bêl p’niên crêê rau n’toóch bhrợ ta bhrêy nắc tr’nợơp, ma nuýh đong pa tệêm loom, oó bhrợ p’niên k’pân lấh. Tr’nợơp nắc lêy duốt pr’đươi n’toóch nặc tợơ băng bhrêy cóh a chắc p’niên, rao băng bhrêy cóh vòi đác xoọc hooi tr’xin đoọng a ham lâng rau nha nhự glúh ooy nguôi. Pa tệêt đếêcm nắc rao băng bhrêy lâng đác liêm sạch lâng xà phòng, xang sát khuẩn băng bhrêy lâng cồn căh cợ apêê chất sát khuẩn vêy iốt (povidin, betadine), g’lọp băng bhrêy lâng gạc sạch liêm. Xang đếêc, ma nuýh đong nắc đơơng p’niên tước zr’lụ y tế đăn bhlầng đoọng bác sĩ khám lâng lêy tiêm za nươu uốn ván hay căh, lêy vêy cần íh băng bhrêy hay căh, vêy choom đươi za nươu kháng sinh hay căh.

        Cơnh đương zêl cha groong: Pa choom đoọng ha p’niên lêy rau cr’pân ( ca ay, hooi a ham, ta iết têy… bêl đươi dua căh cợ cha ớh pr’đươi n’tóch, u lấp. Pa choom p’niên g’đéch rau chr’ớh bhrợ cr’pân (dzoóc tơơm loong, cha ớh lâng tr’lơơng..). Pa choom đoọng ha p’niên oó ting bhrợ cơnh ma nuýh ta ha bhrợ rau bh’rợ cơnh: chiết p’lêê p’coo, xrặt lệê, I’ íh… ha dợ căh vêy ma nuýh ta ha ting lêy cha mệêt./.

 

Cách phòng ngừa tai nạn ngày hè cho trẻ

                         Suckhoedoisong.vn

Hè đến là lúc các em học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi tự do. Điều này ẩn chứa nhiều điều bất lợi có thể xảy đến với các em. Trong đó, một số tai nạn thương tích trẻ em trong mùa hè chúng ta cần quan tâm, đó là: đuối nước, tai nạn trong lúc chơi (té ngã), ong đốt, rắn cắn,...

Đuối nước: Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa ôxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước.

Cách sơ cứu như sau

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không, bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt bằng miệng ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 lần, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần tiếp tục hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện. Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Cách phòng tránh: Đối với trẻ nhỏ phải có người trông trẻ; luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 5m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ. Bạn nên nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tâm.

Té ngã: Té ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của trẻ.

Kỹ năng xử trí sơ cứu: Khi thấy trẻ bị ngã, phụ huynh cần xem mức độ chấn thương của trẻ để có cách xử lý tốt nhất. Cách xử lý ban đầu là lấy chiếc khăn nhúng nước lạnh vắt ráo nước hoặc bọc nước đá rồi đắp lên trên vết bầm, chỗ chấn thương. Nếu trẻ than đau nhiều ở vùng bị chấn thương khi ấn tay vào vết thương, vết thương bị sưng và sau đó bầm tím, cử động khó khăn vùng bị chấn thương, hoặc chân hay tay trẻ có thể bị cong một cách kỳ lạ thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Cách phòng tránh: Dạy bảo con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm, như: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa… Leo trèo ở những nơi không an toàn như: cây, cột điện, mái nhà... Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được. Đảm bảo những nơi sinh hoạt của trẻ phải có đủ ánh sáng. Chặt bỏ các cành cây khô, rào quanh cây nếu có thể. Với trẻ lớn, bố mẹ cần: Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Cần có người giám sát và trông trẻ. Trẻ không được leo trèo cây hái quả, bắt chim, không chạy thả diều trên sân thượng, gần ao, hồ, sông, ngòi hay lòng đường.

Tai nạn do bị cắt, đâm (vật sắc nhọn): Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau.

Cách sơ cứu: Khi trẻ bị vật sắc nhọn đâm trúng thì đầu tiên người nhà cần bình tĩnh, không làm bé sợ thêm. Trước tiên cần rút các vật sắc nhọn ra khỏi vết thương của bé, rửa vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc các chất sát khuẩn có chứa iốt (povidin, betadine), băng vết thương với gạc sạch. Sau đó, người nhà nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và xem có cần tiêm phòng uốn ván hay không, có cần khâu hay không, có cần sử dụng thuốc kháng sinh hay không.

Cách phòng tránh: Chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm (đau, chảy máu, đứt tay... khi sử dụng hay chơi đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. Dạy trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm (trèo cây, đấu kiếm...). Dạy trẻ không bắt chước người lớn làm công việc nguy cơ: gọt hoa quả, thái thịt, khâu vá... mà không có sự giám sát của người lớn./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC