Cơnh đương zêl cha groong k’hir xuất huyết
Thứ tư, 00:00, 10/08/2016

        Xọoc đâu, k’hir xuất huyết xoọc dưr váih bấc k’rơ đhị apêê tỉnh Tây Nguyên. Đợ ma nuýh crêê cr’ay nâu ting bấc, bh’rợ pa dứah đhị apêê bệnh viện lưm bấc râu k’đháp k’ra. Đọong năl ghít lấh mơ ooy cr’ay k’hir xuất huyết cung cơnh đương zêl cha groong, cóh c’nặt t’ruíh: “ ma nuýh pa dứah đh’réh cr’ay cóh bhươl cr’noon” t’ngay đâu, a zi nắc xay moon đoọng ha đhanuôr lâng pr’zợc năl cơnh đương zêl cha groong k’hir xuất huyết.

        Cr’ay k’hir xuất huyết nắc n’hâu?

        Cr’ay k’hir xuất huyết nắc muy râu cr’ay truyền nhiễm cấp tính, choom váih cơnh pr’lúh tu vi rút dengue bhrợ t’váih. Cr’ay trơơi boọ. Cr’ay trơơi boọ nắc tu ga gơu cắp ma nuýh cr’ay boọ vi rút xang đếêc nắc pa trơơi đoọng ha ma nuýh doó cr’ay. Cr’ay nâu dưr váih đhị zập prang bha lang k’tiếc ắt cóh zr’lụ khí hậu nhiệt đới. Đhị Việt Nam, cr’ay nâu đhơ đhị zêng vêy, prang 4 zr’lụ Bắc, Trung, Nam lâng Tây Nguyên, zêng lâng thành thị cung cơnh zr’lụ vel bhươl, cr’ay dưr váih prang c’moo ha dợ buôn váih cơnh pr’lúh k’rơ nắc moọt hân noo boo, pa bhlầng nắc moọt c’xêê 7,8,9,10.

        Râu cr’pân âng cr’ay k’hir xuất huyết

        Cr’ay nâu cắh ơy vêy za nươu tiêng bhlầng lâng cắh ơy vêy vắc xin đoọng zêl cr’ay. Buôn dưr váih pr’lúh k’rơ lâng bấc ngai crêê muy chu bhrợ ha bhiệc pa dứah lưm bấc râu k’đháp, choom bhrợ chệêt bil pa bhlầng nắc lâng p’niên k’tứi, bhrợ bil bal bấc đắh kinh tê, xã hội.

        K’hir xuất huyết tu vi rút Dengue bhrợ t’váih lâng 4 tip t’váih cr’ay bơơn ký hiệu nắc D1, D2, D3, D4. Zêng 4 tip t’váih cr’ay nâu nắc zêng lưm đhị Việt Nam lâng xăl váih cơnh pr’lúh. Tu miễn dịch bhrợ váih nắc đhị bêl crêê cr’ay nắc crêê tip lalay cơnh.

        Cơnh buôn năl ga gơu pa trơơi k’hir xuất huyết

        Ga gơu vêy pr’họom tăm, a chắc lâng dzung vêy l’bhlộp bhoóc buôn đớc nắc ga gơu vằn. Ga gơu nâu cắp ma nuýh moọt pleng t’ngay, cắp bấc bhlầng nắc moọt đấh ra diu lâng hi bu dưm. Ga gơu vằn ắt đhị k’năm, boọ cóh xa nập, đh’num, đhị ar xa nập lâng pr’đươi cr’đố cóh đong.

        Ga gơu vằn chéh cr’liêng, chéh đhị a bóc đác cắh cợ nắc đhị cr’đố đác cóh đong lâng đhiêr đong cơnh a bóc đác, tọ, giếng, boong n’loong… zập pr’đươi cắh cợ râu ta lơi choom k’độ đác cơnh tọ pô, choom, lốp xe, k’đó k’bhông… Ga gơu vằn dưr bấc k’rơ nắc moọt hân noo boo, bele nhiệt độ zập c’xêê z’lấh 200C.

        N’léh  âng cr’ay:

        Cr’ay doó ngân: K’hir pứih pâm bhroọt 39-40 độ C, đanh 2-7 t’ngay, pứih cóh a chắc cắh choom xiêr. Cr’ay bhlầng đhị mang. Váih k’cướt, glúh ban.

        Cr’ay ngân: Pazêng lâng n’léh cơnh đâu:

        N’léh k’hir xuất huyết: L’bhlộp xuất huyết cóh n’căr, băng bhrậu cóh n’căr đhị ta tiêm, k’tặ a ham, lướt pr’noon tăm ( tu glúh a ham cóh a chắc).

        Ca ay luônh, k’tặ, dzung têy chrộ, k’pân g’hớt ( vir móh mắt tu glúh aham cóh a chắc bhrợ bil  a ham, huyết áp xiêr), ha dang cắh đấh cấp cứu lâng pa dứah đấh nắc buôn bhrợ chệêt bil.

        Nắc lêy bhrợ têng n’hâu bêl năl crêê cr’ay k’hir xuất  huyết

        Pr’hân đơơng ma nuýh cr’ay tước zr’lụ y tế đoọng bơơn khám, pa dứah đấh loon.

        Cơnh đương zêl cha groong cr’ay k’hir xuất  huyết

        Cơnh đương zêl cha groong liêm choom bhlầng nắc k’chệêt moóih ga gơu, cr’vóc cr’véc lâng oó đoọng ga gơu cắp đắh.

        Lêy pa liêm đhị buôn ga gơu chéh váih, k’chệêt cr’vóc cr’véc cơnh đâu:

        K’đấp pa liêm zập râu choom k’độ đác oó đoọng ga gơu moọt chéh.

        P’lóh băn a xiu cắh cợ mê zô đhị zập pr’đươi k’độ đác ga mắc cơnh ( a bóc, giếng…) đoong k’chệêt cr’vóc cr’véc.

        Rao pa liêm râu k’độ đác ta luôn.

        K’rong tập lơi râu buôn k’độ đác đhiêr đong cơnh: chai, tọ, k’đóh k’bhông, lốp xe…, kríh príh pa liêm tang đong.

        Zr’lụ boóh cắh cợ nắc dầu moọt ooy choom đác đớc cóh dzung tủ, xăl đác âng tọ đớc pô.

        Đương zêl ga gơu cắp đắh:

        Xập xa nập dal têy.

        Bếch t’bắc mùng zêng lâng pleng t’ngay.

        Pay đươi bình xịt k’chệêt ga gơu, hương móih, kem plăm ga gơu, vợt điện k’chệêt ga gơu…

        Pay đươi rèm, màn ơy trâm lâng za nươu k’chệêt ga gơu.

        Đọong ma nuýh crêê k’hir xuất huyết bếch cóh màn, oó đoọng ga gơu cắp, g’đéch trơơi boọ đoọng ha manuýh lơơng.

        Pa zay pazưm lâng chính quyêng lâng ngành y tế cóh zập g’lúh phun za nươu đương zêl, cha groong pr’lúh cr’ay./.

       

 

 

Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát rất mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên. Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng, việc điều trị ở các bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết cũng như cách phòng bệnh, trong TM: Thầy thuốc buôn làng hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bà con và các bạn cách phòng bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

         Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch  được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau. 

          Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

          Biểu hiện của bệnh:

         Thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.

         Thể bệnh nặng:Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

           Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

           Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:

           Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

           - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

           - Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

           - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC