Rau tu nắc bấc cơnh
Cr’ay p’lung vêy bấc rau tu: tu bọọ vi khuẩn HP-Nâu đoo nắc muy rau vi khuẩn buôn bhrợ váih apêê cr’ay đhị p’lung-tá tràng; tu cơnh âm cha cắh ơy crêê cơnh, cha rau chr’na lalấh chrộ căh cợ lalấh pứih, rau chr’na u griing, k’dzúa, lalấh há, cha căh bh’nhai ghít, cha pa đấh… căh cợ cha rau chr’na crêê ơy bọo khuẩn, bọo độc… Lấh mơ, nắc tu âm a lắc, chè cọoc, cà phê coọc; apêê chất crêê tước a xit, kiềm, sút, chì, thuỷ ngân… choom bhrợ ca ay p’lung.
Muy rau tu dzợ nắc lêy dáp tước nắc đoo đươi dua za nươu pa xiêr ca ay, za nươu pa dứah cr’ay mr’nịt, pazêng rau za nươu nâu nắc buôn bhrợ cr’ay p’lung; Pazêng nhiễm khuẩn cấp: cúm, a duúc, bạch hầu, thương hàn… choom bhrợ cr’ay p’lung. Đắh tinh thần, apêê đhr’năng stress, grơơ loom, trầm cảm, k’rang k’uôl, căng thẳng…. cung nắc muy cóh pazêng rau bhrợ váih cr’ay p’lung.
Rau n’léh buôn lêy
Cr’ay luônh tu cr’ay đhị p’lung n’léh ghít, buôn lêy, ma nuýh ca ay n’léh đhr’năng cơnh đâu: cr’ay zr’lụ luônh cóh ping pun, ca ay bêl ha ul cha căh cợ tợơ lấh bêl cha cha ha dợ vêy ngai ca ay căh vêy crêê tước cha cha. Ca ay vêy bêl đanh tước bơr pêê c’xêê tước bơr pêê c’moo, vêy ngai tước k’zệt c’moo. Bấc ngai ca ay ting cr’chăl (muy cr’chăl tợơ 1 tuần tước 2, 3 tuần nắc a tếh) lâng ta luôn dưr váih bêl p’lắh t’ngay c’xêê, pa bhlầng nắc hân noo cha kệêt. Đh’rứah lâng đếêc nắc cr’ay luônh, ma nuýh cr’ay buôn xợơng pa xưng luônh, k’đháp lướt pr’noong, gr’ưới k’dzúa, kiêng k’tặ, k’tặ, pưih ch’hát, k’đháp cóh luônh… Cóh pazêng đhr’năng cr’ay tá tràng đanh bhrợ tía bóop p’lung đắh dứp nắc cha cha căh choom tiêu, k’đháp cóh luônh, bấc chu nắc t’moọt têy ooy mr’lọong đoọng k’tặ đoọng ặt tớt l’thai. Tu cơnh đếêc ma nuýh cr’ay p’lung-hành tá tràng đanh c’moo buôn lêy oom oóch, pal rớơc.
Lêy năl vêy k’đháp?
Xọoc đâu, nội soi p’lung vêy chr’nắp ga mắc cóh bh’rợ đoọng lêy năl cr’ay p’lung-tá tràng. Lấh mơ bơơn năl đhị zr’lụ cr’ay, cr’ay cơnh ooy… nắc cóh pazêng đhr’năng hếch lêy cr’ay ngân nắc choom sinh thiết đoọng chếêc lêy tế bào cha chríh. Pa bhlầng nắc lêy năl lâng pazêng đhr’năng cr’ay luônh bơơn pa dứah đấh loon ha dang căh nắc cr’pân bhlầng tước a chắc a rang cơnh cr’ay luônh m’bác, k’đệêng luônh…
Apêê đhr’năng n’léh cr’pân: Cr’ay p’lung ha dang căh bơơn pa dứah đấh nắc bhrợ váih apêê đhr’năng cơnh: Xiên bóop p’lung n’đắh dứp: n’léh cr’ay luônh, k’tặ bấc; h’lúh p’lung: ma nuýh cr’ay xợơng xa ay pâm bhrọot đui cơnh clúh lâng đhao, luônh griing cơnh n’loong; nắc lêy đấh roóch cấp cứu ha dang căh nắc cr’pân tước a chắc a rang; váih a ham cóh luônh: nắc rau n’léh buôn lưm bhlầng k’tặ a ham, lướt pr’noong cung bọo a ham, căh cợ nắc tăm nặ k’hung k’hăng; cr’ay p’lung: Ung thư p’lung nắc muy cơnh ung thư buôn lưm, bấc bhlầng cóh zập rau ung thư c’lâng luônh lâng cung nắc muy cóh pazêng n’léh âng cr’ay đhị p’lung ha dợ căh bơơn zư pa dứah lứch.
Cơnh pa dứah cr’ay p’lung
Bh’rợ lêy pa dứah âng bác sĩ nắc rau căh choom căh ting xợơng cóh đhr’năng pa dứah cr’ay nâu. T’ngay đâu, apêê moon pa rớơt pa dứah cr’ay p’lung-tá tràng lêy tợơ cơ chế k’chệêt vi khuẩn HP, zêl đhr’năng dưr bấc dịch vị lâng nắc lêy vêy za nươu g’lọp niêm mạc oó đoọng váih rau căh liêm âng dịch vị. Vêy bấc rau za nươu pa dứah cr’ay p’lung, lêy cơnh đhr’năng ca ay âng ma nuýh cr’ay nắc bác sĩ vêy cơnh đoọng za nươu pa dứah crêê cơnh.
Bóop pr’too âng ma nuýh pa dứah đh’réh cr’ay
Âm cha crêê cơnh nắc c’nặt chr’nắp bhlầng. Lêy vêy cơnh âm cha liêm crêê đoọng ha ma nuýh cr’ay đăh p’lung: Oó cha lalấh bấc chất kích thích, chr’na lalấh k’dzúa, la lấh há, lalấh pứih; óo cha bấc rau chr’na h’ngâr, n’xiêng, k’bhúh cơnh trà, cà phê…; Oó âm a lắc, hót; oó cha lalấh đấh, bh’nhai đoọng ghít; cha đăh crêê giờ giấc, oó cha lalấh zi lưa lalăm chô bếch cóh ha dưm nắc k’dâng mơ 4 tiếng đồng hồ, óo cha lalấh k’bhộ căh cợ đớc luônh ha ul đanh. Cha t’bấc bhơi ra véh, âm bấc đác, zêl cr’ay ha dợ nắc ting cơnh bác sĩ. Pazưm lâng chế độ bhrợ bhiệc, đhêy ặt crêê cơnh, g’đéch pa bhrợ lalấh c’rơ âng đay, nhứh nhệên đanh đươnh./.
Viêm loét dạ dày và những nguy biến
Theo Suckhoedoisong.vn
Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đa dạng
Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị… Đau dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn HP- đây là một loại vi khuẩn thường gây ra các bệnh lý ở dạ dày - tá tràng; do chế độ ăn uống vô độ không có quy luật, ăn thức ăn nóng quá, lạnh quá, cứng quá, khó tiêu, chua, cay quá, ăn không nhai kỹ, ăn vội... hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc... Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; hoặc do uống nhầm các chất ăn mòn: axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân... có thể gây bỏng niêm mạc của thực quản và dạ dày.
Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do dùng các thuốc giảm đau, chống viêm điều trị các bệnh khớp, những thuốc này có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ dày; Người bị suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày do urê máu tăng cao. Yếu tố tinh thần, các trạng thái stress, cáu gắt, trầm cảm, lo nghĩ, căng thẳng... cũng là một trong những nguyên nhân lớn, quan trọng gây tổn thương dạ dày.
Triệu chứng điển hình
Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như: Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa lạnh. Kèm theo là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát, chướng bụng… Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
Chẩn đoán có khó?
Hiện nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày - tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương... thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Đặc biệt cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp đau bụng cần được can thiệp kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng như viêm ruột thừa, tắc ruột...
Các biến chứng nguy hiểm: Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm rất có thể dẫn đến các biến chứng như: Hẹp môn vị: biểu hiện đau bụng, nôn ói rất dữ dội;Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng; Xuất huyết tiêu hóa: là biến chứng thường gặp nhất biểu hiện nôn ra máu, đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối; Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa, và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày
Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là nguyên tắc không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh này. Ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh dạ dày, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày: Không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; Không nên ăn quá nhiều chất béo, các chất kích thích như trà, cà phê…; Không uống rượu, không hút thuốc lá; Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ; Cần ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, mệt mỏi kéo dài./.
Viết bình luận