Bhiệc bhan cha a vị t’mêê âng ma nuyh M’Nông năc tơợp tơợ bêl t’cooh bhươl lâng c’la đong ơy ra văng xang bha nuôih zươc tơợ apêê dang đoọng t’pâh r’vai ha roo chô ooy đong. Đhị grăng ha roo âng pr’loọng đong bơơn pa chăm zập rau tơơm pô, chiêh, cooch bhrợ lâng cram cr’đe, pa căh năc pô ha roo. Ting cơnh j’niêng âng ma nuyh M’Nông, lâng cơnh pa chăm nâu năc đoọng zư r’vai ha roo đhị đong ặt bêl apêê a dêch, a mế ơy cloh ha roo, zêệ a vị t’mêê âng hân noo t’mêê lâng ra văng zập bha nuôih. C’la đong tơt đăh toor pươih bha nuôih k’cọoh t’pâh apêê dang chô cha a vị t’mêê. “Ha roo coh ha rêê ơy đọom rơơc, p’lêê za cai ơy pậ, a tao ơy ngâm, năc ơy tước hân noo pêêh pay bh’nơơn, a zi bhuôih a vị t’mêê t’đang a bhô dang chô lâng zươc đơơng r’vai ha roo chô ooy đong. T’ngay đâu acu cha ha roo t’mêê, đoọng xà gạc cha lalăm, a zi cha t’tun, đoọng a chuung cha lalăm, a zi cha t’tun, đoọng cào cha lalăm a zi cha t’tun, đoọng đhao cha lalăm a zi cha t’tun, a zi năl ơn đoọng cha a vị t’mêê, a lăc t’mêê…”
Bhuôih xang, c’la đong cut a tưch, xưt a ham, xái a lăc coh grăng đơc ha roo lâng pr’chăp năc zư dang ha roo ặt lâng pr’loọng đong, đoọng hân noo t’tun lưm boo liêm cr’đơơng, đhí liêm c’lâng, chr’noh chr’bêệt bịng zơng bhlai đong, c’rơ tr’mông liêm choom.
Bhiệc bhan cha a vị t’mêê âng ma nuyh M’Nông buôn ta bhrợ coh 2 t’ngay: t’ngay tr’nơợp bhuôih dang crâng, dang đác, dang ha roo coh ha rêê, pươih ch’na bơơn đơc bhuôih a bhô dang, xang đêêc zập cha năc đhanuôr chô xoot ha roo đơc coh zá đơc nắc “t’pâh ha roo chô ooy đong”. T’ngay bơr năc tơợ ơy t’pâh r’vaih ha roo chô, c’la đong bhuôih a vị t’mêê xang nắc t’đang k’bhuh xoọng, đhanuôr coh vel tước cha.
T’cooh Y Tiêng ặt đhị chr’val Nâm Nung, chr’hoong Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đoọng năl “Bhiệc bhan cha a vị t’mêê năc t’ngay tết âng ma nuyh M’Nông. Zập ngai tước đong đhanuôr coh vel, đh’rưah âm cha ch’na t’mêê âng c’moo, rơơm đoọng c’rơ liêm, rơơm muy c’moo vêy bơơn bh’nơơn chr’noh chr’bêệt. “Bhuôih dang ha roo, t’pâh r’vaih ha roo cơnh lalăm a hay năc chr’năp pa bhlầng, năc đoo t’ngay bhiệc bhan âng vel bhươl, chr’năp cơnh t’ngay Tết xoọc đâu. Tơợ t’pâh r’vaih ha roo chô, xoot ha roo tr’nơợp tơợ ha rêê chô cloh zêệ a vị đoọng k’dua đhanuôr tước âm cha. Tr’nơợp năc bhuôih dang ha roo t’mêê xang năc tước bhuôih zươc c’rơ tr’mông đoọng ha coon cha châu lâng bha nuôih cơnh a vị đêệp, lêệ a’ọc, a lăc… đoọng dang.”
Ma nuyh M’Nông vêy tin đươi ooy bấc dang, zập pr’đươi zêng vêy dang, đhơ bhiệc bhan ga măc, k’tứi zêng vêy dang chô lêy. Lâh mơ bha nuôih ơy bơơn đhanuôr coh vel ra văng năc đhị bhuôih apêê dang cung ta nih liêm. T’cooh Bơ Khiêm, vel U3, thị trấn Ea Tling, chr’hoong Cư Jut, tỉnh Đắk Nông đoọng năl: “Lalăm bhrợ j’niêng muy tuần, apêê bhrợ muy tơơm x’nur ơy ra văng lalăm đêêc, đoọng zập xa nay lâng t’đang apêê dang năl chô pâh. Tơơm x’nur choh đhâng dal bhlầng, coh tu vêy pa chăm bấc rau pô x’xrặ, pr’đhang a chịm, chr’gơơng ta bhrợ lâng cram cr’đe, pa họom lâng bấc rau pr’họom liêm cra. Coh m’pâng tơơm x’nur năc cooch bhrợ bấc rau acoon nạ, p’lêê p’coo…”
C’nặt bhuôih bơơn ra văng ghit, chr’năp tu nâu đoo năc bhiệc bhuôih k’rong zập dang cơnh: dang crâng, dang đác, dang k’tiếc… đoọng pa căh rơơm kiêng âng đhanuôr, vel bhươl, rơơm đoọng ha pêê dang pruh c’bhuh a bhuy mốp, a đhăh huông. Pơ căn Thị Bah, ặt đhị chr’val Đắk Ndrung, chr’hoong Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đoọng năl: “Tết cha a vị t’mêê đoọng pa căh loom ta nih lâng dang ha roo cung cơnh apêê dang, rơơm đoọng c’rơ tệêm ngăn đoọng ha pr’loọng đong, ha dang vêy pr’đơợ năc bhuôih a’ọc, căh năc bhuôi a tưch, đoọng dang ha roo ặt lâng pr’loọng đong, đoọng pr’loọng đong k’bhộ ngăn./.”
Lễ mừng cơm mới của người M’Nông
Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của người M’nông, nghi lễ mừng cơm mới hay còn gọi là “Tết cơm mới’ có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa giá trị văn hóa tâm linh độc đáo nhằm tôn vinh cây lúa, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, mong sự bình yên cho cả gia đình, ƀon làng trong một năm mới.
Lễ mừng cơm mới của người M’Nông được bắt đầu khi già làng và gia chủ đã hoàn thành lễ vật xin phép các vị thần linh tại rẫy để rước hồn lúa về nhà. Ở cầu thang kho lúa của gia chủ được trang trí bằng các loại cây hoa, được làm từ những que tre vót thành nhiều cành, đánh tơi bông ra, tượng trưng hình bông lúa. Theo quan niệm của người M’nông, với cách trang trí như thế này để giữ hồn lúa ở trong kho, không để hồn lúa bơ vơ ở ngoài. Lễ mừng cơm mới được tổ chức ở nhà khi các bà, các mẹ đã giã gạo, nấu cơm mới đầu tiên của mùa vụ và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật. Ông chủ dòng họ ngồi bên cạnh mâm lễ vật, khấn mời các vị thần về ăn cơm mới. “Lúa trên rẫy đã chín vàng, quả dưa đã to, cây mía đã ngọt, đã đến mùa thu hoạch, chúng tôi làm lễ cơm mới mời tổ tiên và các vị thần về nhận lễ vật và xin phép chúng tôi rước hồn lúa về nhà. Hôm nay tôi ăn cơm gạo mới, cho xà gạc ăn trước, chúng tôi ăn sau, cho rìu ăn trước, chúng tôi ăn sau, cho cào ăn trước, chúng tôi ăn sau, cho con dao ăn trước, chúng tôi ăn sau, chúng tôi đền ơn cho ăn cơm đầu nồi, chúng tôi đền ơn cho uống nước rượu đầu, chúng tôi đền ơn cho ăn máu con gà....”
Cúng xong, ông chủ dòng họ cầm con gà lên dùng dao cắt tiết, rồi bôi một chút máu gà, và vẩy ít rượu cần lên cầu thang kho lúa với quan niệm giữ chân thần lúa ở với gia đình, để mùa vụ năm sau mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia chủ mạnh khỏe bình an.
Lễ mừng cơm mới của người M’nông thường diễn ra trong 2 ngày: ngày thứ nhất cúng thần rừng, thần suối, thần lúa tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng thần linh, sau đó mỗi người ra về tuốt một nắm lúa bỏ vào trong bồ gọi là "rước lúa về nhà". Ngày thứ hai sau khi đã rước lúa về nhà, gia chủ cúng làm cơm mới gọi là để mời họ hàng, bà con trong ƀon làng đến để ăn mừng thành quả sau một năm lao động.
Ông Y Tiêng, ở xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông cho biết “Lễ mừng cơm mới” chính là ngày tết của người Mnông. Mọi người sẽ đến từng gia đình trong ƀon, cùng thưởng thức bữa cơm mới đầu tiên của năm, chúc sức khỏe, mong một năm mùa màng bội thu. “Cúng thần lúa, rước hồn lúa ngày xưa là quan trọng lắm, là ngày hội của ƀon làng, như ngày tết bây giờ đó. Sau khi đã rước hồn lúa về nhà, tuốt lúa chín đầu tiên trên rẫy mang về giã gạo nấu cơm bằng lúa mới để mời cả bà con đến ăn mừng. Đầu tiên là lễ cúng lúa mới rồi đến lễ cúng sức khỏe cho con cháu trong nhà với những mâm lễ thịnh soạn gồm nếp, thịt heo, rượu... dâng lên thần linh. ”
Người M’nông có tín ngưỡng đa thần, mọi vật đều có thần linh, bất kì lễ hội lớn nhỏ đều mời thần linh về chứng giám. Ngoài các lễ vật đã được bà con trong ƀon chuẩn bị thì nơi cúng các vị thần cũng trang nghiêm. Ông Bơ̆ Khiêm, ƀon U3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông cho biết: “Trước ngày lễ một tuần, người ta dựng 1 cây nêu đã chuẩn bị sẵn trước đó, để thông tin và mời gọi các thần linh biết mà về dự lễ với bon làng. Cây nêu trong lễ hội này dựng cao lắm, phần ngọn được trang trí nhiều hoa văn, hình chim, nai kết bằng tre nứa, được tô vẽ rất đẹp, còn có lục lạc, hình bông lúa vót bằng cây tre. Ở giữa thân cây nêu là một mâm tre hình vuông bày biện các lễ vật cúng thần như đầu heo (hoặc trâu, bò), cơm, ché rượu cần được cột dưới thân cây nêu, và các loại rau, quả mà bà con trồng được như quả cà, quả bầu, quả bí..”.
Phần lễ được chuẩn bị trang nghiêm, linh thiêng vì đây là lễ cúng bao gồm cả một tập hợp các vị thần linh như: thần núi rừng, sông suối, trời đất... thể hiện nguyện vọng của bon làng, cộng đồng cầu mong thần linh xua đuổi ma quỷ, thú dữ. Bà Thị Bah, ở xã Đắk Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cho biết: “Tết ăn cơm mới để thể hiện lòng thành với thần lúa và các vị thần linh, cầu mong sức khỏe bình an đến với gia đình, nếu có điều kiện thì cúng heo, không có thì cúng gà, nhằm để thần lúa ở với gia đình, để gia đình ấm no./.”
Viết bình luận