Bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ
Thứ sáu, 16:19, 25/11/2022 Giàng Seo Pùa Giàng Seo Pùa
Bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ cóh chr’hoong Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng nắc mưy j’niêng bh’rợ nông nghiệp chr’nắp liêm bhlâng. Ooy j’niêng bh’rợ nâu, manứih Mạ bhrợ p’cắh loom luônh năl ơn lâng chắp lêy đợ râu crâng da ding, plêệng k’tiếc ơy đoọng lâng pr’ắt bh’rợ hơnh déh, zư lêy pa liêm.

Bêl hân noo boo tước, đác chô hooi bịng zâp đhị acoon toọm, n’loong n’cuông ma chặt váih liêm, cung nặc bêl manứih Mạ bhrợ bhiệc bhuốih crâng. T’coóh Nguyễn Huy Cao, Trung tâm Văn hoá Truyền thông lâng Thể thao chr’hoong Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đoọng năl:“Bhiệc bhuốih crâng ơy váih tơợ bêl manứih Mạ váih lâng ắt ma mung cóh đêếc. Ooy cr’chăl tr’xăl bấc râu, apêê cung dzợ zư đợc. nâu đoo nắc bhiệc bhuốih chr’nắp. Ooy bhuốih nâu nắc lêy lêệng vêy râu bh’năn lâng đhưng toong chiing cha gâr. Nâu đoo nắc râu chr’nắp liêm dzợ ta zư đợc tước đâu.”

Bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ choom bhrợ lalay đhị pr’loọng đông tô bhúh cắh cậ pa zêng cóh vel bhươl. Bhiệc bhrợ pa zưm pa zêng vel bhươl buôn ta bhrợ ooy c’moo vêy boo đhí, túh bhlong, p’răng xơớt cắh cậ vêy manứih bil cóh crâng. T’coóh Nguyễn Huy Cao moon: "Ting lêy ooy pr’đơợ tr’mung. Pa đhang moon cơnh mưy c’bhúh đh’rứah bhrợ nắc apêê ting lêệng đắh mưy p’nong ta rí. Ha dang cơnh mưy tô bhúh k’van cung choom đắh mưy p’nong ta rí, ha dợ mưy pr’loọng đông ặt pazưm ooy mưy đông ga mắc 2, 3 lang nắc apêê bhrợ đắh a’ọc, bé. Hân đhơ cơnh đêếc, bêl bhuốih lêy vêy mưy p’nong a’tứch cắh cậ bh’năn n’hâu 4 dzung.”

Ooy bhiệc bhuốih crâng nâu, đhanuôr Mạ rơơm kiêng mưy pr’ắt tr’mung liêm zâp, k’bhộ k’van, têêm ngăn cơnh râu xay moon âng anoo Điểu Các Khu cóh vel Ngo, thị trấn Cát Tiên, chr’hoong Cát Tiên:“Bhuốih nâu đoọng vel bhươl doọ lấh k’ay k’naanh. Lướt ooy crâng k’coong têêm ngăn, doọ chấc bhrêy tắh. Lêy bhuốih a’bhô dang crâng k’coong đoọng apêê vêy zooi đoọng ha vel bhươl đay, cắh vêy mưy đoọng ha pr’loọng đông đay.”

Bhiệc bhuốih crâng cắh nặc mưy j’niêng bh’rợ ma bhưy chr’nắp nắc dzợ vêy bấc râu pr’hoọm văn hoá âng manứih Mạ. Zâp râu bhiệc bhrợ đoọng bhuốih crâng bơơn zâp pr’loọng đông, tô bhúh cắh cậ vel bhươl lêy ra văng bhrợ l’lăm đêếc mưy c’xêê. T’coóh vel K Ban, cóh vel Ngo, thị trấn Cát Tiên đoọng năl:“Zêng lêy đhanuôr, pân đil zêng pấh bhrợ. Vêy a’vị hor, a’vị đêệp, lêệ la đoọng bhuốih. Ooy đông bhrợ k’tứi a’năm. Cóh tang nắc vêy bhrợ a’pứih ga mắc dal 3 mét tước 4 mét. Ha dang cắh vêy nắc đhanuôr chrooi đoọng, vêy a’tứch đoọng a’tứch, a’ọc đoọng a’ọc. Mưy đông chrooi đoọng pazưm đh’rứah bơơn 1 ta rí.”

Đhị bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ, cha nur nắc mưy ooy đợ bh’rợ chr’nắp bhlâng, nắc đhị đoọng a’bhô dang ắt ma mung lâng đắh cha râu âng hêê bhuốih đoọng. Ha dợ cha nur nắc cung vêy ắt cóh đêếc. Cha nur đhị bêl bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ pa zêng vêy 2 bêệ. Mưy nặc bhrợ pa dưr đhị đông, mưy nặc cóh tang. Ting cơnh t’coóh Nguyễn Huy Cao, manứih Mạ bhrợ 2 cha nur cơnh đâu nắc tu:“Cha nur âng manứih Tây Nguyên nắc râu p’têết pazưm lâng a’bhô dang. Apêê ting ặt cóh đêếc đoọng lướt moót ooy đông. Ha dang cóh đông, a’bhô dang moót ôộm búah lâng đắh cha đợ râu bhuốih cóh đông. Ha dợ cha nur cóh tang nắc apêê bhrợ đoọng tắc ta rí, chọ ta rí ooy đêếc.”

Cha nur bhrợ pa dưr tíh liêm, oó đoọng đa đêng, xang nặc chọ pa nhâm a’ngoọn 8 đắh liêm ma mơ, bhrợ p’cắh đoọng ha 8 pa lêếh âng plêệng. T’coóh Nguyễn Cao Huy đoọng năl:“Nâu đoo nắc râu pr’đươi chr’nắp âng manứih Mạ. Cha nur vêy bhrợ ting c’nắt ooy dứp nắc t’noọl đông, xang nặc bhrợ mưy cr’liêng ha roo, xang nặc cớ đắh ping vêy mưy c’lóh chóh ha roo. Lâng bh’rợ bhrợ cha âng manứih Tây Nguyên moon zr’nưm lâng manứih Mạ moon lalay nắc p’têết pazưm lâng râu chr’nắp liêm lalua bhlâng nắc ha roo, c’lóh...”

Tơợp bhuốih crâng, manứih bhuốih dzoọng cóh ngoai c’riing hơnh déh ta mooi đắh ch’ngai lâng đhanuôr cóh vel đông chô pấh. Đh’rứah lâng c’la manứih bhuốih nâu dzợ vêy pân jứih pân đil cóh vel đông n’jứah n’toong chiing, đhưng cha gâr, t’nơớt lâng pr’múa apêê đoọng hơnh déh ta mooi.

Bhiệc bhuốih crâng âng manứih Mạ nắc văn hoá chr’nắp liêm ơy váih tơợ đenh, p’cắh ghít râu p’têết pazưm âng đhanuôr lâng crâng k’coong, zư lêy pa liêm. Tu cơnh đêếc, bhiệc bhrợ bhuốih crâng, chrooi pa xoọng zooi đhanuôr Mạ pa dưr liêm dal lấh mơ cr’noọ bh’rợ zư lêy pr’hoọm văn hoá ty âng đhanuôr cung cơnh pa dưr pr’ắt bh’rợ đoàn kết, pazưm đhanuôr./.

Lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ

Lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, là một nghi thức nông nghiệp độc đáo và đặc sắc, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua nghi lễ, người Mạ thể hiện lòng biết ơn và trân trọng những gì thiên nhiên đã ban tặng với tinh thần đón nhận và gìn giữ.

Khi mùa mưa đến, nước về đầy lòng con suối, cây cối đâm chồi, cũng là thời điểm người Mạ làm lễ tạ ơn thần rừng. Ông Nguyễn Huy Cao, Trung tâm Văn hóa Truyền thông và Thể thao huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Lễ tạ ơn có từ khi người Mạ tổ sinh ra và cư trú ở đó. Trong quá trình biến đổi, họ vẫn giữ được cái lõi chính. Đó là việc cúng tạ ơn. Trong lễ cúng tạ ơn đó dứt khoát phải giết con vật hiến sinh và đánh cồng chiêng. Đó là những nét chính mà người ta vẫn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay.”

Lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ có thể tổ chức riêng tại gia đình dòng họ hoặc cả buôn làng. Việc tổ chức Quy mô cả buôn làng thường diễn ra khi trong năm đó có thiên tai, lũ lụt, hạn hán hoặc có người chết trong rừng. Ông Nguyễn Huy Cao chia sẻ:"Tùy vào điều kiện kinh tế. Ví dụ như là trong phạm vi một cộng đồng cùng tổ chức thì người ta có thể ăn cả con trâu. Nếu như một dòng họ giàu có cũng có thể ăn một con trâu, còn một đại gia đình nhà dài chung sống 2- 3 thế hệ thì họ thường là ăn con heo, con dê nhưng mà vật hiến sinh luôn luôn phải có một con gà hoặc con gì đó 4 chân."

Qua lễ tạ ơn thần rừng, đồng bào Mạ mong muốn một cuộc sống đầy đủ, sung túc, bình yên như giải thích của anh Điểu Các Khu ở buôn Ngo, thị Trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên:"Cúng lễ là để cho buôn làng mình ít ốm đau, ít bệnh tật. Mình đi rừng, đi núi nó thoải mái, không va vấp, không việc gì hết. Mình tạ ơn thần núi, thần rừng phù hộ cho buôn làng mình chứ không phải phù hộ cho riêng mình."

Lễ tạ ơn thần rừng không đơn thuần là một lễ thức mang tính tâm linh mà còn chứa đựng bản sắc văn hóa của tộc người Mạ. Mọi công việc cho lễ tạ ơn thần rừng được các gia đình, dòng họ hoặc buôn làng lo sắm sửa trước đó cả tháng. Già làng K Ban ở bản Ngo, Thị trấn Cát Tiên, cho biết: "Tất cả bà con, phụ nữ đều tham gia. Có cơm lam, cơn nếp, thịt của dân tộc để cúng. Ở trong nhà làm nhỏ thôi. Ở ngoài sân thì làm mâm cỗ dài 3m – 4m. Nếu không có thì bà con góp thêm vào, có gà góp gà, có heo góp heo. Một nhà đóng góp chung là 1 con trâu."

Trong lễ tạ ơn của người Mạ, cây nêu là một trong những thành tố hết sức quan trọng, là nơi để thần linh trú ngụ và hưởng vật hiến tế. Còn cây nêu, tức là thần còn ở đó. Cây nêu dùng trong lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ gồm 2 cây: 1 cây dựng ở gian giữa trong nhà, 1 cây dựng cao vút ngoài sân. Theo ông Nguyễn Huy Cao, sở dĩ người mạ phải làm hai cây nêu là vì:"Cây nêu của người Tây Nguyên là phương tiện để nối liên hệ với Thần Linh. Giàng sẽ đi theo cây nêu, ở trên câu nêu đó để đi vào trong nhà. Nếu trong nhà, Giàng đến đó trụ trên đó để uống rượu cần và hưởng những thứ trong nhà. Còn cây nêu ngoài trời thì thường là khi người ta làm lễ đâm trâu thì người ta buộc trâu vào đó."

Cây nêu dựng thẳng vuông góc với mặt đất rồi chèn gốc cho chặt để không bị xê dịch hoặc nghiêng, sau đó đóng cọc chẳng dây ra 8 phía có cung độ bằng nhau đã được đo vạch sẵn tượng trưng cho 8 hướng của trời. Ông Nguyễn Huy Cao cho biết:"Đây là vật linh thiêng nhất của người Mạ. Thân cây nêu từng khúc một ở dưới là cái cột nhà, tiếp đến là hình tượng một hạt lúa; tiếp phía bên trên đấy là một cái cối giã gạo, và chày giã gạo. Với văn hóa canh tác nông nghiệp của người Tây Nguyên nói chung và người Mạ nói riêng thì nó gắn liền với lợi ích thiết thực nhất là cây lúa, cái cối và cái chày"

Bắt đầu lễ tạ ơn thần rừng, chủ lễ đứng ở ngoài cổng nhà đón tiếp khách phương xa và bà con trong buôn đến tham dự lễ. Cùng với chủ lễ còn có trai gái trong buôn vừa đánh cồng chiêng, vừa nhảy những điệu múa dân gian để chào đón khách đến với lễ hội.

Lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ là văn hóa tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời, khẳng định sự gắn kết của cộng đồng với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Vì vậy, việc tổ chức lễ tạ ơn thần rừng, góp phần giúp đồng bào Mạ nâng cao ý thức giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng./.

Giàng Seo Pùa

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC