Xa nập âng zập k’bhuh acoon coh đơơng chr’năp văn hóa ty đanh chr’năp liêm lalay cơnh. Cơnh lâng xa nập âng k’bhuh ma nuyh Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, lâh mơ rau za zưm nắc zập xa nập ta bhrợ tơợ Dèng nắc zập k’bhuh acoon coh zêng vêy chr’năp liêm lalay âng manuyh đay. Đhị t’ngay Văn hóa Thể thao lâng Du lịch zập k’bhuh acoon coh da ding ca coong tỉnh Thừa Thiên Huế g’luh XV c’moo 2024 t’mêê đâu, xa nập âng zập k’bhuh acoon coh Cơ Tu, Pa Cô lâng Tà Ôi ơy bơơn pa căh rau chr’năp liêm lalay âng zập k’bhuh coon coh.
Ting pâh t’ngay bhiệc bhan Văn hóa Thể thao lâng Du lịch zập k’bhuh acoon coh tỉnh Thừa Thiên Huế g’luh XV c’moo 2024, Rapat Ngọc Hà ặt đhị vel A Đớt, chr’val Lâm Đớt bhui har pa bhlầng bêl bơơn xập xa nập âng ma nuyh Tà Ôi pa căh coh sân khấu. Ting cơnh Rapat Ngọc Hà moon, xa nập âng ma nuyh Tà Ôi vêy pr’họom cơnh taanh bhrợ ra pặ a rác đui cơnh a din Cơ Tu ha dợ rau lalay nắc đăh xa xập. Pân đil Tà Ôi buôn n’đooh a dooh ha dợ căh vêy cha bhân cơnh pân đil Cơ Tu. Pân đil Cơ Tu pêê cha bhân đoọng leh chr’lang liêm cra coh t’ngay bhiệc bhan. “C’la cu hâng hơnh pa bhlầng bêl bơơn pa căh mặt đhanuôr Tà Ôi xập xa nập âng c’la cu taanh bhrợ pa căh đoọng ha bấc ngai lêy. Tơợ đâu a cu cung rơơm kiêng, bhai Dèng âng ma nuyh Tà Ôi bơơn bấc ngai năl tước lâng đươi dua. Rơơm chr’hoong, tỉnh ta luôn bhrợ zập g’luh bhiệc bhan đoọng zập ha zi ting pâh pa căh n’đooh a dooh, đoọng bấc ngai năl tước câl đươi. Acu cung rơơm apêê pr’châc p’niên nắc lêy xập đhị zập g’luh bhiệc bhan, zập g’luh vêy bh’rợ chr’năp liêm âng ma nuyh đay, năc cung cơnh đoọng ahêê zư pa dưr lâng pa căh bh’nơơn a din âng ma nuyh đay”.
AĐiêr Thảo ặt đhị vel Ađeng Pleng 2, chr’val Trung Sơn, chr’hoong A Lưới bhui har bêl bơơn zập xa nập âng ma nuyh Pa Cô pa căh đoọng ha bấc ngai lêy, pa căh đoọng ha t’mooi năl tước. Ting cơnh amoó A Điêr Thảo, xa nập âng ma nuyh Pa Cô vêy pr’họom bhrôông lâng tăm đơ bhlầng, pa zưm lâng pazêng c’lâng xr’xrặ doọ lâh bấc ha dợ lêy liêm cra pa bhlầng. Xa nập âng ma nuyh pân đil Pa Cô đơc nắc Krieng, xa nập pân jưih nắc đơc Pa hieng. “Bêl bơơn ting pâh pa căh xa nập âng ma nuyh Pa Cô, a cu nắc hâng hơnh pa bhlầng. Bơơn xập xa nập âng manuyh đay pa căh coh sân khấu đoọng ha bấc ngai lêy, năl tước. Loom luônh a cu hâng hơnh pa bhlầng! C’la cu ơy ting pâh bấc g’luh bhiệc bhan, pa căh xa nập âng ma nuyh đay bấc ooy. Căh muy mơ đêêc, zập bêl t’pâh t’mooi đhị zr’lụ du lịch cơnh tran đác Anôr, A Lin nắc zi cung xập đoọng ha pêê t’mooi lêy rau chr’năp liêm âng xa nập ma nuyh Pa Cô”.
Đhanuôr Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu đhị A Lưới căh năl bh’rợ taanh Dèng nắc ơy vêy tơợ ha bêl. Muy năl, tơợ lang aconh a bhướp năc ơy vêy taanh bhrợ Dèng nâu. Apêê pân đil năc pa choom taanh tợơ a dich, a mế lâng đoọng đươi dua coh zập bh’rợ, bhiệc bhan. Pazêng c’moo đăn đâu, Dèng âng ma nuyh Tà Ôi, Pa Cô ơy bơơn đươi dua bấc coh zập cơ quan, đơn vị, trường học. Pazêng xa nập năc đoo ơy ta bhrợ cơnh t’mêê liêm choom cơnh pr’đơợ đươi dua, ha dợ zư liêm chr’năp âng n’đoo a dooh. Xập pr’đhang ih bhrợ liêm choom lâng cơnh đươi dua đhị zập ruuh c’moo âng ma nuyh xập. Nghệ nhân ưu tú Arel Đời pa bhrợ coh Trung tâm Văn hóa Thể thao chr’hoong A Lưới đoọng năl, n’đoo a dooh âng zập k’bhuh acoon coh. “Coh t’ngay bhiệc bhan Văn hóa Thể thao lâng Du lịch zập k’bhuh acoon coh da ding ca coong tỉnh Thừa Thiên Huế g’luh XV c’moo 2024, chr’hoong A Lưới pa căh 4 rau xa nập nắc đoo: xa nập xập coh zập t’ngay, xa nập t’cooh bhươl, xa nập âng a nhi diic điêl đhị t’ngay xa xơ lâng xa nập xập đhị t’ngay bhiệc bhan. Xoọc đâu, a zi nắc bhrợ cớ cơnh đề án âng UBND chr’hoog A Lưới k’dua đăh Zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa âng đhanuôr acoon coh zêng lâng zập pr’hat x’nưl, t’nơơt ty đanh âng đhanuôr zập k’bhuh acoon coh. Xoọc đâu, a zi cung pa căh n’đoo a dooh vêy ta ih bhrợ cơnh t’mêê bơơn đươi dua coh trường học, công sở, áo dài… đhơ cơnh đêêc nắc dzợ zư liêm chr’năp liêm ty đanh”.
C’moo 2016, bh’rợ taanh Dèng âng đhanuôr Tà Ôi đhị A Lưới bơơn Bộ Văn hóa Thể thao lâng Du lịch moon nắc c’kir văn hóa phi vật thể âng k’tiếc k’ruung. Tơợ đêêc tước nâu kêi, pr’đươi Dèng âng đhanuôr nắc ơy vêy mặt dhị bấc vel đong coh tỉnh lâng tỉnh lơơng, lâh mơ dzợ nắc tước thị trường bha lang k’tiếc. Đhị chr’hoong A Lưới xoọc vêy 5 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác taanh Dèng lâng lâh 500 cha nắc ting pâh. Pr’đươi Dèng năc đoọng ih xa nập, jưah đoọng xập coh zập t’ngay jưah nắc pr’đươi nghệ thuật, pa căh chr’năp liêm coh grăng văn hóa ma nuyh Tà Ôi, Pa Cô. P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: vel đong rơơm kiêng tơợ zập gluh bhiệc bhan, chăp hơnh, tân đôr lâh mơ bh’rợ taanh Dèng cung cơnh zập chr’năp văn hóa lơơng âng đhanuôr zập k’bhuh acoon coh Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu tước đhanuôr lâng t’mooi. “Bhrợ têng Đề án zư lêy lâng pa dưr chr’năp văn hóa acoon coh, chr’hoong A Lưới nắc ơy vêy bấc c’rơ pa zay bhrợ têng, bhrợ têng bấc cơnh liêm t’mêê, chroi k’rong zư, pa dưr chr’năp văn hóa pr’hay pr’hươn âng zập k’bhuh acoon coh đhị vel đong. Cr’chăl hay, vel đong ơy bhrợ bấc bh’rợ đoọng zư lêy bh’rợ taanh Dèng âng đhanuôr Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu. Pa bhlầng nắc apêê chr’val vêy đhanuôr acoon coh ặt mamông năc ơy ting xơợng bhrợ ta nih liêm, apêê bhrợ têng c’lâng bh’rợ ta nih đha nâng đoọng zư lêy. Tơợ apêê bh’rợ bhiệc bhan, bh’rợ zư pa dưr tr’naanh Dèng, pr’hat x’nưl ơy bơơn pa dưr, pa tệêt, pa choom đoọng ha lang t’tun”./.
Độc đáo trang phục các dân tộc thiểu số vùng cao A Lưới
Trang phục mỗi dân tộc đều mang nét văn hóa truyền thống độc đáo, riêng có. Đối với trang phục của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài điểm chung là đều làm từ vải Dèng (thổ cẩm) thì mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng. Tại Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2024 mới đây, trang phục truyền thống của các dân tộc Cơ Tu, Pa Cô và Tà Ôi đã được trình diễn, thể hiện sự độc đáo, riêng có của mỗi dân tộc anh em.
Tham gia Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2024, Rapat Ngọc Hà ở thôn A Đớt, xã Lâm Đớt rất tự hào khi được khoác lên mình bộ trang phục của người Tà Ôi trình diễn trên sân khấu. Theo Rapat Ngọc Hà, trang phục của người Tà Ôi có màu sắc, hoa văn tương đồng với người Cơ Tu nhưng điểm khác biệt là ở cách mặc. Phụ nữ Tà Ôi thường quấn tấm Dèng ngang hông kết hợp với áo thổ cẩm cùng loại. Còn với phụ nữ Cơ Tu, bộ váy là tấm Dèng “âr toong” khổ lớn được quấn từ phần dưới cánh tay để lộ bờ vai trần, tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ trong ngày lễ - hội. “Bản thân em rất tự hào khi được đại diện cho bà con Tà Ôi khoác lên chiếc thổ cẩm chính bàn tay mình dệt biểu diễn cho nhiều người xem. Qua đây em cũng mong muốn, vải Dèng truyền thống của bà con Tà Ôi được nhiều người biết đến và sử dụng. Mong huyện, tỉnh thường xuyên tổ chức các lễ hội để các dân tộc được tham gia quảng bá sản phẩm, để thổ cẩm các dân tộc trở thành hàng hóa dễ mua bán, trao đổi. Em cũng mong các bạn trẻ hãy yêu trang phục dân tộc mình hơn. Nên mặc vào các dịp đặc biệt bởi đây cũng là cách chúng ta bảo tồn và quảng bá sản phẩm của dân tộc mình”.
A Điêr Thảo ở thôn Ađeng Pleng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới rất vui khi khoác lên mình bộ trang phục Pa Cô trình diễn, giới thiệu đến người dân và du khách. Theo A Điêr Thảo, trang phục của người Pa Cô có tông màu đen đỏ là chủ đạo, kết hợp với những đường viền hoa văn không quá cầu kỳ nhưng cũng không kém phần nổi bật. Váy áo của cô gái Pa Cô có tên gọi là Krieng, còn chàng trai gọi là Pa hieng. “Khi được tham gia trình diễn trang phục dân tộc Pa Kô em thật sự xúc động. Được mình khoác lên người chiếc thổ cẩm của dân tộc mình trình diễn trên sân khấu rồi quảng bá cho các huyện bạn, cho bà con các dân tộc khác biết đến. Mình rất tự hào! Bản thân em cũng tham gia nhiều lễ hội, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc mình ở nhiều nơi. Không những thế, những lúc đón khách ở các khu du lịch sinh thái như thác Anôr, Alin, chúng em vẫn mặc trang phục Pa Cô để khách du lịch thấy được cái đẹp, cái độc đáo của người Pa Cô”.
Đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu ở A Lưới không biết nghề dệt Dèng có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời ông, đời bà mình đã gắn bó với chiếc khung dệt. Các cô gái lớn lên học dệt Dèng từ bà, từ mẹ để dệt nên những tấm thổ cẩm đầy màu sắc mặc vào mùa lễ hội, ngày lễ, tết truyền thống. Những năm gần đây, trang phục Dèng của đồng bào Tà Ôi, Pa Cô đã được sử dụng rộng rãi trong cơ quan, đơn vị, trường học. Những bộ váy áo cũng từ đó mà được biến hóa, cách tân phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của người mặc. Các mẫu thiết kế có sự kết hợp hài hòa giữa truy truyền thống và hiện đại, phù hợp với từng lứa tuổi, thị hiếu thẩm mỹ của người mặc. Nghệ nhân ưu tú Arel Đời, Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện A Lưới cho biết, trang phục các dân tộc thiểu số ở A Lưới có cách tạo hình trang trí, hoa văn thể hiện nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc. “Trong Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2024, huyện A Lưới trình diễn 4 loại trang phục đó là: trang phục thường ngày, trang phục lễ hội, trang phục già làng và trang phục cô dâu chú rể. Hiện nay chúng tôi tiếp tục thực hiện đề án của UBND huyện A Lưới về bảo tồn dân ca dân vũ, trang phục truyền thống của các dân tộc. Hiện nay, chúng tôi cũng trình diễn trang phục cách tân được sử dụng ở các trường học, công sở, áo dài, tuy nhiên vẫn giữ được nét đẹp truyền thống”.
Năm 2016, nghề dệt Dèng của đồng bào Tà Ôi ở A Lưới được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Từ đó đến nay, sản phẩm Dèng của bà con đã có mặt ở nhiều địa phương trong tỉnh, các tỉnh bạn và vươn ra thị trường thế giới. Tại huyện A Lưới hiện có 5 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác dệt Dèng với hơn 500 người tham gia. Sản phẩm Dèng dùng để may trang phục, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi, Pa Cô. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: địa phương mong muốn thông qua các lễ hội, tôn vinh, lan tỏa nghề dệt Dèng truyền thống cũng như các giá trị văn hóa khác của đồng bào các dân tộc thiểu số Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu đến người dân và du khách: “Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc, huyện A Lưới có nhiều nỗ lực, nhiều cách làm mới, làm hay, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số tại địa phương. Thời gian quan, địa phương thực hiện công tác bảo tồn khá nhiều nội dung, trong đó có bảo tồn nghề dệt Dèng của các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi. Đặc biệt là các xã có đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm xây dựng kế hoạch bảo tồn. Thông qua các hoạt động lễ hội, công tác bảo tồn nghề dệt Dèng, dân ca dân vũ, ẩm thực được trao truyền, lan tỏa cho thế hệ trẻ./.”
Viết bình luận