Ma nuyh Mnông Rlăm đhị chr’hoong Lăk, tỉnh Đắk Lắk buôn bhrợ j’niêng hơnh apêê t’cooh ching dzoo bêl aconh căn lâh 60 c’moo đoọng pa căh loom ta nih liêm âng ca coon lâng aconh căn. J’niêng hơnh apêê t’cooh ching dzoo bơơn ta bhrợ moọt c’xêê 1 tước c’xêê 2 zập c’moo tơợ xang bhrợ ha rêê ha lai. Ting cơnh ma nuyh bhuôih Y-Krai Cil, ặt đhị vel Jiê Yuk, chr’val Đắk Phơi, chr’hoong Lăk, lang a hay, muy acoon n’đil t’ha coh đong năc bhrợ j’niêng nâu, ha dợ t’ngay đâu năc zập cha năc ca coon zêng bhrợ bhiệc hơnh deh c’rơ ching dzoo đoọng ha conh căn đay. J’niêng bh’rợ hơnh apêê t’cooh ching dzoo âng ma nuyh Mnông Rlăm buôn pa têệt lâng bhiệc bhuôih Yang. Bha nuôih bhuoih pazêng vêy muy p’nong a’ọc căh cợ a tưch, pêê choom a vị, muy p’lêê a lui gooh lâng rau căh choom ta bhuch năc zớ buôh, pr’âm ha Yang. T’cooh Y-Krai Cil ma nuyh dzoọng bhuôih moon: “Pazêng ma nuyh ruh 70-80 c’moo buôn ta bhrợ bhiệc bhan hơnh deh t’cooh ching dzoo. Acu buôn bhuôih lâng a tưch, a lăc, a’ọc. Bha nuôih ơy ra pặ zập xang năc tơợp bhuôih. T’đang apêê Yang crâng, yang đác zươc đoọng bhrợ bhiệc bhan nâu.”
Bêl pr’loọng đong bhrợ j’niêng chr’năp nâu, tơợ đâh ra diu đhanuôr coh vel năc đh’rưah bhrợ, zập cha năc zập bh’rợ, pân jưih năc ra văng zơ buôh, pân đil năc pêêh rơ veh, dzệt đác, đh’rưah zooi c’la đong bhrợ bhiệc bhan. Coh bhiệc hơnh deh apêê t’cooh ching doo âng ma nuyh Mnông Rlăm vêy zập ma nuyh đong lâng apêê t’cooh bhươl ch’ngai đăn. Nâu đoo năc bêl đoọng pazêng đhanuôr bơơn tr’lưm, prá xay ooy bh’rợ tr’nêng, kinh nghiệp bhrợ cha, pa dưr đoàn kết, zư lêy chr’năp liêm âng ma nuyh đay, jưah ta moon năc ặt ma mông cơnh xa nay pháp luật âng nhà nước lâng rơơm zập rau liêm choom tước lâng pr’loọng đong bhrợ bhiệc bhan n’nặc. T’cooh Y-Krai Cil ma nuyh dzoọng bhuôih ặt đhị vel Jiê Yuk, chr’val Dak Phơi, chr’hoong Lăk, tỉnh Đắk Lắk đoọng năl: “Bêl bhrợ bhiệc hơnh deh apêê t’cooh ching doo, đhanuôr rơơm đoọng ma nuyh bơơn bhuôih vêy c’rơ liêm, ặt mamông bhui har lâng acoon cha châu, ta nih liêm pa too pa choom acoon cha châu ặt ma mông liêm cra, học hành ta nih liêm đoọng ha y vêy tr’mung liêm lâh mơ, jưah bhrợ pa dưr vel bhươl ca van ca bhộ, liêm cra lâh mơ.”
Tơợ bêl bhuôih Yang xang, ma nuyh bơơn bhuôih năc tớt âm buôh lâng rơơm vêy Yang k’rang đoọng, cher rau liêm choom bhlầng ha c’la đay, acoon cha châu lâng vel bhươl. Pa têệt đêêc năc jưah lâng boop p’rá hơnh deh liêm ta nih, chăp hơnh ooy c’rơ g’lêêh âng aconh căn ơy băn par a đay pậ banh, apêê acoon cha châu năc cher pr’hêl đoọng ha ma nuyh bơơn bhuôih. Pazêng pr’hêl bơơn ta cher đoọng buôn nặc zớ buôh, xa nập a din, đhr’nuum…
Lalăm bhrợ pa xang bhiệc bhan, aconh căn năc ặt tớt lâng acoon cha châu pa too moon zập ngai coh vel jưah ặt bhrợ cha, pa dưr tr’mông tr’meh, zư lêy chr’năp liêm âng văn hóa ma nuyh đay.
J’niêng hơnh deh apêê t’cooh ching dzoo âng ma nuyh Mnông Rlăm đhị chr’hoong Lăk bơơn ta bhợ doó k’đhap ha dợ đơơng chr’năp liêm ga măc. Bêl đâu năc đoọng ha coon cha châu pa căh loom ta nih âng đay cơnh lâng a bhướp a dich, aconh căn. Nâu đoo năc j’niêng căh choom căh vêy coh pr’ặt t’rmông âng ma nuyh Mnông, năc muy j’niêng liêm choom bhlầng âng đhanuôr./.
Phong tục mừng thọ của người MNông Rlăm
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Mnông Rlăm ở huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk có nhiều nghi lễ văn hóa độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, những nghi lễ về vòng đời của người Mnông vẫn còn được bà con tổ chức thường xuyên. Trong đó có nghi lễ mừng thọ với ý nghĩa làm sâu sắc hơn mối đoàn kết giữa gia đình, buôn làng.
Người Mnông Rlăm ở huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk thường tổ chức lễ mừng thọ khi cha mẹ hơn 60 tuổi để bày tỏ lòng hiếu kính. Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào tháng 1 đến tháng 2 hàng năm sau khi kết thúc mùa rẫy. Theo thầy cúng Y-Krai Čil, ở ƀuôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi, huyện Lăk, ngày xưa, chỉ con gái cả trong gia đình được đứng ra tổ chức lễ mừng thọ, nhưng ngày nay tất cả các con đều được tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ. Nghi lễ mừng thọ của người Mnông Rlăm thường gắn với việc cúng Yang (thần linh). Lễ vật cúng gồm một con heo hoặc con gà, ba chén cơm, một quả bầu khô và không thể thiếu rượu cần, chính là nước uống của Yang. Thầy cúng Y-Krai Čil nói: “Những người có độ tuổi từ 70-80 thường được tổ chức lễ mừng thọ. Tôi thường hay cúng bằng gà, rượu, heo để làm lễ. Khi tất cả các lễ vật đã được bày biện đầy đủ thì thầy cúng sẽ bắt đầu cúng lễ mừng thọ. Thầy cúng gọi Yang gồm thần núi, thần rừng, thần nước để xin phép được tổ chức lễ mừng thọ”.
Khi có gia đình tổ chức nghi lễ quan trọng này, từ sáng sớm bà con trong buôn cùng nhau, mỗi người một việc, đàn ông thì chuẩn bị những ché rượu thơm nồng, phụ nữ thì nhặt rau, người gùi nước, chung sức với gia đình nấu những món đặc sản. Trong lễ mừng thọ của người Mnông Rlăm có đông đủ người thân trong gia đình và cả buôn làng gần xa. Đây chính là dịp tất cả mọi người cùng gặp gỡ, trao đổi về công việc, kinh nghiệm lao động sản xuất, khích lệ nhau đoàn kết, gìn giữ nét đẹp dân tộc mình, cùng khuyên bảo nhau sống theo pháp luật của nhà nước và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình tổ chức lễ mừng thọ. Thầy cúng Y-Krai Čil, ở ƀuôn Jiê Yuk, xã Dak Phơi, huyện Lăk, tỉnh Dak Lak cho biết thêm: “Khi tổ chức lễ mừng thọ, bà con cầu mong cho người được cúng có sức khỏe dồi dào, sống vui khỏe với con cháu và làm gương để dạy bảo con cháu trong làm ăn và dặn dò con cháu học hành để có cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau xây dựng buôn làng giàu đẹp hơn”.
Sau khi cúng Yang, người được cúng sẽ cầm cần uống rượu và cầu mong có Yang luôn che chở, ban cho những điều tốt đẹp nhất cho bản thân, con cháu và buôn làng. Kế tiếp đó, cùng với lời chúc, lời cảm ơn về những công lao của cha mẹ đã nuôi nấng mình trưởng thành, các con cháu sẽ tặng quà cho người được cúng. Những món quà được tặng thường là ché rươụ cần, bộ đồ thổ cẩm, chăn…
Trước khi kết thúc buổi lễ, ông bà, cha mẹ sẽ ngồi quây quần cùng con cháu dặn dò, khuyên bảo mọi người trong buôn cùng nhau làm ăn phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Lễ mừng thọ của người M’Nông Rlăm ở huyện Lăk được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Dịp này để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống của người Mnông, là một truyền thống tốt đẹp của cộng đồng./.
Viết bình luận