Cơnh lâng ma nưih Thái coh chr’val Mường Sang, chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La, bhiêc bhan Ca văr boo năc bêl chr’năp ga măc bhlâng coh c’moo. L’lăm t’ngay bhrợ bhiêc bhan 1 c’xêê, zâp ngai âi ra văng liêm ta nih bha nuôih pa zêng đợ bh’nơơn bh’rợ p’têêt lâng pr’ăt tr’mông zâp t’ngay cơnh: avị hor, axiu p’riêng, atưch pr’uh, ch’nêêh đêêp, cr’liêng a tưch, abăng a tăng… Pa bhlâng căh choom căh vêy năc đoo tơơm n’loong bơơn pa chăm lâng apêê achịm a brih, a đhêr taanh taanh lâng ra dzul, z’vịt, lâh đhị đêêc năc a pâ ca độ cr’liêng a tưch, n’noh p’châu, abhiếu lâng bh’nơơn bh’rợ vel đong… Đha nuôr moon, nâu đoo năc cơnh đoọng pa căh loom luônh chăp hơnh âng đha nuôr lâng plêêng k’tiêc, abhô dang. T’cooh Lường Văn Sinh, Trưởng vel Nà Bó 1, chr’val Mường Sang, chr’hoong Mộc Châu đoọng năl:“Ra văng ha bhiêc bhan n’nâu, vel zi âi k’đươi bh’rợ liêm ghit ha ting ngai coh vel, pân đil lâng ma nưih t’cooh ga rứa năc ra văng apêê p’lêê còn lâng pa chăm pa chir apêê tơơm n’loong… Moon pa zum đha nuôr bhui har bhlâng.”
Coh t’ngay bhuôih, xang bêl bhrợ têng xang apêê đhr’niêng bhuôih abhuy k’tiêc đoọng bhrợ đhr’niêng bhuôih đhị muy zr’lụ âi bơơn chơơih coh vel, ma nưih ma dang lâng pa căh măt pân jưih pân đil coh vel xâp xa nâp acoon coh vêy lươt truih vel, tươc zâp đong đoọng t’đang moon zâp ngai ting pâh bhiêc bhan. Xang bêl k’rong zâp ma nưih, c’bhuh zươc bhrợ bhiêc bhan vêy tươc tu toọm đac âng vel đoọng bhrợ đhr’niêng zươc đơơng chô đac bhrợ bhiêc bhan ca văr boo. P’căn Lò Thị Tập, đha nuôr coh vel Nà Bó, chr’val Mường Sang đoọng năl, zâp ngai coh chr’val, coh vel tơợ t’cooh tươc p’niên k’tứi zâp ngai zêng bhui har, đương kía t’ngay n’nâu coh c’moo đoọng bơơn ting pâh bhiêc bhan:“Bhiêc bhan ca văr boo đoọng đha nuôr vel ca văr boo tươc bhrợ ha rêê đhuôch, đha nuôr bhrợ têng ha rêê ha lai liêm buôn, pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn.”
Đhr’niêng bhuôih ca văr boo bơơn ma nưih ma dang k’dhơợng bhrợ lâng zâp ngai k’rong chô đh’rưah pa nhưa. Ma nưih bha bhuôih pa nhưa đoọng xay truih ha t’cooh Then năl râu k’đhap zr’năh âng đha nuôr vel bêl căh vêy boo, ga vơh plêêng đọong vaih boo ha rêê ha lai liêm ch’măt. Pr’lưch pa nhưa, t’cooh Then xay moon pay đoọng đac ha đha nuôr, đoọng đha nuôr vêy muy c’moo boo crêê đhí liêm, ha roo abhoo choor châc. P’căn Đinh Thị Hường, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La đoọng năl, bhiêc bhan Ca văr boo âng ma nưih Thái chr’val Mường Sang, chr’hoong Mộc Châu căh muy xay moon pa căh râu rơơm kiêng ha roo a bhoo choor châc, pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn ha đha nuôr năc dzợ moon ghit, acoon ma nưih lâng plêêng k’tiêc vêy râu p’têêt pa zum đh’rưah. Chăp hơnh crâng ca coong, môi trường âng acoon ma nưih công năc đoo chăp hơnh pr’ăt tr’mông âng c’la đay đoọng vêy bơơn đợ râu liêm pr’hay:“Bhiêc bhan Ca văr boo bơơn bhrợ đoọng ca văr zươc boo crêê cr’đơơng, đhí liêm c’lâng, ha roo abhoo choor châc. Chr’hoong xay moon bh’rợ bhrợ têng bhiêc bhan năc căh muy bh’rợ văn hóa abhô dang âng ma nưih Thái, năc dzợ bh’nơơn du lịch liêm pr’hay đhị ca coong Mộc Châu. Xooc đâu, chr’hoong zi xooc ra văng bha ar pa tơ đoọng xay moon Bhiêc bhan Ca văr boo năc c’kir văn hóa phi vật thể âng k’tiêc k’ruung.”
Bh’rợ k’đhơợng bhrợ bhiêc bhan ca văr boo vêy chroi đoọng zư đơc đợ c’leh liêm văn hóa abhô dang âng đha nuôr Thái Bhooc coh Mộc Châu, tỉnh Sơn La moon la lay lâng đha nuôr apêê acoon coh Tây Bắc moon pa zum; đh’rưah lâng chroi đoọng zư lêy môi trường lâng bhrợ t’vaih bh’nơơn du lịch liêm pr’hay bâc cơnh, t’đang t’pâh bâc t’mooi tươc lâng Mộc Châu./.
Độc đáo lễ hội cầu mưa của người Thái trắng Sơn La
Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La không chỉ được biết đến với khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà nơi đây còn lưu giữ rất nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc miền Tây Bắc. Đến Mộc Châu mùa xuân, vào dịp rằm tháng 2 hàng năm, du khách sẽ được hòa mình trong Lễ hội Cầu mưa - một hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Thái trắng ở xã Mường Sang.
Đối với người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, lễ hội Cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm. Trước ngày tổ chức lễ hội 1 tháng, mọi người đã chuẩn bị chu đáo đồ cúng gồm những sản vật gắn với đời sống thường ngày như: cơm lam, cá xông khói, gà luộc, gạo nếp, trứng gà, măng đắng... Đặc biệt không thể thiếu là cây vạn vật được trang trí bằng các con chim, con ve đan bằng nan, bên cạnh là những lồng nan đựng trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai và sản vật địa phương… Bà con quan niệm, đây là cách để thể hiện tấm lòng thành kính của dân bản với trời đất, thần linh. Ông Lường Văn Sinh, Trưởng bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu cho biết: “Chuẩn bị cho lễ hội này, bản chúng tôi đã phân công cụ thể cho từng đoàn thể trong bản, phụ nữ với người cao tuổi khâu và làm các quả còn và trang trí các cây vạn vật... Nhìn chung bà con rất phấn khởi và rất hưởng ứng.”
Trong ngày cúng lễ, sau khi thực hiện xong các nghi thức xin thần đất để tổ chức nghi lễ tại một địa điểm đã được lựa chọn trong bản, thầy cúng và đại diện nam nữ của bản trong những trang phục truyền thống sẽ đi dọc theo bản, đến từng nhà để gọi mọi người tham gia lễ hội. Sau khi tập hợp được mọi người, đoàn xin lễ sẽ đến mó nước đầu nguồn của bản để làm lễ xin mang nước về tổ chức lễ hội cầu mưa. Bà Lò Thị Tập, người dân ở bản Nà Bó, xã Mường Sang cho biết, tất cả mọi người trong xã, trong bản từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng đều háo hức, chờ đợi ngày này trong năm để được tham gia lễ hội:“Lễ hội cầu mưa để dân bản cầu mong mưa xuống để làm mùa màng, cho dân bản canh tác nông nghiệp thuận lợi, cuộc sống ấm no.”
Nghi thức lễ hội cầu mưa được thầy cúng đảm nhiệm và mọi người tập trung lại cùng cầu nguyện. Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa, cầu xin ông trời ban mưa xuống cho ruộng đồng, cây cối tốt tươi. Kết thúc bài cúng, ông Then tuyên bố ban nước cho dân làng, để bà con có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Bà Đinh Thị Hường, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, lễ hội Cầu mưa của người Thái xã Mường Sang, huyện Mộc Châu không chỉ gửi thông điệp mong muốn mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no cho người dân mà còn khẳng định, con người và thiên nhiên có sự gắn kết, ràng buộc lẫn nhau. Tôn trọng thiên nhiên, môi trường của con người cũng chính là tôn trọng cuộc sống của chính mình để có được những điều tốt đẹp: “Lễ hội Cầu mưa được tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Huyện xác định việc tổ chức lễ hội không chỉ là hoạt động văn hóa tâm linh của người Thái, mà còn là sản phẩm du lịch hấp dẫn tại cao nguyên Mộc Châu. Hiện nay huyện chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ để đề nghị công nhận Lễ hội Cầu mưa là di sản Văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.”
Việc duy trì tổ chức Lễ hội cầu mưa sẽ góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Thái trắng ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng và của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với Mộc Châu./.
Viết bình luận