Đhr’niêng xay xơ âng ma nưih Sán Chỉ công zâp apêê bh’rợ cơnh t’mooh, p’toot boop, xơ… moot apêê t’ngay crêê c’xêê liêm. Buôn năc, đhr’niêng xay xơ âng ma nưih Sán Chỉ ta bhrợ coh 3 t’ngay đhị râu bhui har r’rộ r’răm tu nâu đoo bơơn lêy năc t’ngay bhui har za zum âng vel bhươl….
Râu liêm pr’hay lâng bơơn đương kía bhlâng năc bêl hat tr’ơơi đoọng bhrợ đhr’niêng “zươc pân đil”. Nâu đoo năc bh’rợ căh choom căh vêy lâng bh’rợ “zươc pân đil” đơơh hay căh năc ăt g’nưm ooy apêê ba booch vêy bh’riêl g’lăng, tr’ơơi z’hai lâng apêê n’đăh đong pân đil. Tu cơnh đêêc, đong n’đăh n’jưih năc choom chơơih pay đợ apêê ngai chr’năp, g’lăng loom choom p’rá, vêy bhr’ươr booch tr’ơơi. Cr’liêng hat bâc năc deh hơnh, pa căh bh’rợ zươc pân đil, đhr’niêng tooh cr’van, n’đhang bơơn ma nưih pa căh mị n’đăh năc đợ đh’riêng pr’hat grơm priêng, bêl ha der cha ngoor bêl bhui har ra hô. T’cooh Trần Học Căm (68 c’moo) ma nưih bâc ngai chăp âi p’têêt pa zum bâc apêê n’jưih n’đil coh vel Ngàn Phạt, chr’val Lục Hồn đoọng năl: “Đhr’niêng n’nâu căh ha mơ choom lơi tơợ a hay tươc đâu. Năc choom moon vêy k’tiêc, vêy plêêng vêy bâc ngai tr’năl. N’jưah lươt n’jưah hat, n’jưah vơi đoọng xay xơ bhui har prang c’lâng lươt, mr’hal prang vel.”
Z’lâh râu k’đhap hat tr’ơơi, bơơn đong n’đăh đil tộ, ma mai, xa xao vêy bhrợ đhr’niêng c’coh abhô dang lâng pay p’nang a bá, beng kẹo đoọng c’bhuh xoọng mị n’đăh cha.
Căh bhưưng ang, bâc pr’hoọm cơnh apêê acoon coh n’lơơng, xa nâp xay xơ âng ma nưih Sán Chỉ năc muy pr’hoọm tăm n’đhang năc pa căh bâc râu liêm la lơơp. Apêê c’mâr n’lơơng xâp a dooh pr’hoọm t’viêng âng ma nưih Sán Chỉ. Râu bha lâng âng xa nâp ma nưih c’mâr bơơn ta xay năc cr’têêng pô cơnh lâng bâc cơnh x’ră ih k’paih pr’hoọm t’viêng, bhrôông, đhị têy atoọm năc ta luôn k’đhơợng bêệ khăn dzut măt t’mêê. C’mâr bơơn ta xay Chu Thị Hạnh đoọng năl: Nâu đoo năc pr’đươi căh choom căh vêy, k’rong đơc bâc ơl cr’noọ cr’niêng liêm pr’hay ooy pr’ăt tr’mông t’mêê: “Bêl chô ooy đong k’diic, ca conh ca căn, a dich a bhươp vêy pa đơp đoọng ha cu muy bêệ đhu lâng khăn. Đhu năc đoọng za đêr p’răng boo. Khăn năc đươi đoọng plum măt, pa căh râu ca chit ca mal bêl ngai t’mêê chô ooy đong k’diic, n’đhang xooc đâu năc la lay ă, công k’đhơợng khăn coh têy n’dhang căh dzợ đoọng plum măt.”
Jâp cr’van căh câ mơ bâc ma nưih lươt pay pân đil, chô đơơng pân đil âng ma nưih Sán Chỉ zêng năc ra rup pa căh râu zâp prang, têêm ngăn. C’bhuh đơơng pân đil, đong n’đăh đil năc pa zêng: vêy 8 cha năc ting pâh lươt. T’cooh Nình Văn Thiết, pa căh măt n’đăh đong n’đil đoọng năl: C’bhuh lươt pay pân đil lươt ra pă ta tooi, lươt ting lang prang cr’chăl c’lâng chô tươc đong n’đăh n’jưil: “Đong n’đăh đil vêy câl đoọng 1 p’nong t’rí, a tưch, đhr’nuum, a lớ lâng grăng. Ha dợ đong n’jưih năc ra văng jâp cr’van năc tu n’đăh đong n’đil k’đươi cơnh 120 ký lêệ, 80 lít a lăc, ch’nêêh… pa zêng 5 ga nêêng. Ha dang đong n’jưih căh vêy pr’đơợ năc đong n’đil vêy pa xiêr m’bứi.”
C’leh văn hóa liêm pr’hay bơơn ma nưih Sán Chỉ k’đhơợng bhrợ coh đhr’niêng xay xơ năc đơp p’xoọng ca conh ca căn bha lêêh âng anhi bơơn xay xơ. Ma nưih Sán Chỉ moon: Bh’rợ vêy p’xoọng ca conh ca căn bha lêêh liêm năc vêy p’xoọng c’rơ, pr’đơợ đoọng ha nhi pr’zơc t’mêê xay xơ bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mông t’mêê. L’lăm đêêc, pr’loọng đong k’diic năc geng p’nooi pa zêng 24 bêệ bh’lac, aoc p’nong 20kg bhrợ pa nooi đoọng ha ca conh ca căn bha lêêh lâng a đoo n’đăh n’đil năc veye đoọng xa nâp, đhr’nuum, c’thao… Anoo Trần Văn Dồn, ma nưih t’mêê bhrợ “ ca conh bha lêêh” đoọng năl: “Tươc t’ngay thứ 2, n’đăh đong n’jưih, anhi bơơn xay xơ vêy lươt xay moon ca conh ca căn bha lêêh. Ting đhr’niêng năc âi zâp 6 ca conh ca căn vêy choom bhrợ cha buôn bă. Xang bêl đơp, năc zâp đoo Tết công a tưch, bánh đoọng lươt đoọng ha ca conh ca căn bha lêêh.”
Hân noo ha pruôt, bêl apêê pô đào năc tơơp chơh prang c’năt c’lâng k’noong k’tiêc Bình Liêu công năc bêl apêê c’mâr Sán Chỉ xâp xa nâp liêm lươt pâh xay xơ, hơnh deh anhi diic điêl t’mêê; ba booch ra rooi, tr’chơơc tr’glêêng ma nưih a đay kiêng… Đợ n’juông Soóng cọ cha ngoor âi bhrợ pa dưr loom tr’kiêng ha bâc n’jưih n’dil zooi apêê pr’châc p’niên Sán Chỉ chăp hơnh lâh đợ c’leh liêm văn hóa âng lang a hay đơc đoọng./.
Độc đáo lễ cưới của người Sán Chỉ
Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, xua tan giá lạnh để đem đến sức sống mới cho muôn loài. Mùa Xuân cũng là mùa của vạn vật sinh sôi, mùa của đôi lứa yêu nhau,... và người Sán Chỉ ở rẻo đất biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh cũng tính chuyện dựng vợ, gả chồng cho con cái.
Lễ cưới, hỏi của người Sán Chỉ cũng đủ các bước như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu... vào những "ngày lành tháng tốt". Thông thường, đám cưới của người Sán Chỉ diễn ra trong 3 ngày trong không khí vô cùng náo nhiệt bởi đây được xem là ngày vui chung của cả bản...
Hấp dẫn và được mong chờ nhất là lúc hát đối đáp để làm thủ tục "xin dâu". Đây là phần việc bắt buộc và việc "xin dâu" nhanh hay lâu phụ thuộc vào những người hát có kiến thức, đối đáp sâu sắc, hóm hỉnh với đại diện nhà gái. Vì vậy, nhà trai phải lựa chọn những người uy tín, ăn nói khéo léo, có duyên hát đối đáp. Nội dung hát chủ yếu là lời chào hỏi, trình bày thủ tục xin dâu, lễ lạt thách cưới nhưng được đại diện hai bên biến tấu thành những câu hát trầm bổng, lúc da diết, lúc vui tươi làm lay động lòng người. Ông Trần Học Căm (68 tuổi) người uy tín đã se duyên cho nhiều đôi trai gái thôn Ngàn Phạt, xã Lục Hồn cho biết: "Tục lệ này không bao giờ bỏ được từ xưa đến nay. Tức là có đất, có trời có người hiểu biết đến nhau. Vừa đi vừa hát, vừa hò để đám cưới vui cả đi cả về, vui cả thôn và cả dân tộc chúng tôi."
Trải qua thử thách hát đối đáp, được nhà gái chấp thuận, cô dâu, chú rể sẽ làm các nghi thức kính lễ tổ tiên và mời trầu cau, bánh kẹo quan viên hai họ.
Không sặc sỡ, lung linh nhiều họa tiết như các dân tộc khác, trang phục cưới truyền thống của người Sán Chỉ chủ đạo là tông màu trầm nhưng lại chứa đựng nét duyên thầm, chất phát, mộc mạc và đầy nội lực. Các cô gái khác mặc áo có màu xanh dương đặc trưng của người Sán Chỉ. Điểm nhấn trong trang phục của cô dâu là thắt lưng hoa với nhiều họa tiết thêu chỉ màu xanh, đỏ nổi bật, trên tay trái luôn cầm chiếc khăn mặt mới. Cô dâu Chu Thị Hạnh cho biết: Đây là món đồ không thể thiếu, gói bao nguyện ước tươi đẹp về cuộc sống mới: "Khi đi về nhà chồng bố mẹ, ông bà có trao cho cô dâu 1 chiếc ô và chiếc khăn. Ô dùng để che nắng che mưa. Khăn thì dùng để che mặt, thể hiện sự e ấp khi cô dâu mới vào nhà chồng nhưng hiện nay thì hiện đại hơn vẫn cầm trên tay nhưng không phải che mặt nữa."
Sính lễ, đồ vật hay số lượng người đón dâu, đưa dâu của dân tộc Sán Chỉ đều là con số chẵn thể hiện cho sự đầy đủ, hài hòa và hạnh phúc. Đoàn đưa dâu nhà gái bao gồm: 2 phù dâu và 2 người bạn cô dâu cùng 4 người thân bên nội, bên ngoại. Ông Nình Văn Thiết, đại diện họ nhà gái cho biết: Đoàn rước dâu đi xếp thành hàng dọc, đi theo thứ tự lớp lang suốt quãng đường về nhà trai: "Nhà gái sắm cho 1 con trâu, chăn, gà,chiếu và hòm. Còn nhà trai sắm lễ do bên nhà gái yêu cầu như 120 cân thịt, 80 lít rượu, gao...tất cả đều 5 gánh. Nếu nhà trai không có điều kiện thì nhà gái sẽ giảm một chút."
Nét văn hoá độc đáo được người Sán Chỉ duy trì trong lễ cưới là nhận thêm bố mẹ nuôi cho cô dâu, chú rể. Người Sán Chỉ quan niệm rằng: việc có thêm bố mẹ nuôi hợp mệnh, hợp tuổi sẽ tiếp thêm sức mạnh, nguồn lực cho đôi bạn trẻ xây dựng cuộc sống mới. Trước đó, gia đình chồng phải gánh lễ gồm 24 cái bánh dày, 20 kg lợn móc hàm là quà biếu cho bố mẹ nuôi và ngược lại cô dâu sẽ được tặng quần áo, chăn, màn, chậu... Anh Trần Văn Dồn, người vừa làm "bố nhận" cho biết: "Đến sang ngày thứ 2, ở bên nhà trai, cô dâu chú rể sẽ đi nhận bố mẹ nuôi. Theo phong tục cứ đủ 6 bố mẹ sẽ làm ăn cho dễ. Sau khi nhận xong, thì Tết nào cũng gà, bánh để đi bố mẹ nhận và năm nào cũng phải đi."
Mùa xuân, khi những cánh đào phai bung nở khắp trên các cung đường biên giới Bình Liêu cũng là lúc những cô gái Sán Chỉ xúng xính váy áo truyền thống đi ăn cưới, chúc phúc cho đôi bạn trẻ; hát giao duyên, tìm bạn đời... Những câu hát Sóong Cọ dập dìu đã dung dưỡng, vun đắp tình yêu cho nhiều lứa đôi và cũng giúp các thế hệ trẻ người Sán Chỉ trân trọng hơn những nét đẹp văn hóa truyền thống cha ông để lại./.
Viết bình luận